2.2 Những vấn đề từ thực trạng pháp luật chống bán phá giá ở Việt Nam
2.2.1. Thực trạng pháp luật chống bán phá giá
Hiện tượng bán phá giá đã và đang ngày càng phổ biến trong quan hệ kinh tế quốc tế, đây được coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Biện pháp chống bán phá giá sẽ là công cụ cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho nghành sản xuất trong nước trước những hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các nước, nhất
là khi Việt Nam gia nhập WTO. Bán phá giá xảy ra khắp nơi, vì thế pháp luật chống bán phá giá được các nước trên thế giới quan tâm, trong đó có Việt Nam.
Thuật ngữ bán phá giá khi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa qua biên giới lần đầu tiên được ghi nhận trong pháp luật Việt Nam ở Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu số 04/1998 được Quốc hội khóa X của Việt Nam thông qua ngày 20/05/1998. Điều này cho phép cơ quan nhà nước áp dụng thuế bổ sung đối với hàng nhập khẩu được trợ cấp hoặc bán phá giá vào Việt Nam, tuy nhiên luật này chưa quy định hình thức thuế cụ thể áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu bán phá giá.
Ba năm sau đó Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 46/2001/QĐ- TTg ngày 04/04/2001 về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2001-2005 trong đó việc xây dựng nguyên tắc áp dụng thuế chống trợ cấp và thuế chống bán phá giá 2001. Tuy nhiên cho đến thời điểm đó pháp luật Việt Nam chưa hình thành được một cơ chế pháp lý cụ thể và ổn định để phát hiện và xử lý các hành vi bán phá giá
phá giá như mặt hàng áo móc vừa qua chẳng hạn. (Nguồn báo Công thương điện tử, Phòng chống các vụ kiện chống bán phá giá từ xa), http://www.trungtamwto.vn/tin-tuc/phog-chong-cac-vu-kien-chong-ban-pha-gia-tu-xa, [truy cập ngày 20/04/2020].
GVHD: TS Nguyễn Thị Thu Hiền SVTH: Bùi Xuân Ánh
hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Với lý do đó, theo đề nghị của Bộ tư pháp ngày 27/09/2001, Bộ Thương mại Việt Nam (nay là Bộ Công thương) đã có tờ trình lên Chính phủ đề nghị đưa vào kế hoạch xây dựng pháp lệnh của ủy ban thường vụ Quốc Hội khóa XI một pháp lệnh về chống bán phá giá. Trong tờ trình Bộ thương mại nêu rõ: “Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế Quốc tế, đặc biệt là đang tích cực
đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), nên sẽ phải loại bỏ dần các hàng gào thuế quan trong những năm tới, chẳng hạn như hạng chế định lượng, giá tính thuế tối thiểu. Vì vậy, việc áp dụng thuế chống trợ cấp và thuế chống bán phá giá
là một nhu cầu cấp thiết để tăng cường bảo hộ sản xuất trong nước”27.
Sau ba năm soạn thảo, ngày 29/04/2004, pháp lệnh Chống bán phá giá được ban hành, đánh dấu sự ra đời của một lĩnh vực pháp luật mới - Pháp luật về Chống bán phá giá của Việt Nam.
Thực ra trước đó khái niệm “bán phá giá” và “chống bán phá giá” đã được quy định một cách cụ thể tại Pháp lệnh số 40/2002/PL-UBTVQH10 về giá ban hành ngày 26/04/2002. Tuy nhiên, khái niệm bán phá giá được quy định trong pháp lệnh về giá khác với khái niệm bán phá giá được quy định trong pháp lệnh chống bán phá giá
2004. Điều 4 khoản 3 pháp lệnh Giá năm 2002 quy định “Bán phá giá là hành vi bán hàng hoá, dịch vụ với giá quá thấp so với giá thông thường trên thị trường Việt Nam
để chiếm lĩnh thị trường, hạn chế cạnh tranh đúng pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khác và lợi ích của Nhà nước”. Như vậy, khái niệm bán phá giá của pháp lệnh về Giá bao gồm cả hành vi kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước có bán hàng hóa hoặc dịch vụ tại thị trường Việt Nam với mức giá quá thấp so với mức giá thông thường. Trong khi đó, khái niệm bán phá giá trong pháp lệnh chống bán phá giá 2004 chỉ bao gồm hoạt động bán hàng hóa qua biên giới với mức giá thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm tương tự tại thị trường xuất khẩu.
Hơn một năm sau khi pháp lệnh chống bán phá giá được ban hành, ngay 11/07/2005, chính phủ đã ban hành nghị định số 90/2005/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Cũng trong năm đó Quốc hội Việt Nam khóa XI cũng ban hàng Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, trong đó quy định hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam ngoài thuế nhập khẩu và các loại thuế khác có thể bị đánh thuế chống bán phá giá nếu như có hiện bán phá giá theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Tuy nhiên, sau 14 năm thực thi pháp lệnh chống bán phá giá đã được thay thế hoàn toàn bởi luật Quản lý ngoại thương 2017, văn bản Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam 2004 đã hết hiệu lực từ ngày 01/01/2018 và được thay thế bởi luật quản lý ngoại thương 2017 có hiệu lực ngày 01/01/2018. Luật quản lý ngoại thương đã được Quốc hội thông qua với 8 chương 113 điều quy định về biện pháp quản lý ngoại thương, phát triển hoạt động ngoại thương. Và Ngày 15/01/2018,
27 Bộ thương mại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001) công văn về việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về thuế chống trợ cấp và thuế chống bán phá giá (3843/TM-ĐB) ngày 27/09/2001.
GVHD: TS Nguyễn Thị Thu Hiền SVTH: Bùi Xuân Ánh
Chính phủ đã ban hành Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại, Nghị định bắt đầu
có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Luật Quản lý ngoại thương 2017 ban hành là thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý, phát triển hoạt động ngoại thương; là đạo luật điều chỉnh bao quát các công cụ quản lý ngoại thương thông qua hệ thống hóa, pháp điển hóa các quy định pháp luật hiện hành, nội luật hóa các điều ước quốc tế; đảm bảo tính linh hoạt trong việc xây dựng chiến lược ngoại thương và ban hành văn bản quy phạm pháp luật; cũng như đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; bảo đảm hoạt động quản lý nhà nước về ngoại thương hiệu lực, hiệu quả, đồng thời đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, khuyến khích, tạo điều kiện cho sự phát triển hoạt động ngoại thương của thương nhân và tính cạnh tranh của nền kinh tế; hoàn thiện, nâng cao hiệu lực pháp lý
về các biện pháp phòng vệ thương mại, hỗ trợ ngoại thương để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.
Các biện pháp phòng vệ thương mại tại Chương IV Luật Quản lý ngoại thương 2017 được pháp điển hóa, sửa đổi, bổ sung các nội dung cơ bản tại 03 Pháp lệnh đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành đồng thời bổ sung nội dung mới về chống lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại, ứng phó với vụ việc do nước ngoài khởi xướng nhằm phù hợp với thông lệ quốc tế và đáp ứng yêu cầu quản lý trên thực tiễn, đảm bảo hiệu quả thực thi của các biện pháp này.
Luật Quản lý ngoại thương sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2018. Trong thời gian chuyển tiếp, các vụ việc phòng vệ thương mại đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ khiếu nại, điều tra trước ngày Luật này có hiệu lực thì được tiếp tục xem xét, giải quyết theo quy định của Pháp lệnh Tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam số 42/2002/PL-UBTVQH10, Pháp lệnh Chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam số 20/2004/PL-UBTVQH11, Pháp lệnh Chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam số 22/2004/PL- UBTVQH1128.
Cho đến nay hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh trực tiếp hoạt động chống bán phá giá tại Việt Nam bao gồm:
- Luật thuế xuất khẩu số 45/2005/QH11;
- Pháp lệnh chống bán phá giá số 20/2004/PL-UBTVQH11;
- Nghị định số 90/2005/NĐ-CP cụ thể hóa một số điều của Pháp lệnh chống bán phá giá;
- Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ban hành ngày 09/01/2006 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cục quản lý cạnh tranh;
28 Công ty Luật Vũ Anh, Bình luận về luật quản lý ngoại thương 2017. http://vuanhlaw.com.vn/tin- tuc/binh-luan-ve-luat-quan-ly-ngoai-thuong-nam-2017.html. [Truy cập ngày 06/05/2020].
GVHD: TS Nguyễn Thị Thu Hiền SVTH: Bùi Xuân Ánh
- Nghị định số 04/2006/NĐ-CP ban hành ngày 09/01/2006 về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ;
- Thông tư số 106/2005/TT-BTC ngày 05/12/2005 của Bộ tài chính hướng dẫn thu, nộp, hoàn trả thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp và các khoản bảo đảm thanh toán thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp;
- Quyết định số 32/QĐ-QLCT ngày 15/05/2008 của cục quản lý cạnh tranh. Bộ công thương ban hành Mẫu hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
- Thông tư số 38//2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
- Quyết định số 148/2015/QĐ-QLCT ngày 07 tháng 9 năm 2015 của Cục trưởng Cục quản lý cạnh tranh Bộ Công Thương về việc ban hành Mẫu hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá;
- Luật quản lý ngoại thương 2017;
- Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại.
Nhìn chung, các văn bản quy phạm pháp luật quy định vấn đề chống bán phá giá không nhiều, điều này vừa là ưu điểm cũng vừa là nhược điểm. Về ưu điểm, tạo thuận lợi trong quá trình giải quyết do có khá ít văn bản quy phạm pháp luật, khi giải quyết vấn đề chỉ cần áp dụng ngay pháp luật quy định trực tiếp không cần tìm các quy định nằm rải rác ở các văn bản khác. Nhược điểm, do có ít văn bản quy định về chống bán phá giá, trong thực tế giải quyết có nhiều vấn đề khác mà những văn bản quy phạm pháp luật này có thể chưa quy định được từng chị tiết, cụ thể vấn đề.
Về cơ bản hầu hết các quy định về chống bán phá giá ở Việt Nam dừng lại ở các quy định “khung”, điều chỉnh những vấn đề thuộc về quy tắc mà chưa đi sâu vào những vấn đề mang tính chất chi tiết, kỹ thuật liên quan. Sau đây là một số ví dụ về các quy định mang tính chất khung trong pháp luật về chống bán phá giá29.
Ví dụ 1: Quy định về việc xác định giá thông thường, giá xuất khẩu “tự tính toán”
Theo quy định, giá thông thường và giá xuất khẩu có thể được xác định theo một số phương thức. Tuy nhiên pháp luật chỉ mới dừng lại ở việc liệt kê, chưa nêu cụ thể các nội dung phương pháp tính toán (các thành tổ tính toán, các yếu tố điều chỉnh,…).
Ví dụ 2: Quy định về việc tiếp cận thông tin của các bên liên quan trong quá trình điều tra chống bán phá giá
Theo quy định hiện hành thì các bên có quyền tiếp cận các thông tin về vụ việc của cơ quan điều tra, trừ những thông tin được bảo mật theo quy định. Tuy nhiên, chưa
29 Rà soát các quy định của Việt Nam về chống bán phá giá, chống trợ cấp, trợ cấp và cạnh tranh với các cam kết của Việt Nam trong WTO, trang 6. http://www.trungtamwto.vn/wtocenter/ra-soat-cac-quy-dinh-phap-luat- viet-nam-ve-chong-ban-pha-gia-chong-tro-cap-tro-cap-va, [truy cập ngày 21/04/2020].
GVHD: TS Nguyễn Thị Thu Hiền SVTH: Bùi Xuân Ánh
có quy định nào để thực hiện hóa quyền này của các bên (địa điểm, cách thức yêu cầu, các điều kiện giới hạn khi tiếp cận thông tin,…).
Pháp luật chống bán phá giá của Việt Nam được xây dựng với nội dung khá phù hợp với quy tắc và tinh thần của Hiệp định chống bán phá giá của WTO năm
1994. Bên cạnh đó, một số quy định của luật quản lý ngoại thương còn ít khái quát hơn ADA chẳng hạn như: Thiếu các quy định về xác định điều kiện và cách thức tính giá thông thường theo từng phương pháp; về nghĩa vụ bắt buộc phải xem xét tất cả các yếu
tố gây ra thiệt hại ngoài việc hàng nhập khẩu bán phá giá.
Trong các văn bản quy phạm pháp luật quy định vấn đề chống bán phá giá chỉ
có hai văn bản quy định chi tiết, cụ thể nội dung về chống bán phá giá đó là: Luật quản
lý ngoại thương 2017 và Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại. Luật quản lý ngoại thương 2017 bao gồm 8 chương 113 điều, trong đó quy định về chống bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam nằm ở Chương VI bao gồm 6 điều. Nghị định 10/2018/NĐ-
CP gồm 7 Chương 96 điều trong đó quy định về chống bán phá giá nằm trong Chương
II.
Pháp luật về chống bán phá giá ban hành giúp bảo vệ môi trường cạnh tranh công bằng, lành mạnh giữa các chủ thể trong và ngoài nước, khi mà các khoản thuế quan sẽ cắt giảm và dần dần được xóa bỏ trong quá trình hội nhập. Năm 2004 Việt Nam đã banh hành Pháp lệch chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, nhưng không được chú ý. Pháp luật chống bán phá giá chỉ được chú ý đặc biệt từ khi xuất hiện các vụ kiện nổi cộm như: vụ kiện cá tra, cá basa, vụ kiện tôm và vụ kiện da giày.