CHƯƠNG XI: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG – AN TOÀN
III. SỰ BIẾN ĐỔI CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG TRÌNH
1. Không khí:
- Mức độ ô nhiễm không khí được đánh giá thông qua các trị số về hàm lượng cá chất gây ô nhiễm trong không khí, chủ yếu gồm :
+Khí CO2 (các bon đyoxit) +Khí NO2 (oxyt nitơ)
-Hàm lượng các hạt bụi có đường kính <10mm (PM10) lơ lững trong không
khí
SVTH: NGUYỄN ĐỖ QUỐC ANH
- Dưới đây là một số chỉ tiêu cơ bản về mức độ cho phép của các chất gây ô nhiễm không khí theo TCVN 5973-1995
Số tt Loại chất gây ô nhiễm
1 CO2
2 NO2
3 Bụi lơ lũng (PM10)
a. Trước khi xây dựng công trình
- Tác nhân gây ô nhiễm không khí chủ yếu là khí thải từ xe cộ lưu thông, từ các nhà máy sản xuất chạy than hoặc dầu. Tuy nhiên tại khu vực công trình không có các nhà máy, xí nghiệp sản xuất lớn nên nguồn ô nhiễm chủ yếu là lượng khí thải của các phương tiện xe cộ lưu thông trên tuyến. Do đó không có các số liệu cụ thể về mức độ ô nhiễm không khí
b. Trong quá trình xây dựng công trình
- Trong quá trình thi cần tập trung một số lượng lớn máy móc, thiết bị thi công từ nới khác đến phụ vụ cho quá trình xây dựng. Như vậy nguồn tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm chính là các phương tiện thi công này. Ngoài ra bụi do rơi vãi vật liệu xây dựng trong quá trình đào xới, vận chuyển cũng là tác nhân lớn ảnh hưởng
đến sự ô nhiễm không khí trong quá trình xây dựng.
c. Sau khi xây dựng công trình
- Sau khi xây dựng công trình thì các phương tiện giao thông lưu thông dễ dàng, nhanh chóng nên lượng khí khải và bụi bẩn trong không khí sẽ giảm đáng kể so với giai đoạn trước và trong quá trình xây dựng công trình.
2. Nước:
-Chất lượng nước được đánh giá thông qua các yếu tố sau:
+ Độ PH
+ Hàm lượng oxy hòa tan + Hàm lượng các chất hữu cơ
+ Hàm lượng các chất rắn lơ lững trong nước a. Trước khi xây dựng công trình
- Do hệ thống kênh rạch khu vực này đều chịu ảnh hưởng các chất thải từ các khu công nghiệp và chất thải sinh hoạt của người dân từ cửa xã đổ ra các kênh rạch…làm ô nhiễm nguồn nước. Chất lượng nước tại khu vực công trình nói chung là không đảm bảo cho việc thi công.
SVTH: NGUYỄN ĐỖ QUỐC ANH
b. Trong quá trình xây dựng công trình
- Trong thời gian xây dựng công trình, chất lượng nước sẽ bị ảnh hưởng thêm bởi các tác nhân gây ô nhiễm khác, đó là : chất thải dầu mở từ các thiết bị máy móc thi công; chất thải rắn từ quá trình đào xới công trình…
c. Sau khi xây dựng công trình
- Do hiện nay khu vực Quận 9 vẫn chưa có trạm và hệ thống xử lý nước thải vì vậy trong thời gian đầu tiên nguồn nước tiếp tục bị ô nhiễm do chủ yếu là do nước thải sinh hoạt của dân cư từ các cửa xả ra hệ thống kênh rạch.
3. Tiếng ồn:
- Theo TCVN 5949-1995, mức độ ồn tối đa cho phép đối với sức khỏe con người khồng phụ thuộc vào tính chất khác biệt của nguồn gây tiếng ồn. Trị số ồn cho phép được quy định ở bảng sau:
Xếp loại khu
Nơi cần yên tĩnh đặc biệt (Bệnh viện, trường học, nhà dưỡng lão, trường mẫu giáo, trường học)
Khu dân cư (khách sạn, văn phòng) Khu thương mại , dịch vụ
Khu công nghiệp nhẹ (kể cả thủ công) Khu công nghiệp nặng
a. Trước khi xây dựng công trình -Các nguồn gây tiếng ồn chủ yếu sau:
+ Tiếng ồn do các phương tiện giao thông + Tiếng ồn do các khu dân cư
b. Trong quá trình xây dựng công trình
- Do số lượng máy móc thiết bị tập trung phục vụ trong quá trình thi công tương đối lớn nên đây là nguồn gây ô nhiễm bổ sung chủ yếu.
- Nguồn tiếng ồn gây ra trong thời gian thi công chủ yếu là do các loại máy móc thiết bị thi công như : máy ủi, xe máy, máy san…
c. Sau khi xây dựng công trình
- Sau khi đưa công trình vào sử dụng, các phương tiện lưu thông tương đối dễ dàng do đó mức độ tiếng ồn cũng giảm theo. Do đó ảnh hưởng của công trình
SVTH: NGUYỄN ĐỖ QUỐC ANH
sau khi xây dựng và đưa vào khai thác đối với môi trường về mặt hạn chế tiếng ồn là mang tính tích cực.
4. Đất:
-Đất bị ô nhiễm về mặt hóa học do các tác nhân chủ yếu sau:
+Các chất thải sinh hoạt
+Các vật phẩm có nguồn từ dầu mỏ như xăng dầu, nhựa đường…
+ Các chất hóa học sử dụng trong sinh hoạt và sản suxuaats như thuốc trừ sâu, phân bón….
Ngoài ra công trình trong quá trình xây dựng và sau khi đưa vào sử dụng còn có ảnh hưởng của việc chiếm dụng đất đai, thay đổi hình thái bề mặt khu vực dẫn đến hiện tượng xói mòn hoặc bồi lắp.
a. Trước khi xây dựng công trình
- Lớp đất bề mặt bị ô nhiễm chủ yếu do chất thải sinh hoạt của cư dân dọc hai bên tuyến.
b. Trong quá trình xây dựng công trình
- Trong quá trình xây dựng công trình đất trong khu vực bị ô nhiễm bởi các chất thải có nguồn gốc từ dầu mỏ từ các loại máy móc thiết bị thi công. Tuy khối lượng các chất thỉ khi thi công này không lớn. chỉ xuất hiện rời rạc trong thời gian xây dựng công trình, nhưng do các chất này khó phân hủy theo thời gian nên ảnh hưởng của chung đến đất đai sẽ mang tính lâu dài.
- Quá trình ô nhiễm đất còn có thể chịu ảnh hưởng bởi các mỏ khai thác vật liệu khi thi công. Phần lớn các loại vật liệu dự kiến được khai thác từ các mỏ hiện hữu, tuy nhiên các nhà thầu có thể khai thác tại các mỏ vật liệu mới có hiệu quả kinh tế cao. Khu vực khai thác ngoài sự mất mát do chiếm dụng đất còn tạo ra nhiều ảnh hưởng dến môi trường sống và khu vực lân cận địa điểm khai thác do bụi, tiếng ồn, chấn động do các thiết bị khai thác, xói lở bề mặt…Sau quá trình khai thác nếu không được san lấp hoàn trả nguyên trạng sẽ tạo nên khu vực lồi lõm, có thể là nguyên nhân gây nguy hiểm như xói lở, trượt…
- Các loại đất thải trong khi xây dựng nếu không được tập trung đổ đúng nơi quy định sẽ chiếm dụng thêm diện tích đất sử dụng cho các mục đích khác, gây ô nhiễm, mất tính mỹ quan.
c. Sau khi xây dựng công trình
- Do đoạn tuyến dân cư hai bên sinh sống đông đúc vì vậy sau khi công trình đưa vào sử dụng thì đất chịu sự ảnh hưởng của ô nhiễm giảm đi đáng kể cho tới khi đạt trạng thái như ban đầu.
5. Hệ sinh thái:
-Do khu vực công trình khong có sự hiện diện của các quần thể sinh vật do
đó công trình không làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái của khu vực.
SVTH: NGUYỄN ĐỖ QUỐC ANH