Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO trong vòng đàm phán doha (Trang 29 - 33)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG VÒNG ĐÀM PHÁN DOHA

3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

3.2.1. Sự tham gia của VN vào vòng đàm phán Doha về DSU

Kết quả lớn nhất trong đàm phán Việt Nam đã đạt được đến nay là đã vận động đưa vào được dự thảo về nông nghiệp và NAMA (tiếp cận thị trường hàng phi nông nghiệp) việc Việt Nam không phải đưa thêm bất kỳ cam kết mới nào về mở cửa thị trường trong Vòng Doha74. Và những đóng góp của Việt Nam về DSU trong vòng đàm phán Doha hầu như rất mờ nhạt.

Trên thực tế, sự tham gia của Việt Nam vào quá trình đàm phán Doha là khá hạn chế. Cụ thể, Việt Nam không đệ trình bất kỳ đề xuất nào về sửa đổi, bổ sung DSB.75 Và Việt Nam cũng chưa bao giờ thể hiện quan điểm của mình trong các phiên họp đặc biệt của DSB về sửa đổi DSU.76 Một trong những lý do cơ bản dẫn đến sự hạn chế này là vì Việt Nam gia nhập WTO khá muộn năm 2007 và DSU cũng không phải là vấn đề chính mà Việt Nam tập trung đàm phán tại vòng Doha.

3.2.2. Các vấn đề đặt ra cho Việt Nam trong quá trình xem xét DSU tại vòng đàm phán Doha

Với vai trò và vị thế của một nước đang phát triển trong WTO thì đối với những

đề xuất sửa đổi DSU được đưa ra xem xét tại vòng đàm phán Doha, Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung trong WTO cũng có những quan tâm nhất định về một số vấn đề tiêu biểu được coi là có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Theo như thống kê về số vụ việc tranh chấp theo các quốc gia của WTO thì tính đến thời điểm hiện tại Việt Nam đã tham gia 5 vụ việc với tư cách là nguyên đơn, 33 vụ với tư cách là bên thứ 3 và không có vụ nào với tư cách

là bị đơn. Cho nên, trong danh mục các “chuyên đề” về DSU được các quốc gia đưa

ra xem xét tại vòng đàm phán Doha thì những “chuyên đề” được xem là có liên quan trực tiếp đến Việt Nam trong DSU cụ thể là:

Thứ nhất, quyền của bên thứ ba

74 Sở Công thương tỉnh Điện Biên, Diễn biến Vòng đàm phán Doha và những vấn đề liên quan đến Việt Nam, xem tại: http://socongthuongdienbien.gov.vn/vi/news/Hoi-nhap-Quoc-te/Dien-bien-Vong-dam-phan-Doha-va-nhung-van- de-lien-quan-den-Viet-Nam-21/ (truy cập ngày 20/11/2019).

75 xem thêm tại: Văn kiện cuối cùng có chứa đựng các sửa đổi, bổ sung DSU đưa ra lần cuối cùng do các nhóm các thành viên châu Phi đề xuất ngày 05/03/2008

76 Xem thêm tại: Tính đến tháng 12/2017 đã có 40 phiên họp đặc biệt của DSB dành cho các thảo luận

về sửa đổi, bổ sung các quy tắc DSU

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã tham gia tổng cộng 38 vụ tranh chấp thì có đến 33 vụ tranh chấp Việt Nam tham gia với vai trò của bên thứ 3 vì vậy mà những đề xuất trong việc xem xét lại quyền của bên thứ 3 trong vòng đàm phán Doha cũng là một trong những vấn đề mà Việt Nam cần quan tâm và sẽ có tác động đáng kể đến các vụ tranh chấp của Việt Nam trong tương lai.

Tại vòng đàm phán Doha, các nước đã đưa ra những đề xuất ý kiến của mình với mong muốn không chỉ thúc đẩy quyền của bên thứ 3 mà còn khắc phục được những hạn chế mà các nước đó đã phải đối mặt trong quá trình tham gia vào các tranh chấp trên thực tế. Ví dụ, Costa Rica mong muốn quyền của bên thứ 3 được mở rộng ở mỗi giai đoạn của quá trình giải quyết tranh chấp từ quy trình tham vấn đến việc thi hành phán quyết77. Ngoài Costa Rica thì nhóm các quốc gia châu Phi cũng như nhóm các nước đang phát triển trong WTO cũng rất quan tâm về vấn đề nâng cao vai trò của bên thứ 3 trong DSU và cũng đưa ra những đề xuất tương tự như Costa Rica để mở rộng sự tham gia của bên thứ một cách rất tích cực.78 Tất cả những đề xuất liên quan để mở rộng quyền của bên thứ 3 này đều được ghi nhận trong Văn bản của Chủ tịch.79

Vì vậy, nếu như quyền của bên thứ ba được mở rộng theo như những đề xuất của Costa Rica hay nhóm các nước đang phát triển như trên thì cơ hội được tham gia vào các vụ tranh chấp với vai trò bên thứ 3 của Việt Nam sẽ cao hơn, quyền lợi của bên thứ 3 sẽ được coi trọng hơn và hạn chế được những cản trở không cần thiết mang tính đơn phương từ bất kỳ bên nào trong vụ tranh chấp. Ngoài ra với những

đề xuất trên thì Việt Nam sẽ có thể dễ dàng tiếp cận được hồ sơ vụ tranh chấp theo sát được diễn biến tranh chấp. Ngoài ra, từ những vụ tranh chấp được tham gia đó, Việt Nam sẽ tích lũy được những kinh nghiệm và bài học cần thiết về kỹ năng đàm phán, lập luận, quan điểm của các bên trong lĩnh vực thương mại quốc tế để phục

vụ cho các tranh chấp của mình trong tương lai.

Thứ hai, hiệu quả của việc trả đũa thương mại

77 For a comment on ‘multilateralising’ consultations, see Petersmann (2002b), p 129.

78 Xem TN/DS/W/15 (African Group) and TN/DS/W/42, no IV (African Group)

79 Phiên họp đặc biệt của Cơ quan giải quyết tranh chấp, Báo cáo của Chủ tịch ủy ban đàm phán thương mại, TN/DS/9, ngày 6 tháng 6 2003, đoạn 5.

Về mặt lý thuyết, trả đũa là một biện pháp khắc phục để đảm bảo sự tuân thủ đúng với các khuyến nghị và phán quyết của DSB. Tuy nhiên, thực tế, trả đũa không phải là một biện pháp khắc phục hiệu quả đối với các thành viên đang phát triển. Biện pháp trả đũa có tác dụng cho các đối tác thương mại lớn của nước đang phát triển chứ không phải là cho bản thân các nước đang phát triển. Mục tiêu cơ bản của biện pháp trả đũa là làm cho bên vi phạm tuân thủ các phán quyết của DSB, trong khi đó các nước đang phát triển có quyền lực kinh tế kém hơn, sẽ lo ngại về hiệu quả của nó, đặc biệt là khi họ đấu tranh với các thành viên phát triển, những nước có quyền lực kinh tế mạnh hơn và Việt Nam cũng không nằm ngoài khả năng đó.

Mặc dù trên thực tế, Việt Nam mới chỉ tham gia 5 vụ tranh chấp với vai trò là nguyên đơn (DS404, DS429, DS496, DS536, DS540) và chưa có vụ kiện nào mà Việt Nam phải tiến hành trả đũa thương mại, tuy nhiên, không thể khẳng định rằng việc trả đũa thương mại sẽ không xảy ra với Việt Nam trong tương lai. Vì vậy, việc trả đũa thương mại cũng được xem là một trong những vấn đề mà Việt Nam cần lưu tâm đến. Nhưng việc trả đũa thương mại đó còn tồn tại nhiều bất cập và quan ngại

về tính hiệu quả của trả đũa thương mại đó là các quy tắc và thực tiễn của WTO về các biện pháp khắc phục được xây dựng có phần thiên vị cho lợi ích của các thành viên có thị trường lớn như Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu.80 Do có thị phần lớn trên thị trường thế giới, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu nhìn chung muốn các nước đang phát triển tuân thủ các quy định và phán quyết của WTO bởi vì họ nhận thấy rằng việc tiếp cận các thị trường lớn của những quốc gia này rất quan trọng không chỉ đối với các nhà sản xuất và xuất khẩu mà còn tạo công ăn việc làm cho nguồn lao động ở các quốc gia đó.

Rõ ràng việc trả đũa có thể gây hại cho thành viên thực hiện quyền trả đũa từ góc độ kinh tế vì nó có thể làm tăng giá cho người tiêu dùng và làm giảm phúc lợi chung trong các quốc gia này.81Ngoài ra, các nước đang phát triển cũng lo ngại nếu thực hiện quyền trả đũa đối với các nước lớn hơn trong tranh chấp có thể họ sẽ bị

80 Gregory Shaffer, “How to Make the WTO Dispute Settlement System Work for Developing Countries” (2003) ICTSD Resource Paper, tr. 38.

81 Lucas Eduardo F. A. Spadano, “Cross Agreement retaliation in the WTO disputes settlement system: an

important enforcement mechanism for developing countries?” (2008) World Trade Review, tr. 511–545.

mất các khoản viện trợ hoặc các lợi ích khác trong kinh tế, thương mại hay ngoại giao. Thực sự việc trả đũa có thể gây tổn hại nền kinh tế quốc gia của bên thắng kiện nhiều hơn là được.

Vì vậy để khắc phục vấn đề này, tại vòng Doha các quốc gia đã có một số đề xuất sau: minh bạch hóa thủ tục tuân thủ trong việc trả đũa, cho phép trả đũa bởi nhóm các thành viên đại diện cho các nguyên đơn là nhóm các quốc gia đang phát triển (trả đũa nhóm), tính toán mức độ vô hiệu hóa hoặc suy giảm cho các nguyên đơn là các quốc gia đang phát triển,…82 Những đề xuất này đều nhằm mục đích bảo

vệ quyền lợi cho các quốc gia đang phát triển trong việc trả đũa. Việt Nam cũng nên theo dõi diễn biến tiếp theo về vấn đề này trong vòng Doha và xem xét kỹ lưỡng về mức độ ảnh hưởng của các đề xuất này để áp dụng vào các tranh chấp của Việt Nam trong tương lai.

Thứ ba, đề xuất về chi phí tố tụng

Nhìn vào thực tiễn, Việt Nam với vai trò là một quốc gia thành viên đang phát triển phải đối mặt với rất nhiều hạn chế ví dụ như: các thành viên đang phát triển được cho là bị hạn chế về nguồn thông tin, nguồn lực pháp luật và công tác tổ chức hành pháp83 bởi vì hầu hết các nước đang phát triển có rất ít hoặc không có luật sư

để giải quyết các vấn đề liên quan đến WTO, rất ít hoặc không có luật sư trong công

ty luật tư nhân có kinh nghiệm về luật WTO, và ít hoặc không có các công ty hoặc các hiệp hội thương mại có liên lạc thường xuyên với các cơ quan chính phủ về các vấn đề thương mại trong nước và quốc tế. ngoài ra chi phí để các nước đang phát triển như Việt Nam chi trả cho các vụ kiện là hết sức tốn kém, ... Vì vậy, nhìn vào mặt bằng chung số lượng vụ kiện của Việt Nam tại thời điểm hiện tại cũng rất khiêm tốn. Cho nên, nếu như đề xuất thành lập quỹ WTO được thông qua tại vòng Doha thì sẽ là tín hiệu vô cùng tích cực cho Việt Nam nói riêng và cho các quốc gia đang phát triển nói chung để tham gia Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO một cách công bằng và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, cơ chế phân loại các quốc gia phát

82 Habib Kazzi (2015), Reshaping The Wto Dispute Settlement System: Challenges And Opportunities For

Developing Countries In The Doha Round Negotiation, Tạp chí khoa học châu Âu 11/2015 Bản vol.11, No.31 ISSN

83 George Bermann and PetrosC. Mavroidis, Developing Countries in the WTO System (Cambridge University Press, 2007) tr. 221.

triển và đang phát triển của WTO theo cơ chế tự nhận còn chưa rõ ràng và thể thực mức độ phát triển của các Thành viên cũng bởi chính lý do này cho nên các đề xuất của các quốc gia châu Phi và Trung Quốc đều bị bác bỏ và không được đưa ra xem xét.

Một phần của tài liệu Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO trong vòng đàm phán doha (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w