Kế toán gía vốn hàng bán

Một phần của tài liệu Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng tđs việt nam luận văn tốt nghiệp chuyên ngành kế toán (Trang 28 - 39)

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN

1.2. Nội dung cơ bản của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh

1.2.3. Kế toán gía vốn hàng bán

 Nguyên tắc kế toán

a) Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tƣ; giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp (đối với

doanhnghiệp xây lắp) bán trong kỳ. Ngoài ra, tài khoản này còn dùng để phản ánh các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tƣ nhƣ: Chi phí khấu hao; chi phí sửa chữa; chi phí cho thuê BĐSĐT theo phương thức cho thuê hoạt động; chi phí nhƣợng bán, thanh lý BĐSĐT...

b) Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đƣợc tính vào giá vốn hàng bán trên cơ sở số lƣợng hàng tồn kho và phần chênh lệch giữa giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc nhỏ hơn giá gốc hàng tồn kho. Khi xác định khối lƣợng hàng tồn kho bị giảm giá cần phải trích lập dự phòng, kế toán phải loại trừ khối lƣợng hàng tồn kho đã ký đƣợc hợp đồng tiêu thụ (có giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc không thấp hơn giá trị ghi sổ) nhƣng chƣa chuyển giao cho khách hàng nếu có bằng chứng chắc chắn về việc khách hàng sẽ không từ bỏ thực hiện hợp đồng và loại trừ hàng tồn kho dùng cho hoạt động xây dựng cơ bản, giá trị hàng tồn kho dùng cho sản xuất sản phẩm mà sản phẩm đƣợc tạo

ra từ những hàng tồn kho này có giá bán bằng hoặc cao hơn giá thành sản xuất của sản phẩm.

c) Đối với phần giá trị hàng tồn kho hao hụt, mất mát, kế toán phải tính ngay vào giá vốn hàng bán (sau khi trừ đi các khoản bồi thường, nếu có). d) Các khoản thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường đã tính vào giá trị hàng mua, nếu khi xuất bán hàng hóa mà các khoản thuế đó đƣợc hoàn lại thì đƣợc ghi giảm giá vốn hàng bán.

e) Các khoản chi phí không đƣợc coi là chi phí đƣợc trừ theo quy định của Luật thuế TNDN nhƣng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo Chế độ kế toán thì không đƣợc ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp.

 Tài khoản kế toán sử dụng

TK 632- Giá vốn hàng bán: Phản ánh trị giá vốn của hàng xuất bán trong kì.

Tk 156- Hàng hóa

Tk 157- Hàng gửi đi bán

Các tài khoản liên quan khác

- Tài khoản 632 không có số dƣ cuối kỳ.

+ Các tài khoản liên quan khác: 154, 155, 156, 157, 2141, …

Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 632

Tài khoản 632 Bên nợ:

+ Trị giá vốn của sản phẩm, hàng

hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ.

+ Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi

phí nhân công vƣợt trên mức bình

thường và chi phí sản xuất chung cố

định không phân bổ đƣợc tính vào

giá vốn hàng bán trong kỳ;

+ Các khoản hao hụt, mất mát của

hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi

thường do trách nhiệm cá nhân gây

ra

+ Số trích lập dự phòng giảm giá

hàng tồn kho (chênh lệch giữa số dự

phòng giảm giá hàng tồn kho phải

lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã

lập năm trước chưa sử dụng hết).

Bên có:

– Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ sang tài khoản 911 “Xác định kết quả

kinh doanh”;

– Khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số đã lập năm trước);

– Trị giá hàng bán bị trả lại;

– Khoản chiết khấu thương mại, giảm

giá hàng bán nhận đƣợc sau khi hàng mua đã tiêu thụ;

– Các khoản thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường đã tính vào giá trị hàng mua, nếu khi xuất bán hàng hóa mà các khoản thuế đó đƣợc hoàn lại.

 Trình tự kế toán

- Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê

khai thường xuyên:

Sơ đồ 1.2: Kế toán giá vốn hàng bán ( Theo phương pháp kê khai thường xuyên)

TK 156 TK 911

Kết chuyển giá vốn hàng

Xuất kho hàng hóa để bán và các chi phí khi xác định ..

Kết quả bán hàng

TK 156 TK 157

Xuất kho hàng hóa Hàng gửi bán

gửi đi bán xác định là đã TK 156

tiêu thụ Hàng bán bị trả lại

nhập kho

TK 138,156 TK 2294

Phần mất mát,hao hụt hàng tồn kho Hoàn nhập dự phòng giảm Đƣợc tính vào giá vốn hàng bán giá hàng tồn kho

Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Tk 632 Giá vốn hàng bán

- Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ:

- Theo phương pháp này, kế toán không phản ánh thường xuyên liên tục tình hình nhập, xuất kho hàng hóa trên TK 156 – Hàng hóa. Tài khoản này chỉ đƣợc sử dụng để phản ánh trị giá hàng hóa tồn đầu kỳ và cuối kỳ. Hàng ngày việc nhập hàng hóa đƣợc phản ánh trên TK 611 – Mua hàng. Cuối kỳ căn cứ vào kết quả kiểm kê về mặt hiện vật của hàng hóa và hàng gửi bán để xác định gía trị hàng tồn kho cuối kỳ. Kế toán xác định giá vốn thực tế của hàng hóa xuất trong kỳ theo công thức:

Trị giá vốn

thực tế của

hàng xuất bán

trong kỳ

=

Trị giá vốn thực tế hàng hóa tồn đầu

kỳ

+

Trị giá hàng hóa nhập kho trong kỳ

_

Trị giá hàng hóa tồn cuối

kỳ

Trong đó: Hàng tồn kho đầu kỳ, cuối kỳ là hàng hóa tồn tại kho và hàng gửi

bán chƣa xác định tiêu thụ tại thời điểm đầu kỳ, cuối kỳ.

Trình tự kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kiểm kê định kỳ được xác định theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.3: Kế toán giá vốn hàng bán ( Theo phương pháp kiểm kê định kì )

Tk 632 Giá vốn hàng bán Tk 911

TK 611

Cuối kì kết chuyển trị giá vốn hàng bán

Hàng hóa đã xuất bán

TK 2294 Hoàn nhập dự phòng

giảm giá hàng tồn kho

Trích lập dự phòng giảm giá hàng

tồn kho

1.2.4 . Kế toán chi phí quản lý kinh doanh

 Nguyên tắc kế toán:

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi phí quản lý kinh doanh bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp:

Chi phí bán hàng là toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình bán hàng sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ. Bao gồm các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ, bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa (trừ hoạt động xây lắp), chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển, lương nhân viên bộ phận bán hàng (tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp,...), bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động của nhân

viên bán hàng; chi phí vật liệu, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho

bộ phận bán hàng; dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, fax,...); chi phí bằng tiền khác.

Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ các chi phí liên quan đến hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý hành chính và một số khoản khác có tính chất chung toàn doanh nghiệp. Bao gồm các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp bao gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp,...); bảo hiểm

xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp của nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập

dự phòng phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ...); chi phí bằng tiền khác (tiếp khách, hội nghị khách hàng...). Các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp không đƣợc coi là chi phí đƣợc trừ theo quy định của Luật thuế TNDN nhƣng

có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo Chế độ kế toán thì không đƣợc ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp.

Tài khoản 642 đƣợc mở chi tiết theo từng nội dung chi phí theo quy định. Tùy theo yêu cầu quản lý của từng ngành, từng doanh nghiệp, tài khoản

642 có thể đƣợc mở chi tiết theo từng loại chi phí nhƣ: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Trong từng loại chi phí đƣợc theo dõi chi tiết theo từng nội dung chi phí nhƣ:

Đối với chi phí bán hàng:

- Chi phí nhân viên: Phản ánh các khoản phải trả cho nhân viên bán

hàng, nhân viên đóng gói, vận chuyển, bảo quản sản phẩm, hàng hóa,... bao gồm tiền lương, tiền ăn giữa ca, tiền công và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp,...

- Chi phí vật liệu, bao bì: Phản ánh các chi phí vật liệu, bao bì xuất dùng cho việc bảo quản, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, nhƣ chi phí vật liệu đóng gói sản phẩm, hàng hóa, chi phí vật liệu, nhiên liệu dùng cho bảo quản, bốc vác, vận chuyển sản phẩm, hàng hóa trong quá trình tiêu thụ, vật liệu dùng cho sửa chữa, bảo quản TSCĐ,... dùng cho bộ phận bán hàng.

- Chi phí dụng cụ, đồ dùng: Phản ánh chi phí về công cụ, dụng cụ phục

vụ cho quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa như dụng cụ đo lường, phương tiện tính toán, phương tiện làm việc,...

- Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận

bảo quản, bán hàng, như nhà kho, cửa hàng, bến bãi, phương tiện bốc dỡ, vận chuyển, phương tiện tính toán, đo lường, kiểm nghiệm chất lượng,...

- Chi phí bảo hành: Dùng để phản ánh khoản chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa. Riêng chi phí sửa chữa và bảo hành công trình xây lắp phản ánh ở

TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” mà không phản ánh ở TK này.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài

phục vụ cho bán hàng nhƣ chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ phục vụ trực tiếp cho khâu bán hàng, tiền thuê kho, thuê bãi, tiền thuê bốc vác, vận chuyển sản phẩm, hàng hóa đi bán, tiền trả hoa hồng cho đại lý bán hàng, cho đơn vị nhận ủy thác xuất khẩu,...

- Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí bằng tiền khác phát sinh

trong khâu bán hàng ngoài các chi phí nêu trên nhƣ chi phí tiếp khách ở bộ phận bán hàng, chi phí giới thiệu sản phẩm, hàng hóa, khuyến mại, quảng cáo, chào hàng, chi phí hội nghị khách hàng..

Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp:

- Chi phí nhân viên quản lý: Phản ánh các khoản phải trả cho cán bộ

nhân viên quản lý doanh nghiệp, như tiền lương, các khoản phụ cấp, bảo hiểm

xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp của Ban Giám đốc, nhân viên quản lý ở các phòng, ban của doanh nghiệp.

- Chi phí vật liệu quản lý: Phản ánh chi phí vật liệu xuất dùng cho công

tác quản lý doanh nghiệp nhƣ văn phòng phẩm... vật liệu sử dụng cho việc sửa chữa TSCĐ, công cụ, dụng cụ,... (giá có thuế hoặc chƣa có thuế GTGT).

- Chi phí đồ dùng văn phòng: Phản ánh chi phí dụng cụ, đồ dùng văn phòng dùng cho công tác quản lý (giá có thuế hoặc chƣa có thuế GTGT).

- Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ dùng

chung cho doanh nghiệp nhƣ: Nhà cửa làm việc của các phòng ban, kho tàng, vật kiến trúc, phương tiện vận tải truyền dẫn, máy móc thiết bị quản lý dùng trên văn phòng,...

- Thuế, phí và lệ phí: Phản ánh chi phí về thuế, phí và lệ phí nhƣ: thuế

môn bài, tiền thuê đất,... và các khoản phí, lệ phí khác.

- Chi phí dự phòng: Phản ánh các khoản dự phòng phải thu khó đòi, dự

phòng phải trả tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài

phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp; các khoản chi mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế,... (không đủ tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ) được tính theo phương pháp phân bổ dần vào chi phí quản lý doanh nghiệp; tiền thuê TSCĐ, chi phí trả cho nhà thầu phụ.

- Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí khác thuộc quản lý chung

của doanh nghiệp, ngoài các chi phí nêu trên, nhƣ: Chi phí hội nghị, tiếp khách, công tác phí, tàu xe, khoản chi cho lao động nữ,...

Đối với sản phẩm, hàng hóa dùng để khuyến mại, quảng cáo:

- Trường hợp xuất sản phẩm, hàng hóa để khuyến mại, quảng cáo không thu tiền, không kèm theo các điều kiện khác nhƣ phải mua sản phẩm, hàng hóa thì ghi nhận giá trị hàng khuyến mại, quảng cáo vào chi phí bán hàng.

- Trường hợp xuất sản phẩm, hàng hóa để khuyến mại, quảng cáo nhưng khách hàng chỉ đƣợc nhận hàng khuyến mại, quảng cáo kèm theo các điều kiện

khác nhƣ phải mua sản phẩm, hàng hóa (ví dụ nhƣ mua 2 sản phẩm đƣợc tặng 1 sản phẩm....) thì kế toán phản ánh giá trị hàng khuyến mại, quảng cáo vào giá vốn hàng bán (trường hợp này bản chất giao dịch là giảm giá hàng bán).

- Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động thương mại được nhận hàng hóa (không phải trả tiền) từ nhà sản xuất, nhà phân phối để quảng cáo, khuyến mại cho khách hàng mua hàng của nhà sản xuất, nhà phân phối:

+ Khi nhận hàng của nhà sản xuất (không phải trả tiền) dùng để khuyến mại, quảng cáo cho khách hàng, nhà phân phối phải theo dõi chi tiết số lƣợng hàng trong hệ thống quản trị nội bộ của mình và thuyết minh trên Bản thuyết minh Báo cáo tài chính đối với hàng nhận đƣợc và số hàng đã dùng để khuyến mại cho người mua (như hàng hóa nhận giữ hộ).

+ Khi hết chương trình khuyến mại, nếu không phải trả lại nhà sản xuất

số hàng khuyến mại chƣa sử dụng hết, kế toán ghi nhận thu nhập khác là giá trị số hàng khuyến mại không phải trả lại.

 Tài khoản sử dụng:

Kế toán sử dụng tài khoản 642- chi phí quản lý kinh doanh: Tập hợp và kết chuyển các chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và chi phí khác liên quan đến hoạt động chung của toàn doanh nghiệp.

Tài khoản 642 - Chi phí quản lý kinh doanh có 2 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 6421 - Chi phí bán hàng: Phản ánh chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ trong

kỳ của doanh nghiệp và tình hình kết chuyển chi phí bán hàng sang TK 911- Xác định kết quả kinh doanh.

- Tài khoản 6422 - Chi phí quản lý doanh nghiệp: Phản ánh chi phí

quản lý chung của doanh nghiệp phát sinh trong kỳ và tình hình kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp sang TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.

 Trình tự kế toán các nghiệp vụ chủ yếu:

Sơ đồ 1.4: Trình tự kế toán chi phí quản lý kinh doanh

TK 642

TK 111,112,152,.. Chi phí quản lý kinh doanh TK 111, 112

Chi phí vật liệu, dụng cụ

TK 133 Các khoản thu giảm chi

TK 334,338

TK 911

TK 214 Kết chuyển chi phí QLDN

Chi phí khấu hao TSCĐ

TK 242,335

Chi phí phân bổ dần, chi phí trích TK 2293

trước

TK 111,112,136

Chi phí QL cấp dưới phải nộp cấp trên

TK 2293

Dự phòng phải thu khó đòi

TK 111,112,141,331

CP dvu mua ngoài, CP bằng tiền khác

TK 133

TK 333

Thuế môn bài,thuế nhà đất nộp NSNN

Tk 352

Chi phí tiền lương,tiền công,phụ cấp

BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ,tiền ăn

ca và các khoản trích theo lương

Hoàn nhập số dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập năm trước chưa sử dụng hết lớn hơn số phải trích lập năm nay

Tk 352

Hoàn nhập số dự phòng phải trả đã trích lập năm trước chưa sử dụng lớn hơn năm nay

Dự phòng phải trả về chi phí tái

cơ cấu doanh nghiệp...

Một phần của tài liệu Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng tđs việt nam luận văn tốt nghiệp chuyên ngành kế toán (Trang 28 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)