CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG VÒNG ĐÀM PHÁN DOHA
3.3. Đề xuất của Nhóm
3.3.1. Đề xuất với Việt Nam
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam với tư cách thành viên WTO là xây dựng, sửa đổi và hoàn thiện hệ thống pháp luật hài hòa, thống nhất với các quy định của WTO, đặc biệt về cơ chế giải quyết tranh chấp. Việc sửa đổi pháp luật liên quan đến nhiều lĩnh vực như thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, thương mại kỹ thuật, bản quyền sở hữu trí tuệ có liên quan đến thương mại, biện pháp đầu tư, thuế quan, giá cả, kiểm nghiệm chất lượng, chống cạnh tranh không chính đáng, giải quyết tranh chấp… Các lĩnh vực này đều liên quan đến thương mại
và kinh tế84. Việc thống nhất luật trong nước với pháp luật của WTO sẽ giúp Việt Nam tiêu chuẩn hóa hành vi trong thương mại quốc tế nói chung và việc giải quyết tranh chấp trong thương mại nói riêng, tạo thuận lợi cho Việt Nam hiểu sâu và tham gia một cách tích cực, chủ động vào các quan hệ thương mại quốc
tế, tránh những sai lầm và tranh chấp không đáng có.
Lĩnh vực pháp luật thương mại quốc tế của Việt Nam còn chưa phát triển đầy
đủ và mạnh mẽ. Điều này đặt ra nhu cầu rất lớn của việc học hỏi kinh nghiệm của các nước tiên tiến đi trước. Việt Nam cần tăng cường học tập kinh nghiệm về giải
quyết tranh chấp thương mại quốc tế từ các nước thành viên phát triển khác.
Một trong các phương pháp để thực hiện là tích cực tham gia vào các vụ tranh chấp của WTO với tư cách là bên thứ ba, để học hỏi cách xử lý tình huống, cách vận dụng các quy định và cách lập luận từ các quốc gia khác.
Ngoài ra, với tư cách một nước đang phát triển, Việt Nam cần nghiên cứu nắm
rõ và vận dụng những ưu đãi WTO dành cho Thành viên đang phát triển trong giải quyết tranh chấp. Một trong những mục tiêu của WTO được ghi nhận ở lời
84 Tác động của việc gia nhập WTO tới hệ thống pháp luật Việt Nam, Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế- xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, http://ncif.gov.vn/Pages/NewsDetail.aspx?newid=1426
nói đầu của Hiệp định Marrakesh thành lập WTO là tạo điều kiện tối đa cho các nước đang phát triển phát huy hết tiềm năng của họ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nước nhà nói riêng và thế giới nói chung, đồng thời giúp họ nhận được những lợi ích tương xứng từ thương mại toàn cầu. Để thực hiện được mục tiêu đó, sự đối xử đặc biệt và khác biệt cho các nước này trong giải quyết tranh chấp cũng là một vấn
đề pháp lý rất quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu nói trên. Từ đó, WTO khuyến khích các nước đang phát triển tham gia vào cơ chế giải quyết tranh chấp, sử dụng
cơ chế đó như là một công cụ hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; đồng thời giúp cơ chế hoạt động thực sự hiệu quả, góp phần đảm bảo môi trường lành mạnh và phát triển cho các giao dịch thương mại quốc tế85. Đây là một lợi thế Việt Nam cần hiểu rõ những ưu đãi này, như việc đối xử đặc biệt và khác biệt trong giai đoạn tham vấn, giai đoạn xét xử, v.v. để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đất nước trong trường hợp tham gia vào cơ chế giải quyết tranh chấp.
3.3.2. Đề xuất nhằm cải thiện chất lượng vòng đàm phán Doha về DSU
Gia hạn thời gian “thương thảo” của các quốc gia
Mặc dù, trong vòng đàm phán Doha, các quốc gia vẫn có quyền “thương thảo” (bargaining) bằng việc thể hiện sự đồng ý qua việc đề xuất những ý kiến chỉnh sửa
bổ sung của mình. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là thời hạn để các thành viên phải đưa ra kết luận đối với việc chỉnh sửa DSU đó ngắn hơn tất cả các nội dung đàm phán khác trong vòng Doha.
Trong khi đó, với một nội dung quan trọng và phức tạp như chỉnh sửa DSU, thời hạn xem xét và đưa ra các kiến nghị nên được kéo dài hơn để tạo điều kiện cho các quốc cân nhắc kỹ lưỡng và chất lượng của các đề xuất được đưa ra cũng phần nào được bảo đảm hơn.
Khuyến khích các đề xuất chung (joint proposal):
Trong thực tiễn vòng đàm phán Doha, chúng ta đã bắt gặp không ít các đề xuất chung như: đề xuất chung của bảy quốc gia bao gồm Mexico, Argentina và Brazil
85 Lê Thị Ngọc Hà, Chế độ đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đang phát triển trong cơ chế giải
quyết tranh chấp của WTO, xem tại: https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/che-do-doi-xu-dac-biet-va-khac-biet-danh-
cho-cac-nuoc-dang-phat-trien-trong-co-che-giai-quyet-tranh-chap-cua-wto-6103/ (truy cập ngày 20/11/2019).
về “tăng cường quyền của bên thứ ba”, đề xuất của Nhật Bản và Cộng đồng Châu
Âu về các biện pháp trả đũa và thủ tục dỡ bỏ biện pháp trả đũa86... Đây là một loại
đề xuất nên được khuyến khích bởi trước hết nó thể hiện sự đồng thuận của các quốc gia - vấn đề mà vòng Doha đang còn thiếu. Và vì bản thân đề xuất chung là thành quả của nhiều hơn một quốc gia đơn lẻ, nên có thể tạo niềm tin đối với quốc gia khác, thúc đẩy các quốc gia này đồng ý công nhận. Nói cách khác, đây sẽ là nền tảng để những đề xuất cải tổ DSU được nhiều thành viên ủng hộ ra đời.
Các quốc gia cần đưa ra các đề xuất một cách trung lập, dựa vào khó khăn trong thực tiễn xét xử nói chung thay vì chỉ dựa vào những tranh chấp bản thân trước đó gặp phải
Có thể thấy hầu như các quốc gia đều tập trung đưa ra các đề xuất dựa trên những “tổn hại” mà họ đã gặp phải trong các tranh chấp trước đó, đơn cử như nhiều
đề xuất của EU liên quan đến vấn đề trình tự và cấm điều khoản trả đũa “băng chuyền” bắt nguồn từ vụ tranh chấp về chuối và thịt bò tăng trọng của Liên minh này với Hoa Kỳ. Tương tự Hoa Kỳ cũng đệ đề xuất chung với Chile nhằm mục đích chính để xoa dịu dư luận liên quan đến một loạt các vụ thua kiện của Hoa Kỳ về các biện pháp phòng vệ thương mại87,... Tuy nhiên, cần lưu ý rằng mục tiêu của vòng đàm phán để cải thiện và xây dựng một cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế hiệu quả, mà ở đó có sự dung hòa giữa lợi ích riêng và lợi ích chung. Vì lẽ đó, thay vì chỉ bảo vệ những lợi ích riêng, các quốc gia cần đề cao lợi ích chung, và xem xét việc sửa đổi DSU dựa trên khó khăn trong thực tiễn xét xử một cách khách quan. Ngoài
ra, vấn đề đánh giá hệ thống DSU hiện hành được đề cập ở trên không nên chỉ được nhìn nhận trong phạm vi WTO, mà cần được khuyến khích trong phạm vi từng quốc gia.
Không tách rời riêng lẻ nội dung đàm phán về DSU khỏi phạm vi đàm phán Doha nói chung
Trước hết, nhìn vào trường hợp của vòng đàm phán Uruguay - bao hàm một phạm vi rộng với nhiều lĩnh vực, vấn đề, các quốc gia thường sẽ phải nhượng bộ đối
86Chapter 16 Dispute Settlement Procedures under WTO, tr. 707, xem tại:
https://www.meti.go.jp/english/report/downloadfiles/2012WTO/02_16.pdf (truy cập ngày 23/11/2019).
87 Tlđd.
với những lĩnh vực ưu tiên thấp của mình để đổi lấy sự ủng hộ trong những lĩnh vực
ưu tiên cao hơn ( ví dụ như mở cửa đối với ngành nông nghiệp để có được lợi thế hơn trong Hiệp định về Chống bán phá giá). Tuy nhiên, rõ ràng việc tách biệt nội dung DSU ra khỏi những nội dung khác trong khuôn khổ Doha sẽ làm cho nội dung của đàm phán bị giới hạn về nội dung chỉ liên quan đến DSU. Sự nhượng bộ nói trên dường như trong trường hợp này là không thực sự cần thiết. Điều này cũng là một rào cản để các quốc gia đi đến một sự thống nhất chung. Chưa kể đến, đây cũng
là một điểm bất lợi đối với các nước đang phát triển. Các nước này khi muốn đạt được các biện pháp S&D trong khuôn khổ DSU, sẽ hầu như không có cơ sở nào để thỏa hiệp được với các nước phát triển.
Như vậy, thay vì tách biệt việc chỉnh sửa DSU so với nội dung thảo luận khác, chúng ta nên đặt nó trong một khuôn khổ chung, thống nhất của Doha để tăng chất lượng và khả năng thành công của cuộc đàm phán.