Tổng quan về tỷ giá

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn đầu tư nước ngoài nghiên cứu trường hợp việt nam (Trang 23 - 28)

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

2.1. Tổng quan về tỷ giá

2.1.1. Khái niệm tỷ giá (Exchange Rate)

Theo Ball (2008), “tỷ giá của một đồng tiền là số lượng ngoại tệ có thể mua một đơn vị nội tệ”.

Theo Mishkin (2018), “giá của một đồng tiền được biểu thị bằng một đồng tiền khác gọi là tỷ giá”.

Từ những khái niệm trên, có thể hiểu tỷ giá chính là giá của đồng tiền này được thể hiện bằng đồng tiền khác. Theo Ball (2008), mỗi ngày, các cá nhân và công ty cần nhiều ngoại tệ để thực hiện hai giao dịch: (1) thương mại, mua và bán hàng hoá với đối tác nước ngoài và (2) đầu tư, mua và bán các tài sản, bao gồm cả tài sản tài chính (cổ phiếu, trái phiếu,…).

Tỷ giá thay đổi từng phút từng giờ và ảnh hưởng đến nền kinh tế và đời sống hằng ngày của mỗi cá nhân.

Khi đồng tiền của một quốc gia tăng giá trị so với ngoại tệ sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của quốc gia đó. Hàng hóa xuất khẩu sẽ trở nên đắt hơn với người nước ngoài và hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài trở nên rẻ hơn đối với người dân trong nước (với giả định giá hàng hóa niêm yết ở hai nước không đổi). Ngược lại, khi đồng nội tệ mất giá, tác động của tỷ giá đến hàng hóa xuất khẩu diễn biến theo chiều ngược lại.

Bên cạnh đó, khi đồng tiền của một quốc gia tăng giá trị so với ngoại tệ, tài sản của nhà ĐTNN ở quốc gia này sẽ trở nên có giá trị hơn, có lợi cho nhà ĐTNN và ngược lại, khi nội tệ giảm giá trị sẽ làm sụt giảm giá trị vốn đầu tư hiện có của nhà ĐTNN.

Sau đổ vỡ của chế độ tỷ giá cố định của hệ thống Bretton Woods năm 1971, thị trường ngoại hối đã phát triển nhanh chóng với các cơ chế tỷ giá đa dạng. Tỷ giá hối đoái được hình thành trên cơ sở quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ. Do đó, khái niệm tỷ giá có sự khác nhau tùy vào mục đích hoạt động của chủ thể tham gia vào thị trường.

Hiện nay, các nghiên cứu thường sử dụng các loại tỷ giá như sau:

2.1.1.1. Tỷ giá danh nghĩa (Nominal Exchange Rate)

Là tỷ giá được công bố, không xét đến tương quan giá cả (hay tương quan lạm phát) giữa các quốc gia. Tỷ giá danh nghĩa là tỷ giá được sử dụng hàng ngày trong giao dịch trên thị trường ngoại hối. Tỷ giá danh nghĩa tăng hay giảm không nhất thiết đồng nghĩa với sự gia tăng hay giảm sức cạnh tranh thương mại quốc tế.

Các loại tỷ giá danh nghĩa:

Tỷ giá danh nghĩa song phương (Nominal Exchange Rate - NER)

Theo Ball (2008), tỷ giá danh nghĩa song phương là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua một đồng tiền khác mà chưa đề cập đến tương quan sức mua hàng hóa và dịch vụ giữa chúng. Tỷ giá danh nghĩa song phương phản ánh sự thay đổi giá trị của một đồng tiền so với đồng tiền của quốc gia khác.

Tỷ giá danh nghĩa đa phương (Nominal Effective Exchange Rate –NEER)

Tại cùng thời điểm, một đồng tiền có thể lên giá với đồng tiền này nhưng lại giảm giá với đồng tiền khác. Do đó, các nhà nghiên cứu thường sử dụng phương pháp tính tỷ giá danh nghĩa trung bình (còn gọi là tỷ giá danh nghĩa đa phương).

Tỷ giá danh nghĩa đa phương là tỷ giá giữa đồng tiền của một quốc gia so với bình quân theo trọng số của nhiều ngoại tệ. NEER phản ánh sự thay đổi giá trị của một đồng tiền so với giá trị trung bình của các đồng tiền. Vì NEER là giá trị trung bình của các tỷ giá danh nghĩa song phương nên NEER cũng thuộc loại tỷ giá danh nghĩa, chưa đề cập đến tương quan sức mua hàng hóa giữa nội tệ và các đồng tiền còn lại.

2.1.1.2. Tỷ giá thực (Real Exchange Rate)

Tỷ giá thực là tỷ giá danh nghĩa được điều chỉnh bởi tương quan sức mua (hay tương quan lạm phát) đồng tiền trong nước và nước ngoài. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, tỷ giá danh nghĩa tăng dẫn đến tỷ giá thực tăng.

Thông thường, trong các bài phân tích, các nhà nghiên cứu thường sử dụng các loại tỷ giá thực như sau:

Tỷ giá thực song phương (Real Exchange Rate - RER)

Theo Ball (2008), tỷ giá thực song phương là tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát trong nước và nước ngoài. Do vậy, tỷ giá thực song phương phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ.

Tỷ giá thực đa phương, còn gọi là tỷ giá thực hiệu lực (Real Effective Exchange Rate –REER)

Theo Ball (2008), tỷ giá thực đa phương là tỷ giá danh nghĩa đa phương được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát ở trong nước với nhiều quốc gia khác. Do vậy, REER phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ với các đồng tiền khác.

Ý nghĩa của tỷ giá thực đa phương:

+ Nếu REER >100 thì đồng nội tệ có giá trị thực thấp hơn giá trị trung bình của các ngoại tệ + Nếu REER <100 thì đồng nội tệ có giá trị thực cao hơn giá trị trung bình của các ngoại tệ

+ Nếu REER =100 thì đồng nội tệ có giá trị thực ngang giá trị trung bình các ngoại tệ

REER tăng có nghĩa là đồng nội tệ trở nên giảm giá trị thực và ngược lại, REER giảm có nghĩa là đồng nội tệ trở nên tăng giá trị thực.

Về ý nghĩa, cùng là tỷ giá thực nên REER có ý nghĩa tương tự RER. Tuy nhiên, REER được đánh giá là quan trọng hơn RER vì nó là thước đo tổng hợp vị thế cạnh tranh thương mại và quan hệ đầu tư của một quốc gia với nhiều quốc gia khác (thay vì chỉ đối với một quốc gia đối tác như tỷ giá thực song phương RER). Như vậy, khi tỷ giá thực đa phương được tính toán tương quan với càng nhiều quốc gia đối tác thương mại thì mức độ ý nghĩa càng quan trọng.

2.1.2. Đo lường tỷ giá

Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN thường sử dụng hai chỉ tiêu: mức độ tỷ giá (exchange rate level) và biến động tỷ giá (exchange rate volatility).

2.1.2.1. Mức độ tỷ giá (exchange rate level)

Mức độ tỷ giá chính là giá trị của các loại tỷ giá như: tỷ giá danh nghĩa song phương, tỷ giá danh nghĩa đa phương, tỷ giá thực song phương, tỷ giá thực đa phương tại từng thời điểm.

Khi đề cập đến sự thay đổi mức độ tỷ giá nghĩa là có sự thay đổi giá trị đồng tiền. Khi mức độ tỷ giá tăng, giá trị đồng nội tệ có thể tăng hoặc giảm tùy theo loại tỷ giá cũng như phương pháp yết giá đang được sử dụng.

Các nghiên cứu đã có sử dụng khái niệm mức độ tỷ giá để đánh giá mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN như: Itagaki (1981); Froot và Stein (1991); Campa (1993); Blonigen (1997);

Swenson (1994); Klein và Rosengren (1994); Kogut và Chang (1996); Hung (1997); Campa và cộng sự (1998); Baek và Okawa (2001); Nucci và Pozzolo (2001); Kiyota và Urata (2004); Georgopoulos (2008); Takagi và Shi (2011); Mensah và cộng (2017); Ibrahim và Raji (2018).

Mức độ tỷ giá REER được xác định theo các bước như sau:

Bước 1: Tính tỷ giá NEER (như trên)

Bước 2: Tính chỉ số lạm phát trung bình của tất cả các đồng tiền trong rổ theo tỷ trọng GDP mỗi nước

CPI =

=1

× Trong đó:

- là chỉ số lạm phát trung bình của tất cả các đồng tiền trong rổ ở kỳ thứ i - là chỉ số giá tiêu dùng của đồng tiền j ở kỳ thứ i

- là tỷ trọng GDP của quốc gia j Bước 3: Tính REER theo công thức

= ×

Trong đó:

- REERi là tỷ giá thực đa phương ở kỳ thứ i

- NEERi là tỷ giá danh nghĩa đa phương ở kỳ thứ i

- là chỉ số lạm phát của đồng nội tệ VND ở kỳ thứ i

- là chỉ số lạm phát trung bình của tất cả các đồng tiền trong rổ ở kỳ thứ i 2.1.2.2. Biến động tỷ giá (exchange rate volatility)

Biến động tỷ giá là chỉ tiêu được sử dụng để đo biến động các loại tỷ giá nêu trên. Các nghiên cứu đã có sử dụng biến động tỷ giá để đánh giá mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN như: Pozo (2001); Crowley và Lee (2003); Pain và Van Welsum (2003); Kiyota và Urata (2004); Kyereboah-Coleman và Agyire Tettey (2006); Vita và Abbott (2007);

Gottschalk và Hall (2008); Dhakal, Nag, Pradhan và Upadhyaya (2010); Polat và Payaslıoğlu (2016); Mensah và cộng sự (2017).

Trên thế giới, có hai phương pháp tính biến động tỷ giá là độ lệch chuẩn tỷ giá và mô hình GARCH (1,1). Theo Lanyi và Suss (1982); Arize (1997) cả hai phương pháp này đều phổ biến và cho thấy hiệu quả trong các nghiên cứu liên quan biến động tỷ giá.

Đo lường biến động tỷ giá bằng độ lệch chuẩn:

Biến động tỷ giá, là sự biến thiên của tỷ giá (“variability”), được đo lường bằng độ lệch chuẩn.

Độ lệch chuẩn đo lường sự biến động, phân tán của các giá trị tỷ giá mỗi kỳ so với giá trị tỷ giá trung bình trong tập dữ liệu.

Công thức tính độ lệch chuẩn:

Độ lệch chuẩn hay độ lệch tiêu chuẩn (standard deviation) là đại lượng được sử dụng để phản ánh mức độ phân tán của một biến số xung quanh số bình quân” (Nguyễn Văn Ngọc, 2016).

Độ lệch chuẩn của mẫu được tính bằng công thức:

= ∑ ( ) (2.1)

Trong đó,

 là độ lệch chuẩn của mẫu,

 là trung bình của mẫu,

 là thành phần thứ của mẫu

 là tổng số thành phần của mẫu

Độ lệch chuẩn tỷ giá cho thấy sự chênh lệch về giá trị tỷ giá của từng kỳ so với giá trị tỷ giá trung bình. Độ lệch chuẩn tỷ giá (biến động tỷ giá) cao hơn nếu các giá trị tỷ giá khác nhau đáng kể. Nếu sự chênh lệch không đáng kể thì độ lệch chuẩn tỷ giá thấp và biến động tỷ giá ở mức thấp.

Đo lường biến động tỷ giá bằng mô hình GARCH(1,1)

Biến động tỷ giá (“uncertainty”) đo bằng mô hình GARCH (1,1) được hiểu là tình trạng không chắc chắn, tình trạng dễ thay đổi của tỷ giá. Theo Crowley và Lee (2003), Vita và Abbott (2007), biến động tỷ giá được tính toán bằng mô hình GARCH(1,1) sau đây:

V_reer = + u (2.2.1)

u ≈ (0, ℎ ) (2.2.2)

ℎ = + ∑ + ∑ ℎ (2.2.3)

Trong đó:

 V_reert là biến động tỷ giá thực

ut là sai số ngẫu nhiên

 ht: phương sai của tỷ giá thực

Theo Clare (1992), Brzozowski (2006) các phương pháp đo lường biến động tỷ giá phản ánh các khía cạnh khác nhau của biến động. Phương pháp nào phù hợp với mục tiêu nghiên cứu và mang lại kết quả gần với kỳ vọng của nhà nghiên cứu sẽ được chọn sử dụng.

Nghiên cứu của Pozo (2001) sử dụng hai biện pháp đo lường biến động tỷ giá và tìm thấy biện pháp GARCH(1,1) quan trọng hơn thước đo độ lệch chuẩn. Khi sử dụng mô hình GARCH(1,1) để đo lường sự không chắc chắn của tỷ giá, nghiên cứu đã tìm thấy mối quan hệ giữa biến động tỷ giá với FDI.

Tuy nhiên, nghiên cứu của Mensah, Bokpin và Dei Fosu-Hene (2017), khi sử dụng biến động tỷ giá đo bằng mô hình GARCH(1,1), chưa tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê với FDI. Ngược lại, khi sử dụng biến động tỷ giá đo bằng độ lệch chuẩn, nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ giữa biến động tỷ giá và FDI.

Mặt khác, nghiên cứu thực nghiệm của Brzozowski (2006) về mối quan hệ giữa FDI và biến động tỷ giá đối với 19 thị trường mới nổi và 13 quốc gia gia nhập Liên minh tiền tệ châu Âu

quả có ảnh hưởng tiêu cực đến FDI ở các quốc gia mới nổi. Riêng đối với các nước gia nhập Liên minh tiền tệ châu Âu, biến động tỷ giá (đo lường theo phương pháp độ lệch chuẩn) tác động đến dòng vốn FDI và chưa tìm thấy tác động có ý nghĩa thống kê của biến động tỷ giá đo bằng phương pháp GARCH(1,1) đến FDI ở các quốc gia này.

Các kết quả nghiên cứu trên góp phần minh chứng cho lập luận rằng, sự lựa chọn phương pháp tính biến động tỷ giá có thể tạo ra sự khác biệt nhỏ về mặt thống kê (Clare, 1992; Carruth, Dickerson và Henley, 2000). Do đó, sử dụng đồng thời các phương pháp tính biến động tỷ giá trong cùng một nghiên cứu là điều rất quan trọng nhằm lựa chọn phương pháp thích hợp.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn đầu tư nước ngoài nghiên cứu trường hợp việt nam (Trang 23 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)