GIẢI PHÁP THIẾT KẾ

Một phần của tài liệu (Đồ án tốt nghiệp) thiết kế nâng cấp mở rộng tuyến đường cao bá quát, huyện diên khánh, tỉnh khánh hòa (Trang 50 - 54)

CHƯƠNG IX: HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG

III. GIẢI PHÁP THIẾT KẾ

- Tuyến đường Lê Văn Việt sau khi được nâng cấp mở rộng sẽ trở thành một trục giao thông chính, đóng vị trí vai trò quan trọng trong mạng lưới giao thông của khu vực Quận 9 cũng như góp phần vào mạng lưới giao thông củ Tp. Hồ Chí Minh.

Vì vậy hệ thống chiếu sáng cho các tuyến đường này này ngoài đảm bảo độ sáng theo yêu cầu, tăng cường trật tự an ninh xã hội, còn phải đảm bảo tính thẩm mỹ cho các tuyến đường, phù hợp với phong cách cũng như cảnh quan kiến trúc xung quanh của các khu vực chức năng và đặc biệt hệ thống chiếu sáng phải đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu sử dụng các thiết bị chiếu sáng tiết kiệm điện năng

SVTH: NGUYỄN ĐỖ QUỐC ANH

theo Nghị định số 79/2009/NĐ-CP ngày 28 tháng 09 năm 2009 của Chính phủ về quản lý chiếu sáng đô thị.

- Căn cứ vào kết quả tính toán chiếu sáng và đặc thù riêng của tuyến đường là vào khu vực cơ quan, nhà máy, nên yêu cầu giải pháp thiết kế hệ thống chiếu sáng tại đây phải đảm bảo tính kỹ thuật đồng thời có xem sét đến tính mỹ thuật ngoài ra hệ thống chiếu sáng còn phải đảm bảo tiết kiệm kinh phí xây dựng cũng như duy trì trong quá trình vận hành sử dụng. Giải pháp chiếu sáng cụ thể cho tuyến đường như sau:

2. Phương án bố trí chiếu sáng:

Chiếu sáng phần tuyến:

- Với quy mô của đoạn tuyến đường có mặt cắt ngang lòng đường cho làn xe liên tục rộng 2x9,5m, hai bên vỉa hè mỗi bên rộng 8m, giải phân cách giữa rộng 2,0m. Để đảm bảo độ sáng theo yêu cầu tiêu chuẩn, tính thẩm mỹ của tuyến đường đồng thời tiết kiệm kinh phí xây dựng và không ảnh hưởng đến các hạng mục hạ tầng kỹ thuật khác, phương án chiếu sáng được đưa ra như sau:

 Tại hai mép vỉa hè của tuyến đường được bố trí 01 hàng trụ đèn chiếu sáng với cần đèn lắp 01 đèn chiếu sáng bán rộng loại tiết kiệm điện năng.

 Trụ thép: Sử dụng trụ thép bát giác côn cao 7m dày 4,0mm được mạ nhũng kẽm nóng. Cột được lắp dựng trên bêtông móng lắp đặt mới và được đấu nối với cáp trục kéo mới lên bảng điện cửa cột đảm bảo thuận tiện cho công tác thi công.

 Cần đèn: Sử dụng loại cần đèncao 1m vươn 1,5m dày 3mm được mạ nhũng kẽm nóng.

 Đèn được sử dụng là loại đèn chiếu sáng đường phố kiểu bán rộng IP66, bộ điện hai cấp công suất Dimmer SON150/100W. Bộ đèn được sử dụng là loại tiết kiệm năng lượng đã được Bộ công thương chứng nhận.

 Móng cột được thiết kế và tính toán đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn cho các trụ đèn trong quá trình vận hành sử dụng.

 Độ cao đèn: 8m.

 Khoảng cách bố trí cột trung bình: L = 30m - 35m.

2. Cáp cấp nguồn cho hệ thống chiếu sáng:

- Căn cứ theo công văn số 1331/SGTVT-KT Của Sở Giao Thông Vận Tải TP. Hồ Chí Minh về việc hướng dẫn yêu cầu kỹ thuật khi đầu tư xây dựng và bàn giao hệ thống đèn chiếu sáng công cộng trên địa bàn Thành phố ngày 07 tháng 04 năm 2010.

- Để đảm bảo cho việc cấp nguồn, cáp cấp nguồn cho hệ thống chiếu sáng phải đi riêng, tách rời so với cáp cấp nguồn động lực. Căn cứ vào kết quả tính toán tổn thất điện áp (Tổn thất điện áp cuối tuyến chiếu cho phép ∆U ≤ 5% - Xem chi

SVTH: NGUYỄN ĐỖ QUỐC ANH

tiết bảng tính toán tổn thất điện áp đính kèm). Hệ thống cáp cấp nguồn, cáp điều khiển và dây nối đất an toàn được tính toán, lựa chọn như sau:

- Cáp cấp nguồn từ trạm biến áp (từ tủ hạ thế trạm) tới tủ điều khiển hệ thống chiếu sáng sử dụng cáp ngầm đồng CXV/DSTA có tiết diện 4x25mm2 đi ngầm dưới lòng đất.

- Để đảm bảo cấp điện và dự phòng cho việc phát triển lưới chiếu sáng sau này. Sử dụng cáp đồng ngầm có đai thép bảo vệ CXV/DSTA tiết diện 4x16mm2 đi ngầm trong đất làm cáp trục nối giữa các trụ đèn chiếu sáng và từ trụ đèn chiếu sáng tới tủ điều khiển (chi tiết sử dụng chủng loại, tiết diện cáp xem trên bản vẽ mặt bằng bố trí chiếu sáng).

- Cáp điều khiển từ tủ điều khiển chiếu sáng tới các trụ đèn chiếu sáng đường phố được sử dụng cáp đồng ngầm CXV/DSTA-2x6mm2.

- Mỗi phụ tải đèn được cấp nguồn từ cáp trục bằng dây đồng bọc Cu/XLPE/PVC - 5x2,5mm2 đối với bộ đèn tiết kiệm năng lượng.

- Cáp trục được luồn trong ống nhựa xoắn D85/65 khi đi trên vỉa hè, thảm cỏ, phần cáp qua đường được luồn trong ống thép tráng kẽm D80 bảo vệ và được chôn ngầm ở độ sâu 0,7m so với mặt đất. Tuyến cáp được bảo vệ và cảnh báo bằng lớp gạch thẻ nằm cách đáy mương cáp 0,3m

3. Điều khiển:

- Tủ điều khiển đóng cắt hệ thống điện chiếu sáng phải là loại chuyên dụng.

Tủ được lắp đặt tại một bên giải an toàn của tuyến đường hoặc tại các vị trí thích hợp (chi tiết xem tại bản vẽ mặt bằng cấp điện và bố trí chiếu sáng).

- Tủ điều khiển hoạt động tự động đóng cắt các đèn theo thời gian đặt trước.

- Các mạch ra đèn được đóng cắt bằng hai khởi động từ trong tủ điện. Điều khiển tác động các khởi động từ bằng bộ PLC (LOGO) lập trình điều khiển trung tâm, có thể chủ động đặt thời gian tác động.

- Các thiết bị điều khiển, tác động trong tủ (PLC, khởi động từ…) sử dụng thiết bị ngoại nhập.

- Tủ điện điều khiển hệ thống chiếu sáng phải thoả mãn yêu cầu chiếu sáng như sau:

- Chế độ buổi tối (18 h - 23 h): Bật 100 % số đèn.

- Chế độ đêm khuya (23 h - 6h00): tiết giảm theo chế độ Dimmer đặt ngay tại trong tủ điều khiển, thông qua dây điều khiển điều khiển tới từng bộ đèn.

- Sau 6h00 sáng, toàn bộ các đèn trên tuyến sẽ tự động tắt.

- Việc vận hành với chế độ trên có thể tiết kiệm 30-40% điện năng tiêu thụ - Thời gian đóng cắt có thể điều chỉnh theo yêu cầu và có thể điều khiển tự

SVTH: NGUYỄN ĐỖ QUỐC ANH

động hoặc bằng tay.

Một phần của tài liệu (Đồ án tốt nghiệp) thiết kế nâng cấp mở rộng tuyến đường cao bá quát, huyện diên khánh, tỉnh khánh hòa (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w