Thảo luận kết quả kiểm định mối quan hệ giữa biến động tỷ giá và vốn FPI

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn đầu tư nước ngoài nghiên cứu trường hợp việt nam (Trang 119 - 123)

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FPI

4.3.3. Kết quả kiểm định giả thuyết về mối quan hệ giữa biến động tỷ giá và vốn FPI ở Việt

4.3.3.3. Thảo luận kết quả kiểm định mối quan hệ giữa biến động tỷ giá và vốn FPI

Thứ nhất, có tồn tại mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa vốn FPI và biến động tỷ giá (đo bằng phương pháp độ lệch chuẩn). Cụ thể, biến động tỷ giá Std_reer ở độ trễ 1 quý đến 3 quý tác động ngược chiều đến vốn FPI ở Việt Nam. Điều này có nghĩa là, dòng vốn FPI vào Việt Nam suy giảm khi biến động tỷ giá gia tăng. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước như: Choi và Rajan (1997), Eun và Resnick (1988), Darby và cộng sự (1999), Brink và Viviers (2003), Kodongo và Ojah (2012), Garg và Dua (2014), Jehan và Hamid (2017), Grossmann và cộng sự (2017). Ở chiều ngược lại, kết quả nghiên cứu mô hình 5 cũng cho thấy, vốn FPI ở độ trễ 1 quý và 2 quý có tác động ngược chiều đến biến động tỷ giá đo bằng phương pháp độ lệch chuẩn) ở Việt Nam. Điều này có nghĩa là vốn FPI ở các độ trễ 1 và độ trễ 2 tăng đã

Biểu đồ mối quan hệ giữa vốn FPI và biến động tỷ giá thực đa phương ở Việt Nam cho thấy có quan hệ ngược chiều giữa biến động tỷ giá thực đa phương (Std_reer) và vốn FPI vào Việt Nam. Biểu đồ cho thấy, dòng vốn FPI (đường có chấm tròn) đã tăng tại các thời điểm tỷ giá thực ít biến động (quý 1/2007 đến quý 3/2007) và dòng vốn FPI giảm tại các thời điểm tỷ giá thực biến động mạnh (từ quý 1/2008 đến quý 2/2009; từ quý 2/2010 đến quý 3/2011, quý 3/2014 đến quý 1/2015; quý 3/2016 đến quý 4/2016) (hình 4.14).

Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả Hình 4.14. Mối quan hệ giữa biến động tỷ giá thực đa phương Std_reer và FPI Thứ hai, có tồn tại mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa vốn FPI và biến động tỷ giá (đo bằng phương pháp GARCH(1,1)). Cụ thể, biến động tỷ giá V_reer ở độ trễ 1 quý tác động ngược chiều đến vốn FPI ở Việt Nam. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước như: Choi và Rajan (1997), Eun và Resnick (1988), Darby và cộng sự (1999), Brink và Viviers (2003), Kodongo và Ojah (2012), Garg và Dua (2014), Jehan và Hamid (2017), Grossmann và cộng sự (2017). Mặt khác, biến động tỷ giá V_reer ở độ trễ 3 quý tác động cùng chiều đến vốn FPI ở Việt Nam. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước như: Caporale, Ali và Spagnolo (2015), Hau và Rey (2006), Baek (2006), Fidora và cộng sự (2007). Mặc dù biến động tỷ giá V_reer ở các độ trễ khác nhau có chiều tác động khác nhau đến vốn FPI nhưng các kết quả này đều được củng cố bởi các nghiên cứu trước. Điều này cho thấy, tính chất bất ổn và những phản ứng phức tạp, liên tục đổi chiều của vốn FPI trước biến động tỷ giá so với những phản ứng ổn định của dòng vốn FDI.

(2.00) (1.00) - 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00

2005Q4 2006Q2 2006Q4 2007Q2 2007Q4 2008Q2 2008Q4 2009Q2 2009Q4 2010Q2 2010Q4 2011Q2 2011Q4 2012Q2 2012Q4 2013Q2 2013Q4 2014Q2 2014Q4 2015Q2 2015Q4 2016Q2 2016Q4 2017Q2 2017Q4 2018Q2 2018Q4 2019Q2 2019Q4

std_reer FPI (đvt: 1 tỷ USD)

Theo lý thuyết về các phương pháp đo lường biến động tỷ giá (được trình bày ở mục 2.1.3.2, trang 16 của luận án này), biến động tỷ giá (v_reer), được đo lường bằng mô hình GARCH (1,1) được hiểu là tình trạng không chắc chắn (“uncertainty”), là tình trạng dễ thay đổi của tỷ giá. Như vậy, mô hình 6 cho thấy, các nhà đầu tư FPI khá quan tâm đến sự không chắc chắn của tỷ giá và họ đã có những động thái phản ứng nhanh trước sự biến động của tỷ giá và cũng sẵn sàng nhanh chóng đảo chiều các quyết định của mình.

Ở chiều ngược lại, kết quả nghiên cứu mô hình 6 cũng cho thấy, vốn FPI ở các độ trễ từ 1 quý đến 4 quý có tác động ngược chiều đến biến động tỷ giá (đo bằng phương pháp GARCH(1,1) ở Việt Nam. Điều này có nghĩa là tăng vốn FPI ở các độ trễ 1 quý đến 4 quý đã giúp giảm biến động tỷ giá thực đa phương của Việt Nam.

Hình 4.15. Mối quan hệ giữa biến động tỷ giá thực đa phương V_reer và FPI Biểu đồ mối quan hệ giữa vốn FPI và biến động tỷ giá thực đa phương ở Việt Nam cho thấy có quan hệ ngược chiều giữa biến động tỷ giá thực đa phương (V_reer) và vốn FPI vào Việt Nam. Biểu đồ cho thấy, dòng vốn FPI (đường có chấm tròn) đã tăng tại các thời điểm tỷ giá thực ít biến động (quý 1/2007 đến quý 3/2007) và dòng vốn FPI giảm tại các thời điểm tỷ giá thực biến động mạnh (từ quý 1/2008 đến quý 4/2009). Tuy nhiên, diễn biến này có nhiều điểm không thống nhất với xu hướng trên (có thời điểm vốn FPI giảm tại các thời điểm tỷ giá thực ít biến động, ví dụ, quý 1/2012, quý 3/2012, quý 3/2015 hoặc thời điểm vốn FPI tăng giảm tại các thời điểm tỷ giá thực ít biến động quý 2/2008). Điều này cũng cho thấy, khủng hoảng tài chính có tác động đến mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FPI (hình 4.14).

-0.200%

-0.150%

-0.100%

-0.050%

0.000%

0.050%

0.100%

0.150%

0.200%

0.250%

2005Q4 2006Q2 2006Q4 2007Q2 2007Q4 2008Q2 2008Q4 2009Q2 2009Q4 2010Q2 2010Q4 2011Q2 2011Q4 2012Q2 2012Q4 2013Q2 2013Q4 2014Q2 2014Q4 2015Q2 2015Q4 2016Q2 2016Q4 2017Q2 2017Q4 2018Q2 2018Q4 2019Q2 2019Q4

v_reer FPI (đvt: 1000 tỷ USD)

Tiểu kết chương 4

Trong chương 4, luận án đã ước lượng các mô hình phân tích mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN với hai kết quả chính. Về quan hệ giữa tỷ giá và vốn FDI: có tồn tại mối quan hệ hai chiều giữa mức độ tỷ giá thực đa phương và vốn FDI. Đồng thời, độ mở thương mại, tăng trưởng kinh tế, khủng hoảng tài chính toàn cầu có tác động đến mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FDI. Biến động tỷ giá đo bằng phương pháp độ lệch chuẩn có quan hệ nhân quả với FDI.

Về quan hệ giữa tỷ giá và vốn FPI: có tồn tại mối quan hệ một chiều từ mức độ tỷ giá đến vốn FPI. Ngược lại, chưa tìm thấy bằng chứng thống kê về tác động của vốn FPI đến mức độ tỷ giá thực đa phương. Đồng thời, độ mở thương mại, tăng trưởng kinh tế, khủng hoảng tài chính toàn cầu có tác động mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FPI. Mặt khác, biến động tỷ giá (đo bằng cả hai phương pháp) có quan hệ nhân quả với FPI. Chương 4 cũng đã giải thích và thảo luận các kết quả nghiên cứu làm cơ sở cho Chương 5 đưa ra các kết luận và hàm ý chính sách.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn đầu tư nước ngoài nghiên cứu trường hợp việt nam (Trang 119 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)