Tập đoàn Vingroup muốn thực hiện thương vụ nằm trong kế hoạch mở rộng thị trường nhằm thực hiện hóa mục tiêu 200 siêu thị VinMart và 4.000 cửa hàng VinMart+ vào năm 2020. Đồng thời muốn thực hiện hóa kế hoạch phát triển các siêu thị VinMart và cửa hàng VinMart tới từng khu dân cư chứ không dừng lại ở các thành phố lớn như hiện nay.
Thời điểm hơn mười năm trước, theo đánh giá của các chuyên gia, không ai có thể nghĩ Việt Nam có ngành công nghiệp bán lẻ. Những năm trở lại đây, mặc dù các tập đoàn bán lẻ ngoại đầu tư ồ ạt, tham vọng chiếm lĩnh thị trường Việt nhưng thực tế cho thấy, các doanh nghiệp (DN) trong nước đang là người làm chủ cuộc chơi và nổi lên là Vinmart của tỷ phú Phạm Nhật Vượng.
Động thái "Nam tiến" mạnh mẽ của nhà bán lẻ này cho thấy vị thế số 1 về độ phủ điểm bán tại Việt Nam của hệ thống VinMart và VinMart+. Việc liên tục mở rộng, thay đổi cách thức kinh doanh, tiếp cận khách hàng, Vingroup đang “vẽ” lại bức tranh bán lẻ, thay đổi thói quen của người tiêu dùng.
2
Tuy Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã và đang sở hữu được hệ thống quy mô, dần thay đổi thói quen của người tiêu dùng, tuy nhiên, thị trường bán lẻ của Việt Nam vẫn được đánh giá chưa đáp ứng đủ.
2.3.2. Đối với Fivimart
Công ty cổ phần Nhất Nam – Fivimart do thua lỗ đến từ chi phí quản lý doanh nghiệp lớn, cao hơn cả lợi nhuận từ bán hàng hóa trong siêu thị ( Fivimart báo lỗ 60 tỷ đồng và năm tiếp theo lỗ 96 tỷ đồng. Trong năm 2017, Fivimart lỗ 23 tỷ đồng, kéo theo số lỗ lũy kế lên tới 197 tỷ đồng). Nên quyết định bán đi chuỗi siêu thị của mình để chi trả mọi chi phí.
Công ty Cổ phần Nhất Nam – Fivimart hiện đang hợp tác với chuỗi siêu Thị AEON và điều hành chuỗi 23 siêu thị Fivimart nhưng chi phí hoạt động của công ty không có nhiều nhưng Fivimart lại có kết quả kinh doanh không khả quan. Năm 2016, chuỗi siêu thị Fivimart đạt doanh thu 1.243 tỉ đồng, tăng trưởng khoảng 20%
so với năm trước đó. Tuy nhiên, đơn vị này vẫn báo lỗ 96 tỉ đồng, cao gần gấp đôi mức lỗ 2015. Trong khi đó đến cuối năm 2017, tổng số lỗ lũy kế của Fivimart sau 3 năm hợp tác với Aeon Việt Nam lên tới gần 200 tỉ đồng; nợ phải trả ở mức 823 tỉ đồng, tương đương giá trị tổng tài sản công ty.
Ngày 4/10/2018 công ty cổ phần thương mại VinCommerce thuộc tập đoàn Vingroup hoàn tất mua lại chuỗi siêu thị Fivimart với giá 1.412 tỷ đồng. Với việc bán toàn bộ cổ phần cho Vingroup, chuỗi siêu thị Fivimart sẽ đổi tên thành VinMart.
2.4.Cấu trúc vụ việc đàm phán
Vụ việc Vingroup mua lại Fivimart là đàm phán hỗn hợp.
2.4.1. Thương lượng phân bổ:
Trong quá trình thương lượng giá cả 2 bên đưa ra chênh lệch, mỗi bên đều hướng tới mức giá mục tiêu của mình triệt tiêu đi lợi ích đối phương.
Cụ thể:
- Công ty Cổ phần Nhất Nam - Fivemart: muốn bán 100% cổ phần chuỗi siêu thị Fivimart với giá 1.500 tỷ đồng .
- Đối với tập đoàn Vingroup: Muốn mua lại 100% cổ phần chuỗi siêu thị Fivimart với mức giá 1.300 tỷ đồng
- Nhưng theo báo cáo tài chính của Vingroup, tổng tài sản của Fivimart đến lúc mua lại là hơn 765 tỉ đồng
2.4.2. Đàm phán hợp nhất:
Đây là cuộc đàm phán thành công khi cả 2 phía đều đạt được mục đích của mình. Trong quá trình đàm phán 2 bên đều hợp tác để đưa ra giải pháp đạt được lợi ích cho cả 2 bên.
Cụ thể:
- Vingroup sau khi thành công mua lại Fivimart sẽ tiếp tục cùng thanh lí hàng tồn của Fivimart cùng khai thác về hàng hóa còn lại, tận dụng giá trị thương hiệu tại địa phương của Fivimart để mở rộng thị trường kinh doanh.
- Sau khi 2 bên đàm phán và thỏa thuận ngày 4/10/2018, Vingroup đã mua 100% cổ phần của Công ty Đầu tư Nhất Nam từ các đối tác cá nhân và doanh nghiệp với tổng giá phí 1.412 tỷ đồng theo báo cáo tài chính kiểm toán năm 2018.
- Vingroup thì đạt được mục đích mở rộng chuỗi siêu thị của mình khi mua thành công Fivimart với mức giá chấp nhận được, còn Fivimart thì đạt được mục tiêu bán lại chuỗi siêu thị để không phải chịu lỗ với mức giá hợp lí.
2
CHƯƠNG 3: LẬP KẾ HOẠCH VÀ CHIẾN LƯỢC CHO VỤ VIỆC ĐÀM PHÁN