AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ

Một phần của tài liệu (Đồ án tốt nghiệp) thiết kế nâng cấp mở rộng tuyến đường cao bá quát, huyện diên khánh, tỉnh khánh hòa (Trang 66 - 70)

CHƯƠNG XI: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG – AN TOÀN

V. AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ

-Cần phải tuân thủ các quy định về an toàn lao động và phòng chống cháy nổc.

- An toàn cho công nhân và nhân dân trong khu vực trong quá trình thi công tuyến đường là rất cần thiết và quan trọng. Do đó cần có phương án cụ thể:

SVTH: NGUYỄN ĐỖ QUỐC ANH

- Đơn vị thi công phải có biện pháp đề phòng tai nạn xảy ra và đảm bảo an toàn cho các phương tiện lưu thông qua khu vực thi công. Phải bố trí biển báo, rào chắn để cảnh báo cho các phương tiện tham gia giao thông qua khu vực thi công.

- Cần soạn thảo và niêm yết nội qui công trường và qui tắc về an toàn lao động tại công trường. Cán bộ, công nhân tham gia thi công công trình cần qua lớp tập huấn về an toàn lao động.

-Trong quá trình thi công cần nghiêm cấm những người không có nhiệm vụ

đi vào khu vực thi công.

- Khi sử dụng máy thi công phải tuân thủ các nguyên tắc về an toàn vận hành máy móc thiết bị.

- Các quy định, thiết bị về an toàn phòng chống cháy nổ phải bố trí tại công trường.

-Bố trí cán bộ kiểm tra và an toàn lao động.

-Phải có trạm y tế và cấp cứu thường trực.

2. An toàn lao động:

- Điều 27 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng quy định "Quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm quản lý chất lượng xây dựng, quản lý tiến độ xây dựng, quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình, quản lý an toàn lao động (ATLĐ) trên công trường xây dựng, quản lý môi trường xây dựng".

- Vậy công tác an toàn lao động phải được nhà thầu thi công nghiêm chỉnh chấp hành trong quá trình thi công công trình theo Thông tư số 22/2010/TT-BXD của Bộ Xây dựng "Quy định về ATLĐ trong thi công xây dựng công trình”. Chú ý một số điểm sau:

-Công nhân làm việc phải được trang bị trang phục bảo hộ lao động đầy đủ.

-Khu vực thi công phải được rào chắn cẩn thận, có biển báo theo quy định.

- Trong quá trình thi công cần phải cố gắng hạn chế bụi, tiếng ồn... tránh ảnh hưởng đến nhà dân xung quanh.

-Kiểm tra an toàn điện trong quá trình thi công.

-Kiểm tra an toàn máy móc trong lao động thi công -Kiểm tra an toàn các thiết bị áp lực, áp suất cao -Kiểm tra an toàn lao động, phòng ngừa hố sâu...

3. Biện pháp phòng chống cháy nổ:

- Trong khu vực kè khi thi công tập trung đông dân cư nên cần có biện pháp phòng chống cháy nổ.

b. Phân tích các khả năng gây cháy nổ:

- Các tác nhân gây cháy nổ chủ yếu là do chập điện, nổ bình ga, nấu ăn, hóa chất bảo quản không đúng quy trình kỹ thuật, đổ nhiên liệu xăng dầu hoặc do kẻ xấu đặt chất nổ gây phá hoại.

SVTH: NGUYỄN ĐỖ QUỐC ANH

b. Biện pháp phòng chống cháy nổ:

- Thực tế tại Việt Nam cũng như trên thế giới vấn đề kiểm soát hoàn toàn cháy nổ là khó có thể thực hiện được, mà chỉ hạn chế đến mức thấp nhất có thể.

Trên cơ sở các tác nhân đã phân tích như trên, tham khảo các biện pháp phòng chống cháy nổ của các công trình tương tự, sau đây là một số biện pháp để hạn chế tai nạn cháy nổ:

- Tuân thủ triệt để các quy trình vận hành hệ thống điện, sử dụng bình ga, bảo quản hóa chất, nhiên liệu xăng dầu cũng như trong khi vận chuyển. Việc cung

ứng xăng dầu phải thực hiện qua hệ thống đường ống dẫn kín, kho xăng dầu kiểu bồn chứa kín.

-Tuân thủ triệt để quy trình phòng chống cháy nổ do công an ban hành.

- Khi xuất hiện cháy nổ cần bình tĩnh thực hiện các thao tác sau: Báo cáo cho phòng ban quản lý điều hành, tiếp theo báo cáo cho cảnh sát phòng cháy, cứu thương gần nhất. Tiến hành sơ cấp cứu, chữa cháy bằng các phương tiện tại chỗ như bình bọt, nước, chăn mền nhúng nước để dập tắt các đám cháy kịp thời.

c. Phương án cấp cứu người bị nạn:

- Khi có trường hợp người bị nạn do các nguyên nhân khác nhau gây ra, phải nhanh chóng sơ cứu tại chỗ, dùng các phương tiện cơ giới đưa người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất.

d. Chức năng của phòng, ban điều hành quản lý:

- - Tuần tra đảm bảo an ninh, tài sản, tính mạng con người trong vùng dự án, có biện pháp phòng chống các âm mưu, hành động xấu gây cháy nổ trên vùng dự án.

- Khi phát hiện các hiện tượng có thể gây ra cháy nổ cần báo cho các đơn vị có chức năng chủ tàu thuyền nhằm mục đích ngăn chặn từ xa các hiểm họa gây cháy nổ.

- Khi xuất hiện cháy nổ, bằng lực lượng nghiệp vụ, trang thiết bị sẵn có đến ngay hiện trường tiến hành dập tắt đám cháy, sơ cứu nạn nhân, cứu hộ.

- Báo cáo cho các lực lượng phòng cháy chữa cháy, cứu thương chuyên nghiệp đến chữa cháy và cứu thương kịp thời. Phối hợp với các lực lượng trên để chữa cháy cứu thương và khắc phục hậu quả.

- Các trang thiết bị của phòng ban điều hành: ống nhòm, bình bọt chữa cháy, băng ca cấp cứu, chăn mền thấm nước, bơm nước, phương tiện cơ giới (xe máy, ca nô), điện thoại di động, điện thoại cố định, máy bộ đàm vô tuyến,…

e. Chức năng phòng chống cháy nổ của xe máy thi công:

- Có đầy đủ trang thiết bị chữa cháy kịp thời như bình bọt, và đã học qua lớp hướng dẫn phòng chống cháy nổ.

- Tuân thủ triệt để các quy trình vận hành thiết bị máy móc, sử dụng các bình nhiên liệu xăng dầu phải đảm bảo kỹ thuật, phòng chống cháy nổ từ xa.

-Khi phát hiện các dấu hiệu, âm mưu gây cháy nổ cần kịp thời báo nhanh đến các cơ quan có chức năng tiến hành ngăn chặn trong khả năng có thể.

SVTH: NGUYỄN ĐỖ QUỐC ANH

-Phối hợp với các cơ quan chức năng ngăn chặn và khắc phục hậu quả.

mục lục

PHẦN MỞ ĐẦU 55

I. Tính cấp thiết của đề tài 56

II. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 56 III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 56 IV. Kết cấu của luận văn: 57

Một phần của tài liệu (Đồ án tốt nghiệp) thiết kế nâng cấp mở rộng tuyến đường cao bá quát, huyện diên khánh, tỉnh khánh hòa (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w