Một số đánh giá về vòng đàm phán Doha về DSU

Một phần của tài liệu Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO trong vòng đàm phán doha (Trang 25 - 29)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG VÒNG ĐÀM PHÁN DOHA

3.1. Một số đánh giá về vòng đàm phán Doha về DSU

3.1.1. Thành tựu

Thứ nhất là công việc trong các cuộc đàm phán DSU đã tiến bộ đáng kể.

Năm 2012, các quốc gia đã hoàn thành một cuộc thảo luận về vấn đề dựa trên văn bản chi tiết về tất cả 12 vấn đề đang được xem xét trong các cuộc đàm phán.62

Kể từ tháng 6/2013, công việc của Phiên họp đặc biệt dựa trên “quy trình theo chiều ngang”, trong đó các quốc gia quan tâm có cơ hội cùng nhau tìm ra các giải pháp khả thi trong tất cả các lĩnh vực đang thảo luận.63

Trong giai đoạn 2013-2015, với mục tiêu xây dựng sự hội tụ xung quanh các biện pháp mà có cơ sở hỗ trợ rộng nhất có thể, các quốc gia tham gia xem xét một cách sâu sắc tất cả các lĩnh vực đang đàm phán.64 Kết quả của công việc này là các quốc gia đã đạt được sự hội tụ về nguyên tắc trong một số lĩnh vực nhất định và được phản ánh trong dự thảo văn bản pháp lý65. Trong phần lớn lĩnh vực khác, sự tiến bộ đáng kể đã được thực hiện trong việc làm rõ các yếu tố có thể hình thành cơ

sở của công việc tiếp theo dựa trên văn bản. Trong một số lĩnh vực, công việc tiếp theo ở mức độ khái niệm là cần thiết để làm cơ sở mà sự hội tụ có thể được tìm thấy.

Thứ hai là các cuộc thảo luận gần đây đã đề cập đến khả năng tiếp cận thỏa thuận trong một số ít khu vực lớn để tận dụng tiến độ thực hiện cho đến nay, không ảnh hưởng đến việc tiếp tục tìm kiếm sự tiến bộ hơn nữa trong các lĩnh vực mà sự hội tụ đầy đủ chưa rõ ràng.66

Các quốc gia ủng hộ mục tiêu đạt được thỏa thuận nếu có thể - và thực hiện các

62 Báo cáo của Chủ tịch DSB, TN/DS/26, đoạn 2.1.

63 TN/DS/26, đoạn 2.2.

64 Báo cáo của Chủ tịch DSB, TN/DS/28, đoạn 1.2.

65 Xem chi tiết tại Báo cáo của Chủ tịch DSB, TN/DS/25

66 TN/DS/28, đoạn 1.5.

cải tiến kết quả - càng sớm càng tốt, vẫn còn lo ngại rằng mọi kết quả đã được thống nhất sẽ phản ánh sự cân bằng lợi ích phù hợp và không làm ảnh hưởng đến cơ hội cho một kết quả đầy tham vọng phù hợp với nỗ lực đã được đầu tư trong cuộc đàm phán này trong nhiều năm qua. Do đó, các quốc gia không thể đạt được thỏa thuận về kết quả cụ thể kịp thời cho Hội nghị Bộ trưởng Nairobi. Mặc dù vậy, các quốc gia vẫn cam kết mạnh mẽ để tiếp tục làm việc theo thỏa thuận về cải tiến và làm rõ DSU, theo yêu cầu của Bộ trưởng.

Thứ ba là việc sử dụng hệ thống giải quyết tranh chấp tại WTO đã phát triển thông qua sự xuất hiện các phương pháp (approach) mới để giải quyết các tình huống mới.67

Một số đề xuất đang được xem xét sẽ có hiệu lực xác nhận hoặc hợp nhất một

số phương pháp này.68 Ví dụ, việc cấp thêm quyền của bên thứ ba trong quá trình hội thẩm hoặc mở cửa để quan sát công khai các phiên hội thẩm và phúc thẩm đang được xem xét trong các cuộc đàm phán đã được thực hiện trên cơ sở ad hoc.

Các phương pháp gia tăng cho phép Thành viên tìm sự cân bằng phù hợp trong việc giải quyết không chắc chắn lâu dài trong khi thích ứng với sự phát triển liên tục của hệ thống.69

3.1.2. Thách thức

Thứ nhất, bất kỳ thay đổi vấn đề trong DSU đều dựa trên nguyên tắc đồng

thuận.

Đây có thể xem là một trong những thách thức lớn khiến cho vòng Doha không thể đi đến những kết luận cuối cùng.

Nguyên tắc đồng thuận ở đây được hiểu là yêu cầu sự đồng thuận của tất cả thành viên, không có thành viên nào phản đối, và được sự chấp thuận của Hội nghị

Bộ trưởng. Trong khi đó, đối với các thành viên tham gia vòng đàm phán, mỗi thành viên đều mong muốn hướng tới những mục tiêu trái ngược nhau. Tương tự như các lĩnh vực đàm phán khác của vòng Đàm phán Doha, các Thành viên cũng theo đuổi

67 TN/DS/28, đoạn 1.9.

68 TN/DS/28, đoạn 1.9.

69 TN/DS/28, đoạn 1.11.

các mục tiêu đàm phán khác nhau trong việc đàm phán về DSU, hay nói cách khác

là không thể hòa giải được70. Cụ thể như, những bất đồng quan điểm, tranh cãi nảy sinh giữa Hoa Kỳ và EU, giữa các nước công nghiệp phát triển và đang phát triển. Trong giai đoạn đầu của đánh giá DSU (1998-1999), có một sự khác biệt rõ ràng về mục tiêu giữa hai cường quốc Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu. Trong khi mối quan tâm của Hoa Kỳ là tăng cường chất lượng thực thi của hệ thống, do đó Hoa Kỳ phản đối mọi hành vi liên quan đến trình tự trì hoãn theo điều 21.5 và Điều 22 của DSU, bởi nó có thể dẫn đến việc áp dụng các biện pháp trả đũa “băng chuyền”, từ đó tăng ảnh hưởng của việc tạm hoãn thi hành nhượng bộ và các nghĩa vụ khác đối với Bị đơn.Trái lại, một số quốc gia khác lại không đồng ý với quan điểm trên của Hoa

Kỳ. Chỉnh bởi sự mâu thuẫn về mục tiêu các các Thành viên, đã khiến cho những cuộc đàm phán kéo dài mà không thể đưa ra được một quyết định cuối cùng. Đây được xem như là khó khăn lớn trong việc đi đến sự đồng thuận của tất cả Thành viên đối với cùng một vấn đề trong DSU.

Thứ hai, việc tách rời các cuộc đàm phán DSU khỏi khuôn khổ đơn lẻ là một

yếu tố khác khiến cho các cuộc đàm phán DSU trở nên khó khăn hơn.

Có thể thấy, trong khi các cuộc đàm phán được thực hiện trong phạm vi rộng,

cụ thể như Vòng đàm phán Uruguay, các quốc gia có điều kiện để thỏa thuận nhượng bộ các lĩnh vực ưu tiên thấp hơn tương ứng để đổi lấy sự hỗ trợ đối với các lĩnh vực ưu tiên cao hơn71. Nhưng đối với vòng đàm phán Doha về DSU, những thỏa thuận đánh đổi như vậy rất khó thực hiện vì phạm vi đàm phán bị giới hạn trong DSU. Điều này tạo nên thách thức lớn đối với các nước đang phát triển, rất khó để thỏa thuận với các nước phát triển .

Thứ ba, thách thức lớn khác đối với DSU đó không phải là quá nhiều câu hỏi về

câu hỏi kỹ thuật trong cuộc đàm phán đánh giá DSU có thể được xây dựng thành thỏa thuận, mà thay vào đó, DSU phù hợp đến mức nào để vượt qua mối quan tâm

70 Reform And Development Of The Wto Dispute Settlement System, tr.454, xem tại:

http://www.worldtradelaw.net/articles/zimmermanndsuchapter.pdf.download?

fbclid=IwAR18aCeiaN1J0V0fXevZ9BjyBl9iKJWRX1uczTu4SwiR1Hw5yPgC2UvFcEI (truy cập ngày 22/11/2019)

71 Reform And Development Of The Wto Dispute Settlement System, xem tại:

https://www.rieti.go.jp/en/columns/a01_0090.html?

fbclid=IwAR3e0o6UV5DpTd7glMGJfXmUyczXjjO6d9XS4sV1M21lkwbnIpAtjEtNjOM (truy cập ngày 22/11/2019)

cơ bản hơn - cụ thể đó là có sự mất cân bằng không bền vững giữa việc ra quyết định chính trị và tư pháp trong WTO72. Không có hai lựa chọn chung nào đang được thảo luận để khắc phục tình hình, làm suy yếu việc xét xử hoặc tăng cường việc ra quyết định chính trị, hay sự hứa hẹn rất lớn nếu nếu được xem xét trong sự cô lập.

Phán quyết suy yếu không phải là một lựa chọn được các Thành viên quan tâm,

vì các Thành viên sẽ phải từ bỏ những thành tựu mà DSU mới đã mang lại cho hệ thống thương mại quốc tế dựa trên các quy tắc. Nó cũng sẽ mâu thuẫn với toàn cầu hóa và sự phụ thuộc ngày càng tăng vào các giao dịch quốc tế trong đời sống kinh

tế, đòi hỏi một khung pháp lý ổn định, và có thể dự đoán được cho thương mại quốc

tế.

Bên cạnh đó, cải thiện việc ra quyết định chính trị là một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn và có thể dẫn đến việc các Thành viên quan trọng bị loại khỏi hệ thống, nếu như nguyên tắc đồng thuận được thay thế bằng hình thức bỏ phiếu đa số.

Thứ tư, bản thân các cuộc đàm phán đòi hỏi sự nhất quán về mặt kỹ thuật. Điều

này dẫn đến việc cực kỳ khó khăn để đưa cuộc đàm phán đến một kết luận nhất định. Ví dụ như, trong các cuộc đàm phán về tiếp cận thị trường thương mại hàng hóa hay dịch vụ, sẽ là đủ nếu lợi ích các bên liên quan hội tụ. Tuy nhiên, trong các cuộc đàm phán về DSU, chỉ cần đồng ý về các mục đàm phán cụ thể là không đủ. Một văn bản pháp lý kết hợp các điều khoản đã thoả thuận phải được soạn thảo và điều chỉnh để đảm bảo sự thống nhất với các quy tắc chung của WTO và những điều chỉnh như thế là nhiệm vụ cực kỳ khó khăn73. Chính vì thế, một vấn đề về DSU được đưa ra đàm phán để có thể đi đến những thỏa thuận cuối cùng là vô cùng khó khăn so với những cuộc đàm phán về lĩnh vực khác.

Nhìn chung, đàm phán vòng Doha về vấn đề DSU còn tồn tại những thách thức

đã nêu trên, đã là một trong những lí do khiến việc đàm phán kéo dài suốt cả thời gian dài mà không thể đi đến kết luận cuối cùng.

72 Tlđd, tr. 417.

73 KAWASE Tsuyoshi, Looking Back on Negotiations over WTO Dispute Settlement Understanding, xem tại: https://www.rieti.go.jp/en/columns/a01_0090.html?

fbclid=IwAR3e0o6UV5DpTd7glMGJfXmUyczXjjO6d9XS4sV1M21lkwbnIpAtjEtNjOM (truy cập ngày 23/11/2019)

Một phần của tài liệu Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO trong vòng đàm phán doha (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w