Giai đoạn tiến đến trở thành một doanh nghiệp có trách nhiệm với cộng đồng

Một phần của tài liệu Phân tích văn hóa của một tổ chức cụ thể và việc duy trì văn hóa của tổ chức đó. Những ảnh hưởng của văn hóa tổ chức đến hành vi của người lao động trong tổ chức đó. (Trang 21 - 24)

3. Phân tích các nét văn hóa của doanh nghiệp Starbucks theo các giai đoạn thời giangian

3.3. Giai đoạn tiến đến trở thành một doanh nghiệp có trách nhiệm với cộng đồng

và cam kết với các vấn đề xã hội

Có thể nói hầu như không doanh nghiệp nào ở Mỹ lại ưu ái nhân viên như cách Cà phê Starbucks ưu ái 107.000 “đối tác” (cách Cà phê Starbucks gọi nhân viên của mình) tại

Mỹ của mình và ---nhân viên tại--- quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngoài các khoản thưởng cổ

phiếu, những nhân viên làm ít nhất 20 giờ/tuần đều nhận được phúc lợi y tế. Các nhà đầu tư

tổ chức từng yêu cầu ông giảm các chế độ y tế cho nhân viên nhằm giảm bớt chi phí giữa lúc kinh tế bị suy thoái. Thế nhưng, Howard Schultz, CEO kiêm chủ tịch hội đồng quản trị của Cà phê Starbucks đã thẳng thừng từ chối. Schultz cho biết, điều đó là tối kỵ đối với đạo đức doanh nghiệp và như thế là tự mình đánh mất niềm tin của nhân viên. Theo ông, “làm điều đúng” (tức bảo đảm chế độ cho nhân viên) không hề mâu thuẫn với sứ mệnh của một doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận cho cổ đông, vì nó cũng sẽ củng cố lòng trung thành của nhân viên với Công ty và năng suất làm việc sẽ cao hơn.

Không những thế, Cà phê Starbucks còn quan tâm đến đời sống của những người Mỹ

bị mất việc làm. Không đứng ngoài trước cách làm việc của giới chính trị Mỹ khi không giải quyết được những vấn đề của nền kinh tế. Cà phê Starbucks cũng cho rằng không thể trông đợi vào Chính phủ, mỗi doanh nghiệp cần phải góp sức giúp đỡ cộng đồng.

Vì thế, năm qua, Cà phê Starbucks đã tung ra chương trình “Create Jobs for USA” (Tạo Việc làm cho nước Mỹ) cho doanh nghiệp nhỏ trên khắp nước Mỹ vay vốn để tổ chức phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của họ, qua đó giúp tạo việc làm cho người dân. Khách hàng của Cà phê Starbucks sẽ là những người cùng với công ty đóng góp vào chương trình có nhiều ý nghĩa và mang tính nhân văn này. Khi ghé vào 10.800 cửa hàng của Cà phê Starbucks trên khắp nước Mỹ, mỗi khách hàng có thể đóng góp bằng cách bỏ ra 5 USD mua dải băng đeo tay 3 màu đỏ-trắng-xanh với thông điệp Indivisible (Không thể chia cắt) trên đó.

Tiền đóng góp thu được từ chương trình sẽ được gửi công khai vào Opportunity Finance Network, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên hỗ trợ vốn cho 180 tổ chức tài chính phát triển cộng đồng. Với 50 triệu khách hàng Mỹ thích ghé qua Cà phê Starbucks nhâm nhi

cà phê mỗi tuần, Cà phê Starbucks dự kiến sẽ huy động được hàng chục triệu USD. Hơn 100.000 dải băng đeo tay đã được tiêu thụ sau khi chương trình được tung ra vào ngày 1.11.2011. Quỹ Cà phê Starbucks Foundation của Schultz đã tài trợ 5 triệu USD ban đầu. Đáng chú ý là việc chính CEO Howard Schultz và vợ cũng hiến tặng một số tiền khá lớn.

“Nhà lãnh đạo doanh nghiệp không thể là người đứng ngoài cuộc. Cà phê Starbucks và các công ty khác có thể dùng sức của mình để làm điều gì đó tốt đẹp cho nước Mỹ”, ông nói.

Cà phê Starbucks đã tạo ra nhiều việc làm cho người Mỹ. Năm 2011, trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế Mỹ cũng như nền kinh tế thế giới, khi hàng loạt doanh nghiệp cắt giảm lao động thu hẹp sản xuất để tìm kiếm lợi nhuận, thì Cà phê Starbucks lại làm ngược lại, họ tuyển dụng thêm 3.700 nhân viên . Công ty còn dự kiến sẽ tuyển dụng thêm hàng ngàn lao động khác trong năm 2012.

Schultz cho rằng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp cần được định nghĩa lại, sâu sắc hơn. Vai trò của doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông.

“Cần có sự cân bằng giữa kinh doanh với trách nhiệm xã hội… Những công ty cuối cùng sẽ hưởng được phần thưởng xứng đáng từ những gì đã đóng góp cho xã hội và cộng đồng, phần thưởng đó chính là tạo ra lợi nhuận nhiều hơn”. Kết quả kinh doanh vượt bậc của Cà phê Starbucks trong năm 2011 là minh chứng rất rõ cho điều ấy.

Một thương hiệu xanh, một thương hiệu vì cộng đồng đó là những gì mà khách hàng nói về thương hiệu Cà phê Starbucks. Một thương hiệu từng được biết đến như là khởi

nguồn cho văn hóa cà phê tại Mỹ, nay lại tiếp tục là tấm gương đi đầu trong việc tạo ra một văn hóa cho các doanh nghiệp noi theo đó là văn hóa vì cộng độ.

Tuyên bố về Sứ mệnh Starbucks của chúng tôi

Sứ mệnh của chúng tôi: khơi nguồn cảm hứng và nuôi dưỡng tinh thần con người – một người, một cốc cà phê và một tình hàng xóm vào một thời điểm.

Chúng tôi đã, đang và sẽ luôn chú trọng vào chất lượng. Chúng tôi say mê tìm nguồn cung ứng cà phê hạt ngon nhất theo cách có đạo đức, trong chúng một cách cực kỳ cẩn thận và cải thiện cuộc sống của những người trồng cà phê. Chúng tôi quan tâm sâu sắc đến tất cả các hoạt động này; công việc của chúng tôi không bao giờ kết thúc.

Chúng tôi đã kêu gọi các tối tác vì đó không chỉ là công việc mà còn là niềm đam

mê của chúng tôi. Đồng thời, chúng tôi nắm lấy sự đa dạng để tạo ra một nơi mà mỗi chúng ta có thể là chính mình. Chúng tôi luôn đối xử với nhau một cách tôn trọng và đường hoàng. Và chúng tôi giữ cho nhau ở trong chuẩn mực đó.

Khi chúng tôi tham gia hoàn toàn, chúng tôi giao thiệp, tươi cười và nâng cao cuộc sống của khách hàng – ngay cả khi chỉ là một vài khoảnh khắc. Chắc chắn là thế, điều này bắt đầu bằng lời hứa về đồ uống được pha hoàn hảo. Tuy nhiên, công việc của chúng tôi vượt xa điều đó. Đó thực sự là về kết nối nhân văn.

Khi khách hàng của chúng tôi cảm nhận được cảm giác gần gũi, các cửa hàng của chúng tôi trở thành nơi trú ẩn, nghỉ ngơi cho những lo lắng bên ngoài, một nơi bạn có thể gặp gỡ bạn bè. Đó là về sự tận hưởng tốc độ của cuộc sống – đôi khi chậm và đậm đà hương vị, đôi khi lại nhanh hơn. Luôn tràn đầy tính nhân văn.

Mỗi cửa hàng là một phần của cộng đồng và chúng tôi có trách nhiệm là những người láng giềng tốt một cách nghiêm túc. Chúng tôi muốn được chào đón ở mọi nơi chúng tôi tiến hành kinh doanh. Chúng tôi có thể là một lực lượng cho hành động tích cực – kết nối các cộng sự, khách hàng của chúng tôi và cộng đồng với nhau để đóng góp hàng ngày. Giờ đây, chúng tôi thấy rằng trách nhiệm của chúng tôi – và tiềm năng của chúng tôi cho những điều tốt đẹp – thậm chí còn lớn hơn. Một lần nữa, thế giới đang mong đợi Starbucks đưa ra chuẩn mực mới. Chúng tôi sẽ lãnh đạo.

Chúng tôi biết rằng khi chúng tôi phân phối ở một trong những khu vực này, chúng tôi sẽ đạt được thành công. Sự thành công này sẽ là phần thưởng cho các cổ đông của chúng tôi. Chúng tôi chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc đưa từng yếu tố này vào đúng vị trí để Starbucks – và mọi người mà Starbucks tiếp cận – đều có thể tồn tại và phát triển mạnh”.

Tuyên bố về Sứ mệnh Môi trường

Starbucks cam kết đóng vai trò lãnh đạo môi trường trong tất cả các khía cạnh kinh doanh của chúng tôi.

 Hiểu các vấn đề về môi trường và chia sẻ thông tin với cộng sự của chúng tôi.

 Phát triển các giải pháp sáng kiến và linh hoạt để đưa ra thay đổi.

 Phấn đấu mua, bán và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường.

 Nhận thấy trách nhiệm về tài chính là cần thiết cho tương lai môi trường của chúng ta.

 Đưa trách nhiệm về môi trường thành giá trị của công ty.

 Đo và theo dõi tiến độ của chúng tôi cho từng dự án.

Khuyến khích tất cả cộng sự tham gia vào sứ mệnh của chúng tôi.

Một phần của tài liệu Phân tích văn hóa của một tổ chức cụ thể và việc duy trì văn hóa của tổ chức đó. Những ảnh hưởng của văn hóa tổ chức đến hành vi của người lao động trong tổ chức đó. (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w