1. Đánh giá văn hóa doanh nghiệp tại starbucks
1.1. Tích cực
Starbucks rất khác biệt với nhiều công ty khác là starbucks biết dùng văn hóa để tạo nên chiến lược kinh doanh. Công ty xây dựng các vị trí hoạt động không chỉ là nơi bán cà phê mà còn là môi trường trò chuyện, tán gẫu vui vẻ với không gian mở. Không chỉ có cà phê đặc biệt, starbucks còn tạo nên doanh nghiệp bằng sự kết nối mang tính nhân văn, sự tham gia của cộng đồng. Chính điều này, cấu hình tạo nên nét riêng biệt cho văn hóa doanh nghiệp này. Có thể thấy Starbucks đang mang cho mình một nền văn hóa mạnh và vô cùng độc đáo. Điều đó đã chèo lái Starbucks trở thành một trong những tập đoàn đứng đầu thế giới trong lĩnh vực bán lẻ. Văn hóa của Starbucks gắn liền với sứ mệnh của công ty đó là nuôi dưỡng và truyền cảm hứng cho cộng đồng. Starbucks vừa là một người bạn, một ly cà phê và một đồng nghiệp của khách hàng. Starbucks muốn đưa đến thông điệp rằng, bất kể khách hàng bao nhiêu tuổi, sống ở đâu, làm nghề gì thì đều có chung một trải nghiệm tại Starbucks. Chính sứ mệnh này đã hướng mọi nhân viên của công ty có những hành vi đúng đắn, phù hợp với mục tiêu chung của công ty.
Starbucks luôn coi nguồn nhân lực là yếu tố cốt lõi và là tài sản quý giá của công
ty. Chính vì vậy, chính sách văn hóa được truyền đạt với mục đích biến nguồn nhân lực trở thành một ưu thế cạnh tranh hàng đầu của Starbucks. Chính sách văn hóa đã hòa hợp với chính sách phát triển nhân sự của công ty, thể hiện ở sự chăm lo hết mình cho nhân viên, xem nhân viên như là “đối tác”, là “thượng đế”, coi trọng sự thỏa mãn về công việc
và lợi ích của nhân viên công ty. Nét văn hóa coi trọng sự công bằng và đa dạng văn hóa, tạo môi trường làm việc thoải mái, năng động và rất chuyên nghiệp. Công ty hiểu được rằng đối với nhân viên ngành bán lẻ, thu nhập của họ thường không cao, Starbucks đã bù đắp lại điều này bằng cách thực hiện chế độ bảo hiểm cho nhân viên. Ngoài ra còn tạo cơ hội cho nhân viên trở thành cổ đông của công ty. Các khóa đào tạo của Starbucks được thiết kế một cách hiệu quả dựa trên yêu cầu thực tiễn kinh doanh, phù hợp với nét văn hóa mà công ty xây dựng trong suốt quá trình gầy dựng nhằm đảm bảo việc nhân viên có thể áp dụng được tối đa các khả năng, kiến thức đã được đào tạo vào trong công việc. Các
“đối tác” của công ty luôn nhận được đầy đủ kiến thức và kỹ năng, từ sản phẩm của Starbucks cho đến quy tắc phục vụ, đặc biệt là cách chào hỏi khách hàng và tạo nên một môi trường Starbucks đặc biệt. Starbucks tự hào là công ty đầu tư vào huấn luyện kỹ năng nhân viên hơn cả đầu tư vào truyền thông, và điều đó đã mang lại một văn hóa làm việc đậm chất Starbucks và đem lại cho khách hàng một trải nghiệm Starbucks hoàn hảo.
1.2. Hạn chế
Rõ ràng với những ưu điểm với nêu trên, Starbucks đã chứng tỏ cho mình là một ông vua đứng đầu trong ngành cà phê đang khoác cho mình một chiếc áo choàng văn hóa hết sức độc đáo. Nền văn hóa mạnh của Starbucks thể hiện ở nhiều mặt khác nhau như bán sự trải nghiệm cho khách hàng thay vì chỉ bán cà phê thuần túy, hay xem nhân viên như đối tác làm việc, tôn trọng sự đa dạng văn hóa trong mỗi cá nhân từ đó uốn nắn thái
độ và hành vi họ hướng theo mục tiêu mà công ty đặt ra. Tuy nhiên như đã nói trên, văn hóa mạnh cũng có những hạn chế mà Starbucks cũng không may mắc phải:
Thứ nhất, chưa đạt được sự đồng bộ về văn hóa khi truyền đạt cho nhân viên. Như trong những năm gần đây, các nhà điều hành của công ty chỉ tập trung vào việc mở rộng mạng lưới cửa hàng, ít quan tâm tới những lời phàn nàn về chất lượng của thức uống và dịch vụ của Starbucks. Số lượng cửa hàng tăng nhanh bộ máy, Starbucks gần như không thể bắt kịp tốc độ đầu tư. Theo nghiên cứu cho thấy điều này đã sự giảm sút trong chất lượng trải nghiệm của khách hàng trong không gian của Starbucks trên khắp nước Mỹ và thế giới. Đây là lý do khiến việc truyền đạt văn hóa đến toàn bộ nhân viên của công ty gặp rất nhiều khó khăn.
Thứ hai, nền văn hóa mạnh của Starbucks đã gây xung đột với mục đích kinh doanh của tổ chức: Mục tiêu chính của Starbucks là tối đa hóa trải nghiệm cá nhân cho khách hàng trong khi tối đa hóa lợi nhuận mới là mục tiêu chính trong kinh doanh. Điều này có thể gây giảm lợi nhuận của tổ chức.
Thứ ba, Với một nền văn hóa mạnh và được hình thành từ lâu đời như vậy sẽ rất khó thay đổi để phù hợp với điều kiện, thời thế hiện tại. Điều này đặt nặng lên vấn đề Starbucks cần thay đổi chính sách văn hóa và kinh doanh của mình trong tương lai.
2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của việc sử dụng văn hóa doanh nghiệp starbucks
Thứ nhất, để sự truyền đạt văn hóa công ty một cách đồng bộ đối với một tập đoàn lớn có nhiều chi nhánh như vậy cần một số biện pháp nhất định và cụ thể. Làm sao để văn hóa doanh nghiệp tồn tại và thấm nhuần trong doanh nghiệp chứ không chỉ là khẩu hiệu là vấn đề không chỉ một sớm một chiều. Để hệ thống giá trị văn hóa trở thành kim chỉ nam, giúp định hướng hành vi cho tất cả mọi người trong công ty, nhà lãnh đạo phải bắt đầu suy nghĩ về cách mà những giá trị này sẽ thực hiện việc truyền đạt văn hóa đặc thù của công ty và giúp đưa ra những quyết định quan trọng một cách dễ dàng và đồng nhất trong mọi hoàn cảnh. Đồng thời, phải đảm bảo rằng những nhà quản lý của từng bộ phận truyền đạt tốt óa công ty một cách đồng bộ đối với một tập đoàn lớn có nhiều chi nhánh như vậy cần một số biện pháp nhất định và cụ thể. Làm sao để văn hóa doanh nghiệp tồn tại và thấm nhuần trong doanh nghiệp chứ không chỉ là khẩu hiệu là vấn đề không chỉ một sớm một chiều. Nhà lãnh đạo phải bắt đầu suy nghĩ về cách mà những giá trị này sẽ thực hiện việc truyền đạt văn hóa đặc thù của công ty và giúp đưa ra những quyết định quan trọng một cách dễ dàng và đồng nhất trong mọi hoàn cảnh. Đồng thời, phải đảm bảo rằng những nhà quản lý của từng bộ phận truyền đạt tốt và là tấm gương điển hình cho nhân viên cấp dưới trong việc thực hành theo những nguyên tắc đã được đặt ra. Chúng ta không thể mong đợi nhân viên sẽ tự thực hiện tốt những nguyên tắc, những nét văn hóa mang tính “khẩu hiệu” cao như vậy được. Công ty cần duy trì được động lực của nhân viên để họ tự nguyện làm theo như một thói quen.
Cụ thể, quản lý các chi nhánh nên tới truyền bá các văn hóa của công ty khoảng 3-
6 tháng/ lần cho nhân viên khu vực mình. Starbucks cũng nên tổ chức một đợt tập huấn cho tất cả quản lý của các khu vực hàng năm một lần để họ có thể hiểu rõ hơn và truyền đạt lại cho nhân viên của mình một cách hiệu quả nhất có thể. Bên cạnh đó, tạo điều kiện
để những người có khả năng bổ sung cho nhau làm việc trong cùng một nhóm cũng là cách lan truyền văn hóa công ty. Điều này đặt nặng lên khâu tuyển dụng phải thật sự kỹ càng. Một đội ngũ nhân viên đa dạng quan điểm sẽ đưa ra vô số những ý tưởng rất đáng chú ý. Họ sẽ bổ sung và hoàn thiện nền kiến thức hoặc các kỹ năng và nâng cao văn hóa doanh nghiệp của công ty.
Thứ hai, về vấn đề xung đột mục đích giữa văn hóa và mục đích kinh doanh. Ở đây
có thể thấy công ty đã đi lệch so với chiến lược kinh doanh ban đầu. Giải pháp cho vấn
đề này Starbucks cần xác lập lại mục tiêu, truyền cảm hứng và đặt ra các thách thức cho các nhân viên. Kết hợp nâng cao sự trải nghiệm của khách hàng nhiều hơn nữa đồng thời
mở rộng phân khúc thị trường để thu hút được nhiều khách hàng hơn. Từ đó giúp công ty lấy lại được lợi nhuận. Thực tế cho thấy giải pháp này là thiết thực bởi Starbucks là một cái tên quá nổi trên thị trường hiện nay, tuy nhiên việc mở rộng thêm nhiều cửa hàng phải đảm bảo tính đồng bộ trong truyền đạt về văn hóa công ty phải thật hiệu quả.
Thứ ba, không thể phủ nhận là Starbucks có một nền văn hóa mạnh và hết sức độc đáo, tuy nhiên công ty cũng không nên quá chủ quan về vấn đề này. Cần tiếp tục hoàn thiện, đẩy mạnh công tác đánh giá và điều chỉnh văn hóa công ty thường xuyên hơn nữa
để phù hợp với chính sách, nhân viên trong công ty, các yếu tố bên ngoài thị trường đồng thời giúp doanh nghiệp đủ sức cạnh tranh với các đối thủ hoạt động cùng ngành. Phương pháp phổ biến nhất là thực hiện khảo sát hàng năm, tạo cơ hội để nhân viên phản hồi về các giá trị văn hóa của công ty, đánh giá sự phù hợp của chúng với hoạt động hàng ngày
và với giá trị của nhân viên. Các bài khảo sát cũng là cách tuyệt vời để xác định các vấn
đề hiện có hoặc có thể xảy ra trong tổ chức cần được chú ý.
Công ty không nên hỏi thẳng nhân viên có cảm thấy thoải mái trong môi trường và điều kiện làm việc hay không. Thay vào đó, công ty nên tìm hiểu những điều nhân viên thích và không thích một cách thường xuyên, chân thành. Việc thu thập những đánh giá
và ý kiến phản hồi của nhân viên một cách thường xuyên và khéo léo sẽ giúp cho ban quản lý nhận biết được những vấn đề có ảnh hưởng nhất cần thay đổi. Đối với những vấn
đề nhạy cảm khó trao đổi trực tiếp, công ty có thể tạo môi trường trao đổi ẩn danh,…Bên cạnh đó, Starbucks cần đem đến cho nhân viên của mình những chính sách ưu đãi khác như liên kết hợp tác với các câu lục bộ thể dục, tạo điều kiện cho nhân viên mình luyện tập sức khỏe. Công ty cũng nên đồng thời cung cấp các chương trình hướng đến sức khỏe như massage hay huấn luyện cá nhân và các kỳ nghỉ dài. Cung cấp thêm những bữa ăn trưa cho nhân viên, cho họ tham gia các lớp yoga miễn phí và có những kỳ nghỉ ở xa, các buổi liên hoan dã ngoại. Qua những phân tích trên, chúng ta có thể nói rằng Starbucks là một tập đoàn có nền văn hóa mạnh. Và chính nét văn hóa này đã được Howard Schultz gây dựng và truyền đạt cho các nhân viên của mình. Để từ đó mỗi cốc cà phê mà nhân viên trao cho khách hàng cũng chính là những ly cà phê của cảm xúc, những ly cà phê của sự trải nghiệm độc đáo tại không gian nơi đây. Một số kiến nghị trên sẽ góp phần hoàn thiện hơn chính sách văn hóa của tập đoàn cà phê Starbucks.