Thực tiễn chống bán phá giá đối với hàng hóa của Việt Nam tại thị trường nước ngoài

Một phần của tài liệu HIỆP ĐỊNH CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA WTO (Trang 23 - 26)

2.1. Thực tiễn chống bán phá giá ở Việt Nam

2.1.2. Thực tiễn chống bán phá giá đối với hàng hóa của Việt Nam tại thị trường nước ngoài

Trong số các vụ kiện phòng vệ thương mại đối với hàng hóa của Việt Nam ở nước ngoài, biện pháp chống bán phá giá được sử dụng nhiều nhất (xem bảng 7). Tính đến ngày 30/06/2019, theo thống kê thì các vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng hóa của Việt Nam tại thị trường nước ngoài có 86 vụ. Nhìn chung, số vụ kiện có xu hướng ngày càng tăng lên từ năm 1994-2019, trong đó tăng từ giai 2005,2006 xu hướng các vụ kiện giảm đi; và giai đoạn năm năm 2010-2011 có 6 vụ; trong năm 2012-2014 giảm từ 2015,đã có đến 12 vụ kiện xảy ra giai đoạn năm 1994-2004; năm

2007 -2009 lại tiếp tục tăng; vụ còn 7 vụ. Riêng năm

Số vụ kiện mà hàng hóa Việt Nam phải ránh chịu đến từ các thị trường lớn như: Hoa Kỳ và EU điều có 11 vụ, kế đến là thổ nhỉ kỳ 10 vụ, Ấn Độ có 8 vụ và Braxin có 6 vụ. Hàng xuất khẩu của Việt Nam có mặt trên nhiều thị trường thế giới, với sản lượng ngày càng tăng. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước trong năm 2014 đạt 298,7 tỷ USD, tăng 12,9% so với 2013. Trong đó xuất khẩu đạt 150,22

tỷ USD, tăng 13,8% và nhập khẩu đạt 147,85% tỷ USD tăng 12%. Hoa kỳ là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất tại Việt Nam trong năm 2014 với kim ngạch đạt 28,64 tỷ USD, tăng 20,1%. Trung quốc là đối tác thương mại lớn nhất cung cấp hàng hóa cho Việt Nam, trong năm 2014 kim ngạch nhập khẩu đạt 43,71 tỷ USD, tăng 18,3% so với năm trước19.

Thị trường nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam nhiều nhật cũng là thị trường

mà ta bị kiện nhiều nhất đó là thị trường Hoa Kỳ. Như đã đề cập ở trên tằ năm 2002 -

2019 Hoa Kỳ đã có 11 vụ kiện chống bán phá giá hàng hóa của nước ta, trong đó có tới 9 vụ bị áp thuế chống bán phá giá, có thể nói, các vụ kiện chống bán phá giá hàng hóa của Việt Nam ở thị trường Hoa kỳ đa phần bị áp thuế chống bán phá giá vì Hoa

Kỳ chưa công nhận nước ta là nước có nền kinh tế thị trường (khi gia nhập WTO Việt Nam cam kết là nước có nền kinh tế phi thị trường trong vòng 12 năm, không muộn hơn ngày 31/12/2018). Do đó, khi tính giá thông thường sẽ không được tính theo cách chuẩn mà dùng cách thay thế, sử dụng số liệu từ nước thứ ba thay vì sử dụng số liệu

19 Niêm giám thống kê hải quan về hàng hóa nhập khẩu Việt Nam-2014.

GVHD: TS Nguyễn Thị Thu Hiền SVTH: Bùi Xuân Ánh

mà Việt Nam cung cấp, làm cho biên độ phá giá cao hơn nhiều từ đó dẫn đến thuế chống bán phá giá cũng tăng cao. Đây là một điều rất bất lợi cho các doanh nghiệp ở Việt nam khi bị kiện thị trường này. Các vụ kiện nổi cộm liên quan đến hàng hóa của Việt Nam ở Hoa Kỳ có thể kể đến: vụ kiện các basa năm 2002 và vụ kiện tôm năm

2003. Vụ kiện sau có mức thuế thấp hơn vụ kiện trước, sau đây là nội dung diễn biến tóm tắt vụ kiện tôm:

Ngày 31/12/2003, Liên minh Tôm miền nam Hoa Kỳ (SSA) đã chính thức nộp đơn khởi kiện chống bán phá giá tôm lên Bộ thương mại Hoa Kỳ (DOC) và Ủy ban thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) đối với các doanh nghiệp xuất khẩu tôm vào thị trường này của một số nước trong đó có các doanh nghiệp Việt Nam. Ngày 20/01/2004, DOC bắt đầu tiến hành điều tra vụ kiện bán phá giá tôm tại Mỹ. Ngày 16/07/2004, DOC công bố quyết định sơ bộ về mức thuế chống bán phá giá áp dụng cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu tôm vào Mỹ. Ngày 31/01/2015, ITC công bố phán quyết cuối cùng về việc nhập khẩu tôm từ Việt Nam vào Hoa Kỳ đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho nghành công nghiệp nội địa của Hoa Kỳ, lệnh áp thuế này có hiệu lực từ ngày 01/02/2004. Thuế chông bán phá giá trong quyết định cuối cùng áp dụng cho các doang nghiệp Việt Nam từ 3,4% - 25,76%20.

Gần đây, Hoa Kỳ đã kiện đúp chống bán phá giá và chống bán trợ cấp giá đối với đinh thép của Việt Nam, vụ kiện này được khởi xướng ngày 19/06/2014. Ngày 14/05/2015, DOC đã công bố kết luận cuối cùng về phá giá và trợ cấp, biên độ trợ cấp

từ 288,56% - 313,97%, biên độ phá giá cuối cùng là 323,99%, với thời gian áp thuế 5 năm, đây là vụ kiện có biên độ phá giá cao21. Bên cạnh thị trường Hoa Kỳ, thì EU cũng có một số vụ kiện chống bán phá giá tương đương là 11 vụ. Ở thị trường này nổi bật nhất là vụ kiện giày. Nội dung vụ kiện giày22.

Ngày 30/05/2005, Liên đoàn sản xuất giày dép Châu Âu (CEC), đại diện cho các nhà sản xuất chếm 40% tổng sản lượng giày mũ da của Châu Âu đã nộp đơn lên

Ủy ban Châu Âu yêu cầu cơ quan này tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc. Ngày 07/07/2005, Ủy ban Châu Âu ra thông báo chính thức khởi xướng vụ điều tra các sản phẩm giày mũ da xuất xứ từ Việt Nam và Trung Quốc. Ngày 23/03/2006, Ủy ban Châu Âu quyết định áp thuế chống bán phá giá tạm thời. Ngày 05/10/2006, Ủy ban Châu Âu ra thông báo quyết định áp thuế chống bán phá giá chính thức đối với sản phẩm giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc, với mức thuế xuất cho Việt Nam là 10% Trung Quốc 16,8%.

20 Diễn biến vụ kiện tôm của Việt Nam tại Mỹ,

http://chongbanphagia.vn/Uploaded/User/Admin/files/2015/6/tom%20tat%20vu%kien%20tom.pdf, [truy cập ngày 08/04/2020].

21 Nguồn: Trung tâm WTO, Mỹ sẽ áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp với đinh thép Việt Nam, http://antidumping.vn/my-se-ap-thue-chong-ban-pha-gia-chong-tro-cap-voi-dinh-thep-viet-nam13794.html, [truy cập ngày 10/04/2020].

22 Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam, nhìn lại vụ kiện chống bán phá giá đối với giày mũ da của Việt Nam tại EU-bài học cho xuất khẩu Việt Nam. http://www.trungtamwto.vn.node/3322, [truy cập ngày 13/04/2020].

GVHD: TS Nguyễn Thị Thu Hiền SVTH: Bùi Xuân Ánh

Vào ngày 26/06/2012, Ủy ban Châu Âu đã chính thức khởi xướng vụ điều tra hành lẫn tránh thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm bật lửa ga xuất xứ từ Trung Quốc, nhưng được nhập khẩu từ Việt Nam. Ngày 22/03/2013, Ủy ban Châu Âu đã áp thuế chống bán phá giá đối với bật lửa ga được nhập khẩu từ Việt Nam với mức thuế suất là 0,065 Ero/chiếc (tương đương khoảng 1800 VNĐ/chiếc)23.

Trong những năm gần đây bên cạnh thị trường Hoa Kỳ và EU, Thổ Nhĩ Kỳ là thị trường kiện kiện chống bán phá giá hàng hóa của nước ta tương đối nhiều. Từ năm 2004-2012 có 06 vụ; vào tháng 12/2014, nước này tiến hành hai cuộc điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá đối với đá granite và ống thép hàn không gỉ cuộn cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam. Cuối tháng 04/2015 tổng vụ nhập khẩu - Bộ kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ thông bán khởi xướng vụ điều tra chống bán phá giá mặt hàng sợi dún polyester nhập khẩu từ một số nước trong đó có Việt Nam. Vào ngày 27/05/2015, Thổ Nhĩ Kỳ khởi xướng điều tra lẩn tránh thuế chống bán phá giá với sản phẩm gỗ dán nhập khẩu từ Việt Nam và Bulgaria vào thị trường này từ năm 2010 đến nay24.

Các vụ kiện chống bán phá giá ngày càng phổ biến và phức tạp với các đặc điểm: hiệu ứng dây chuyền; thời gian áp thuế gần như vô thời hạn do liên tục gia hạn, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chứ không chỉ các doanh nghiệp lớn như trước đây25.

Các giải pháp nhằm tăng cường khả năng ứng phó với vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam ở nước ngoài:

- Mỗi doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao kiến thức về pháp luật chống bán phá giá, nên xây dựng cho mình kế hoạch để ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá ở nước ngoài, luôn trong tâm thế chuẩn bị đối phó một khi vụ kiện xảy ra. Trong hoạt động kinh doanh, sổ sách kế toán cần xây dựng theo chuẩn quốc tế;

- Đa dạng hóa thị trường nâng cao chất lượng sản phẩm nên chuyển sang cạnh tranh về chất lượng thay vì cạnh tranh về giá như trước đây. Đồng thời không nên tập trung xuất khẩu quá nhiều sản lượng các mặt hàng vào một thị trường điều này dẫn đến khả năng bị kiện sẽ rất cao;

- Doanh nghiệp nên sử dụng hệ thống cảnh báo sớm để kịp thời phát hiện ứng phó với trường hợp xấu nhất là bị kiện chống bán phá giá26;

23 Bộ Công thương Việt Nam, Ủy ban Châu Âu áp thuế chống bán phá giá đối với bật lửa ga của Việt Nam, http://www.moit.gov.vn/vn/tin-tuc/1616/uy-ban-chau-au-ap-thue-chong-ban-pha-gia-doi-voi-bat-lua-ga- cua-viet-nam.aspx, [truy cập ngày 15/04/2020].

24 T.Thu, Gỗ dán từ Việt Nam bị Thổ Nhĩ Kỳ điều tra lẩn tránh thuế, http://www.thesaigontimes.vn/130969/Go-dan-tu-viet-nam-bi-tho-nhi-ky-dieu-tra-lan-tranh-thue.html, [truy cập ngày 17/04/2020].

25 Hữu Bằng, Doanh nghiệp cần chủ động trước các vụ kiện chống bán phá giá, http://cefef.vn/doanh- nghiep/doanh-nghiep-can-chu-dong-truoc-cac-vu-kien-chong-ban-pha-gia-2015060417030285.chn, [truy cập ngày19/04/2020].

26 Theo ông Bạch Văn mừng - Cục trưởng Cục quản lý cạnh tranh, các doanh nghiệp nên tận dụng các mặt tích cực của hệ thống cảnh báo sớm để phục vụ cho mục tiêu xuất khẩu của mình. Tuy nhiên hệ thống cảnh báo sớm chỉ mang tính chất cảnh báo, dự đoán nên chưa hẳn chính xác vi sẽ xảy ra tình trạng mã hàng nào đó có cảnh báo nhưng không bị kiện, ngược lại có mã hàng không đưa vào diện cảnh báo nhưng lại bị kiện chống bán

GVHD: TS Nguyễn Thị Thu Hiền SVTH: Bùi Xuân Ánh

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật để nâng cao khả năng ứng phó với vụ kiện chống bán phá giá cho các doanh nghiệp và Hiệp hội doanh nghiệp.

Bài học kinh nghiệm

- Chuẩn bị đầy đủ tài liệu cho vụ kiện và thường xuyên cập nhật theo dõi thông tin diễn biến mới nhất của vụ kiện;

- Doanh nghiệp nên sớm chủ động tham gia vụ kiện, hợp tác chặt chẽ với cơ quan điều tra cung cấp đầy đủ thông tin, trả lời bảng câu hỏi đầy đủ, chính xác để có kết quả khả quan trọng việc tính biên độ phá giá;

- Các doanh nghiệp cần liên kết hợp tác với nhau, đồng thời tích cực vận động các bên có cùng lợi ích chẳng hạn như các nhà nhập khẩu ở nước xuất khẩu, người tiêu dùng,…;

- Chuẩn bị đội ngũ chuyên nghiệp, có trình độ tham gia vào vụ kiện; thuê luật sư

tư vấn phù hợp là điều rất quan trọng.

- Hiệp hội doanh nghiệp cần tích cực thể hiện vai trò của mình trong việc liên kết các doanh nghiệp lại với nhau, cung cấp cập nhật thông tin về vụ kiện cho doanh nghiệp;

- Cơ quan nhà nước nên hỗ trợ, giúp đở các doanh nghiệp, đặc biệt là trong vấn

đề kháng kiện.

Một phần của tài liệu HIỆP ĐỊNH CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA WTO (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)