2.2 Những vấn đề từ thực trạng pháp luật chống bán phá giá ở Việt Nam
2.2.2. Khả năng thi hành pháp luật chống bán phá giá
Pháp luật chống bán phá giá của Việt Nam, được xây dựng dựa trên cơ sở quy định của Hiệp định chống bán phá giá của WTO, với nội dung khá đơn giản,chỉ khái quát và tuân theo các quy định của WTO. Thế nên, nội dung chưa đi sâu về thực tiễn, chưa được áp dụng nhiều. Trên thực tế, nếu các doanh nghiệp trong nước biết cách vận dụng pháp luật một cách hiểu quả, thì đây sẽ trở thành công cụ hữu hiệu để bảo vệ nghành sản xuất nội địa trước sự cạnh tranh gay gắt và không lành mạnh của hàng hóa nhập khẩu.
Dù cho pháp luật chống bán phá giá đã sữa đổi nhiều lần và ngày càng hoàn thiện hơn, nhưng các vụ kiện chống bán phá giá vẫn chưa thật sự nhiều, pháp luật chống bán phá giá đã áp dụng thuế chống bán phá giá cho một trường hợp đầu tiên đó
là mặt hàng thép không gỉ cán nguội nhập khẩu từ nước ngoài, đây là vụ kiến chống bán phá giá đầu tiên của pháp luật chống bán phá giá. Vào ngày 05/09/2014 Bộ Công thương ra quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không
gỉ cán nguội được nhập khẩu vào Việt Nam, theo đó mức thuế chống bán phá giá được
áp dụng từ 3,07% - 37,29% cho bốn quốc gia, vùng lãnh thổ.
Trước đó, Việt Nam đã khởi xướng điều tra các mặt hàng nhập khẩu nhưng là biện pháp tự vệ. Vụ điều tra tự vệ đầu tiên liên quan đến mặt hàng kính nổi nhập khẩu vào Việt Nam được khởi xướng vào ngày 01/07/200, kết quả cuối cùng là không áp dụng biện pháp tự vệ. Ba năm sau đó Việt Nam tiến hành khởi xướng điều tra áp dụng
GVHD: TS Nguyễn Thị Thu Hiền SVTH: Bùi Xuân Ánh
biện pháp tự về đối với mặt hàng dầu thực vật tinh luyện vào ngày 26/12/2012. Vào năm 2013 lần đầu tiên đã áp đặt thuế tự vệ chính thức đối với dầu thực vật này, đây được xem là bước tiến rõ rệt của Việt Nam trong việc sử dụng công cụ phòng vệ thương mại và biện pháp tự vệ được xem là bước khởi đầu cho việc đối phó với hàng nhập khẩu. Nối tiếp thành công của vụ kiện tự vệ, trong năm 2013 nước ta chính thức khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội, năm
2014 mắc thuế chống bán phá giá đã được áp dụng đối với mặt hàng này. Hện nay, Bộ Công Thương cũng đã ra quyết định về việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm bột ngọt nhập khẩu vào Việt Nam.
Công cụ chống bán phá giá là một công cụ hợp pháp để bảo vệ nghành sản xuất nội địa, tuy đã có công cụ phòng vệ thương mại trong tay nhưng ta lại chưa biết cách vận dụng, mặc cho hàng hóa của thị trường trong nước chịu sự cạnh tranh gay gắt
từ hàng hóa nhập khẩu. Khả năng thi hành pháp luật chống bán phá giá vẩn còn nhiều hạn chế, sau đây là một số hạn chế điển hình:
Thứ nhất: Doanh nghiệp Việt chưa nắm bắt được là có công cụ phòng vệ trong tay, do vẫn còn thiếu kiến thức về pháp luất chống bán phá giá, còn thờ ơ trước công cụ phòng vệ thương mại này, nên việc khởi kiện để tự bảo vệ mình là điều khó có thể xảy ra. Do còn thiếu hiểu biết về pháp luật, doanh nghiệp trong nước nói chung khi gặp khó khăn hoặc bị thiệt hại trong kinh doanh thì ít khi nghĩ tới nguyên nhân đến từ bán phá giá và vì thế, ít khi nghĩ tới việc chủ động sử dụng tới pháp luật chống bán phá giá để bảo vệ quyền lợi cho mình30. Tuy biết có công cụ trong tay nhưng khó để sử dụng vì không biết để khởi kiện cần phải thỏa mãn điều kiện gì? Và khi kiện cần thực hiện những trình tự, thủ tục như thế nào? Thu thập tài liệu chứng cứ từ đâu?….
Sự phối hợp giữa các doanh nghiệp trong nghành vẫn còn lỏng lẻo, thiếu sự liên kết. Một khi không có sự liên kết , hợp tác giữa các doanh nghiệp thì sẽ khó có cơ hội để sử dụng công cụ chống bán phá giá. Theo quy định thì khi khối lượng hoặc trị giá hàng hóa chiếm ít nhất 25% tổng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa tương
tự của ngành sản xuất trong nước và khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa tương
tự của những nhà sản xuất trong nước ủng hộ nộp hồ sơ phải lớn hơn khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa của những nhà sản xuất trong nước phản đối yếu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Như vậy nếu muốn sử dụng công cụ chống bán phá giá thì phải có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp.
Mặt khác đa số doanh nghiệp cho rằng khó khởi kiện các doanh nghiệp nước ngoài. Có tới 86% số doanh nghiệp cho rằng nếu đi kiện thì mình sẽ gặp khó khăn trong huy động tài chính (trong đó 52% cho là khá khó khăn, 34% cho rằng việc huy động là rất khó khăn). Chỉ có 2% cho rằng chi phí kiện phòng vệ thương mại sẽ không
là vấn đề gì lớn, 12% cho rằng dù có thể khó khăn nhưng sẽ là không quá lớn31. Sự e
30 Vũ Thị Phương Lan, pháp luật về chống bán phá giá trong thương mại quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia- Sự thật, Hà Nội 2012, trang 241.
31 Tư Hoàng, Doanh nghiệp Việt Nam vẩn chưa biết phòng vệ thương mại, http://www.thesaigontimes.vn/137076/Doanh-nghiep-VN-van-chua-biet-phong-ve-thuong-mai.html, [truy cập ngày 21/04/2020].
GVHD: TS Nguyễn Thị Thu Hiền SVTH: Bùi Xuân Ánh
ngại của doanh nghiệp Việt Nam trước chi phí để tiến hành khởi kiện chống bán phá giá là không nhỏ, nào là phí thuê luật sư đến chi phí thu thập thông tin, trong khi có tới 97% doanh nghiệp Việt Nam là vừa và nhỏ thì doanh nghiệp khó có thể chi trả mức phi này.
Thứ hai: Cơ quan chống bán phá giá còn khá thụ động trong việc thực thi quyền của mình, năng lực tham giá các vụ kiện còn hạn chế. Đội ngũ cán bộ còn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn đặt ra . Được thành lập để chịu trách nhiệm xử lý vấn
đề chống bán phá giá, dù vậy nhưng đến nay Cơ quan chống bán phá giá đã xử lý được khá ít vụ kiện chống bán phá giá, vụ kiện chống bán phá giá đầu tiên của Việt Nam là đối với sản phẩm thép không gỉ cán nguội nhập khẩu vào Việt Nam, do chính các doanh nghiệp nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá (bên yêu vầu là công ty TNHH Posco VST và Công ty cổ phần Inox Hòa Bình) chứ không phải do cơ quan có thẩm quyền thấy có dấu hiệu bán phá giá hàng nhập khẩu vào Việt Nam gây
ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước mà lập hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Điều này cho thấy trong một thời gian dài từ khi thành lập đến nay cơ quan này chưa vận dụng được nhiệm vụ, quyền hạn của mình một cách triệt để.
Hiện nay, cơ quan chống bán phá giá của Việt Nam gồm: Cơ quan điều tra chống bán phá giá (gọi tắt là Hội đồng xử lý) thuộc Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương). Cơ quan điều tra chống bán phá giá chính là Cục quản lý cạnh tranh. Nhiệm
vụ, quyền hạn của Cơ quan điều tra bao gồm: Thực hiện các nhiệm vụ điều tra để áp dụng biện pháp chống bán phá giá theo trình tự, thủ tục theo quy định; báo cáo kết quả điều tra lên Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá xem xét trình Bộ trưởng Bộ Công thương ra quyết định áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam; yêu cầu các bên liên quan cung cấp các thông tin cần thiết và các tài liệu có liên quan đến vụ việc chống bán phá giá; công bố kết luận sơ bộ và kết luận cuối cùng về các nội dung liên quan đến quá trình điều tra; kiến nghị Bộ trưởng Bộ công thương xem xét, quyết định về việc áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời trong trường hợp cần thiết; kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công thương xem xét việc chấp nhận, không chấp nhận hoặc đề nghị điều chỉnh nội dung cam kết trên cơ sở tự nguyện của các nhà sản xuẩ/xuất khẩu có liên quan; chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn thực hiện, tiến hành rà soát việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;….
Bộ trưởng Bộ thương mại (nay là Bộ Công thương) là người có quyền ra các quyết định chống bán phá giá (quyết định điều tra, quyết định áp dụng biện pháp tạm thời, quyết định áp thuế chống bán phá giá, quyết định rà soát,…), là người chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc thực hiện quản lý nhà nước về chống bán phá giá, quyết định việc áp thuế chống bán phá và chịu trách nhiệm về quyết định này.
Thứ ba: Khó khăn trong quá trình điều tra chống bán phá. Nếu tiến hành điều
tra để áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một sản phẩm nhập khẩu thì sẽ có nhiều vấn đề phát sinh, quá trình thẩm tra ở nước ngoài cơ quan chức năng có thể gặp
GVHD: TS Nguyễn Thị Thu Hiền SVTH: Bùi Xuân Ánh
rất nhiều khó khăn chẳng hạn như: Về chi phí, sự bất đồng ngôn ngữ, những khác biệt trong hệ thống tài chính, kết toán,… không biết kết quả nhứ thế nào nhưng để tiến hành một cuộc điều tra phải mất nhiều thời gian và tốn nhiều chi phí, phần nào làm cho xu hướng kiện chống bán phá giá giảm đi.
=> Khả năng thi hành pháp luật chống bán phá giá vào thực tiễn chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nhau như: pháp luật chống bán phá giá của Việt Nam còn đơn giản; doanh nghiệp vẩn còn thiếu kiến thức, thờ ơ trước công cụ chống bán phá giá ; cơ quan chống bán phá giá còn thụ động trong việc thực thi quyền của mình….. Nhưng theo người viết, công cụ chống bán phá giá không được sử dụng trong một thời gian dài là chủ yếu nằm ở nội tại các doanh nghiệp. Doanh nghiệp là bên nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng điều tra chống bán phá giá (ngoài ra Cơ quan điều tra cũng lập hồ sơ yêu theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công thương), là bên nhận thấy
rõ nhất sự giảm sút của hàng hóa nội địa trên thị trường . Từ đó, bên trực tiếp gánh chịu thiệt hại từ sự cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu chính là các doanh nghiệp trong nước. Vì vậy, để bảo vệ ngành sản xuất nội địa cần phải có những phương hướng giải pháp nhằm nâng cao khả năng thi hành pháp luật chống bán phá giá của Việt Nam.
3.3. Phương hướng hoàn thiện pháp luật và thực thi pháp luật về chống bán phá giá của Việt Nam
Qua phân tích về thực trạng của pháp luật về chống bán phá giá của Việt Nam
và thực tiễn hoạt động chống bán phá giá ở Việt Nam trên đây, có thể thấy rằng nhìn chung cho đến nay, hệ thống pháp luật về chống bán phá giá của Việt Nam bao trùm khá đầy đủ các khía cạnh của lĩnh vực chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu. Các chế định pháp luật về chống bán phá giá của Việt Nam về cơ bản cũng khá tương đồng với nội dung của pháp luật chống bán phá giá mẫu của WTO. Hệ thống pháp luật chống bán phá giá của Việt Nam cũng mới được ban hành và hầu như chưa được áp dụng trong thực tiễn.
Nói cách khác thực tiễn chống bán phá giá của Việt Nam còn quá ít để có thể kiểm chứng cho sức sống và hiệu quả của hệ thống pháp luật về chống bán phá giá của Việt Nam. Vì vậy, để có thể tổng kết, đánh giá và đề ra phương hướng hoàn thiện pháp luật về chống bán phá giá của Việt Nam, trước tiên cần tăng cường thực tiễn thực thi pháp luật chống bán phá giá của Việt Nam. Qua nghiên cứu về pháp luật và thực tiễn
về chống bán phá giá của WTO, Hoa Kỳ và EU trên đây chỉ có thể rút ra một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về chống bán phá giá của Việt Nam như sau:
Thứ nhất, cần làm rõ và tổng kết thực tiễn thực hiện pháp luật về chống bán phá giá để xác định được rõ những ưu điểm, nhược điểm của pháp luật về chống bán phá giá của Việt Nam, trên cơ sở đó đề ra biện pháp cụ thể để hoàn thiện. Trong quá trình tổng kết cần lưu ý hai tiêu chí là sự phù hợp với thực tiễn Việt Nam và luật lệ của WTO.
Thứ hai, cần chuẩn bị các thiết chế đủ mạnh về cả nhân lực, tài lực và vật lực,
để thụ lý và giải quyết một cách thuyết phục các vụ điều tra chống bán phá giá ở Việt Nam. Cơ quan chống bán phá giá bao gồm Cơ quan điều tra chống bán phá giá và Hội
GVHD: TS Nguyễn Thị Thu Hiền SVTH: Bùi Xuân Ánh
đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá phải có năng lực, được đào tạo bài bản, nắm vững pháp luật về chống bán phá giá của Việt Nam cũng như luật lệ chống bán phá giá của WTO. Cơ quan này cũng phải có được đội ngũ cán bộ, chuyên gia có năng lực cũng như nguồn lực đầy đủ để tiến hành điều tra, chống bán phá giá một cách hiệu quả
và thỏa đáng. Cơ quan này cần phải vừa bảo hộ được các ngành sản xuất trong nước một cách hợp lý vừa tuân thủ luật lệ của WTO. Hệ thống Tòa án cũng cần phải được kiện toàn, nhất là về năng lực, để có thể giải quyết các đơn kiện đối với quyết định chống bán phá giá một cách khách quan, chính xác.
Thứ ba, cần tiến hành tuyên truyền phổ biến pháp luật về chống bán phá giá rộng rãi một cách hợp lý với những hình thức đa dạng để cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nhận thức rõ bản chất của pháp luật về chống bán phá giá Việt Nam và sử dụng nó như công cụ bảo vệ lợi ích của mình trong bối cảnh kinh tế hội nhập. Doanh nghiệp Việt Nam vẫn thường quá chú trọng tới thị trường bên ngoài mà bỏ quên thị trường trong nước và điều này là một bất cập lớn. Nghiên cứu về các vụ việc chống bán phá giá ở Hoa Kỳ và EU trên đây cho thấy, thực tế các doanh nghiệp nước ngoài rất chú trọng tới việc sử dụng pháp luật về chống bán phá giá như một công cụ hữu hiệu để bảo vệ lợi ích của mình ở thị trường nội địa của họ. Các ngành sản xuất nội địa của Hoa Kỳ rất chịu khó tìm hiểu và áp dụng luật về chống bán phá giá mọi lúc có thể. Nhìn rộng ra thế giới thì thấy, không chỉ có các nước phát triển, đang mới nổi lên về mặt kinh tế cũng ngày càng áp dụng nhiều hơn biện pháp này, ví dụ: Trung Quốc, Ấn
Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, v.v.. Thật ra, đây là xu hướng khá hợp lý vì các nước đang phát triển thường có các ngành sản xuất phong phú, thường có lợi thế chính về giá chứ chưa phải chất lượng, nhất là khi tình trạng kinh tế thế giới rơi vào tình trạng khủng hoảng, thì các mặt hàng đến từ các quốc gia khác đang phát triển càng được quan tâm 12 nhiều hơn. Các ngành sản xuất nội địa của các nước phát triển vì vậy rất dễ bị cạnh tranh từ các hàng hóa giá rẻ đến từ rất nhều các nước đang phát triển khác. Chống bán phá giá,
vì vậy nhìn từ các nước xuất khẩu, là công cụ bảo hộ ngành sản xuất trong nước đáng
bị phê phán, nhưng nhìn từ góc độ nước nhập khẩu lại là công cụ hữu hiệu và hợp pháp để bảo vệ quyền lợi của ngành sản xuất nội địa. ở nước nào cũng vậy, tiền thu được từ thuế chống bán phá giá sẽ được điều tiết trở lại cho doanh nghiệp nội địa để
bù đắp thiệt hại mà sản phẩm bán phá giá đã gây cho doanh nghiệp nội địa. Nhà nước cần phải tuyên truyền cho các doanh nghiệp nội địa biết điều đó để họ ý thức hơn về những cơ hội có thể giúp họ vượt qua khó khăn. Lấy đó là một trong những động lực
để họ quan tâm hơn nữa tới vấn đề chống bán phá giá trong nước.
Thứ tư, cần khuyến khích các doanh nghiệp tập hợp với nhau thành các cộng đồng, hiệp hội để đại diện và bảo vệ lợi ích của ngành sản xuất của mình trên thị trường trong nước. Để kiện chống bán phá giá một sản phẩm nhập khẩu đòi hỏi phải
có hành động của tập thể. Một hay một số doanh nghiệp đơn lẻ không khi nào có thể kiện chống bán phá giá thành công. Hơn nữa, quan tâm trước tiên và thường xuyên của các doanh nghiệp luôn là làm thế nào để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, chiếm lĩnh thị trường chứ không phải thường xuyên rà soát xem có doanh nghiệp nào bán phá giá ở thị trường Việt Nam và gây hại cho ngành sản xuất của mình không. Công việc rà soát đó sẽ và chỉ có thể được thực hiện một cách hiệu quả bởi các