Kiến nghị 1: Áp dụng chiết khấu thanh toán cho khách hàng thanh toán sớm tiền hàng

Một phần của tài liệu Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng tđs việt nam luận văn tốt nghiệp chuyên ngành kế toán (Trang 112 - 117)

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ Ý KIẾN( GIẢI PHÁP) HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƢ VẤN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG TĐS VIỆT NAM

3.2. Nội dung ý kiến hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Cổ Phần Tƣ Vấn Đầu Tƣ Xây Dựng TĐS Việt Nam

3.2.1. Kiến nghị 1: Áp dụng chiết khấu thanh toán cho khách hàng thanh toán sớm tiền hàng

- Chiết khấu thanh toán là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua

do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn theo hợp đồng. Việc

áp dụng chính sách chiết khấu thanh toán giúp doanh nghiệp nhanh chóng thu hồi công nợ, rút ngắn thời gian luân chuyển vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Lưu ý khoản chiết khấu thanh toán không được ghi giảm giá trên hóa đơn GTGT. Công ty vẫn phải xuất hóa đơn GTGT theo đúng số tiền ban đầu khi chƣa trừ khoản chiết khấu thanh toán.

- Chiết khấu thương mại là khoản tiền người bán giảm giá niêm yết cho người mua hàng với số lượng lớn. Việc áp dụng chính sách chiết khấu thương mại giúp doanh nghiệp nâng cao sản lƣợng tiêu thụ hàng hóa, tránh gây ứ đọng hàng tồn kho làm tăng nhiều chi phí bảo quản, cất trữ. Lưu ý giá bán trên hóa đơn GTGT là giá bán sau khi đã trừ đi khoản chiết khấu thương mại. Nếu việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hóa bán

ra thì số tiền chiết khấu của hàng hóa đã bán đƣợc tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp theo. Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình chiết khấu hàng bán thì đƣợc lập hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua

kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào

- Công ty nên xem xét áp dụng thêm chính sách chiết khấu thanh toán hoặc chiết khấu thương mại hợp lí theo một tỷ lệ nhất định trên doanh thu chƣa có thuế GTGT, hấp dẫn cho khách hàng khi khách hàng thanh toán sớm tiền hàng hoặc khuyến khích khách hàng mua nhiều hàng hơn. Công ty có thể

áp dụng tỷ lệ chiết khấu đối với khách hàng thanh toán sớm tiền hàng nhƣ sau:

Thời gian thanh toán Phần trăm chiết khấu(tính trên giá thanh toán)

Trả ngay 10%

Trước 1 tuần 8%

1-2 tuần 6%

2-3 tuần 4%

3-4 tuần 2%

Sau 1 tháng Không hưởng chiết khấu

Ví dụ 3.1: Công ty X mua hàng của Công Ty Cổ Phần Tƣ Vấn Đầu

Tƣ Xây Dựng TĐS Việt Nam ngày 02/12/2020 theo hóa đơn số 0000149 với tổng giá trị thanh toán là 92.664.000 đồng.Công X chuyển khoản thanh toán toàn bộ tiền hàng ngay. Như vậy, Công ty được hưởng chính sách chiết khấu thanh toán của Công ty với tỷ lệ chiết khấu 10% trên tổng giá thanh toán.

Số tiền chiết khấu thanh toán được hưởng:

= 92.664.000*10% = 9.266.400 (đồng)

Số tiền Công ty X còn phải thanh toán:

= 92.664.000 – 9.266.400 = 83.397.600 (đồng)

Kế toán định khoản chiết khấu thanh toán nhƣ sau:

Nợ TK 112: 83.397.600

Nợ TK 635: 9.266.400

Có TK 131: 92.664.000

Ví dụ 3.2: Trong hai tháng cuối năm 2020, Công Ty Cổ Phần Tƣ

Vấn Đầu Tư Xây Dựng TĐS Việt Nam tổ chức chương trình ưu đãi đối với những khách hàng có doanh số mua từng lần lớn hơn 50 triệu đồng sẽ đƣợc hưởng chính sách chiết khấu thương mại giảm giá 10% giá mua.

Công ty Y ký hợp đồng mua bán Gạch lát MDP602A1 của Công Ty Cổ Phần

Tƣ Vấn Đầu Tƣ Xây Dựng TĐS Việt Nam Số lƣợng: 673,92m2 , đơn giá: 125.000 đồng/m2, thuế suất thuế GTGT: 10%

Như vậy công ty này đủ điều kiện hưởng chính sách chiết khấu thương mại.

Số tiền chiết khấu thương mại khách hàng được hưởng

= 673,92x 125.000 x 10% = 8.424.000 đồng

Đơn giá sau khi trừ khoản chiết khấu thương mại

= 125.000 – 12.500 = 112.500 đồng

Thành tiền sau khi trừ khoản chiết khấu thương mại

= 112.500 x 673,92 = 75.816.000 đồng

Khi xuất hóa đơn GTGT, kế toán ghi trên hóa đơn nhƣ sau:

Tên hàng hóa, dịch

vụ

Đơn

vị tính

Số lƣợng Đơn giá Thành tiền

Gạc lát MDP602A1 M2 673,92 125.000 75.816.000

Cộng tiền hàng 75.816.000

Thuế suất GTGT: 10% Tiến thuế GTGT 7.581.600

Tổng cộng tiền thanh toán 83.397.600

Kế toán định khoản chiết khấu thương mại như sau:

Nợ TK 51112 : 8.424.000

Nợ TK 3331 : 842.400

Có TK 131 : 9.266.400

- Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt trên thị trường hiện nay, các chính sách chiết khấu đôi khi là một chiến lƣợc Marketing hiệu quả giúp doanh nghiệp có thể cải thiện đƣợc doanh thu một cách nhanh chóng. Tuy nhiên chúng có một vài ưu điểm và nhược điểm mà doanh nghiệp cần lưu ý:

Ƣu điểm: Trong một giai đoạn kinh doanh nhất định, áp dụng các chính

sách chiết khấu có thể khiến doanh nghiệp chiếm được cảm tình với người

tiêu dùng khi ai cũng thích mua đƣợc đồ rẻ mà chất lƣợng tốt. Lƣợng hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp có thể bán ra ngoài thị trường trong khoảng thời gian này cũng sẽ tốt hơn trước. Cùng với đó, thương hiệu của công ty cũng sẽ tới đƣợc với nhiều khách hàng mới.

Nhƣợc điểm: Nếu nhƣ tỷ lệ chiết khẩu giảm quá mức, nó sẽ tác động

trực tiếp đến nguồn vốn cũng nhƣ các hoạt động quay vòng vốn của doanh nghiệp. Mặc dù có nhiều doanh nghiệp sẵn sang chịu lỗ để tạo thương hiệu những cũng có những công ty đã phải phá sản vì chịu lỗ quá nhiều do giảm tỷ

lệ chiết khấu xuống thấp. Ngoài ra, nếu nhƣ kế hoạch tăng, giảm tỷ lệ chiết khấu không có sự hợp lý, không đem lại lợi ích cho người mua thì doanh nghiệp sẽ đã đánh mất sự tin tưởng của khác hàng vào sản phẩm cũng như doanh nghiệp. Nếu sử dụng cách thức khuyến mãi thông qua giảm chiết khấu thường xuyên thì sẽ dẫn tới tình trạng nghi ngờ chất lượng của sản phẩm. Khi chất lƣợng của sản phẩm đã bị nghi ngờ thì doanh nghiệp có quảng cáo đến đâu cũng khó có thể có được sự tin tưởng từ khách hàng.

-Vì vậy, để sử dụng các công cụ chiết khấu một cách hợp lý, mang lại hiệu quả cao, doanh nghiệp cần:

+ Cân nhắc, nắm bắt rõ giá trị thực của sản phẩm và tỷ lệ chiết khấu để đƣa ra mức giá cân bằng nhất mà vẫn giữa đƣợc giá trị sản phẩm.

+ Điều tra, nắm bắt đúng tâm lý của khách hàng, tập trung đúng vào yêu cầu mà khách hàng muốn. Lúc này, chiết khấu sẽ là công cụ giúp khách hàng quyết định xuống tiền nhanh hơn.

+Thực hiện những chiến dịch chiết khấu cùng với các hoạt động quảng cáo thương hiệu doanh nghiệp. Việc thực hiện giảm tỷ lệ chiết khấu cùng với các hoạt động quảng cáo thương hiệu doanh nghiệp có thể giúp doanh nghiệp phân loại đƣợc những tệp khách hàng tiềm năng nhằm có chiết khấu phù hợp nhất.

Một phần của tài liệu Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng tđs việt nam luận văn tốt nghiệp chuyên ngành kế toán (Trang 112 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)