CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA
2.4. Nhận định về cơ chế giải quyết tranh chấp của Asean
Từ năm 1996 cho đến nay, có thể thấy cơ chế giải quyết tranh chấp trong Asean đã được hoàn thiện dần. Hiện tại cơ chế giải quyết tranh chấp được sử dụng trong lĩnh vực kinh tế - thương mại được áp dụng theo Nghị định thư tăng cường cơ chế giải quyết năm
2004 với những ưu điểm cụ thể như:
- Nghị định thư 2004 đã sử dụng nguyên tắc đồng thuận nghịch cho việc thành lập Ban Hội thẩm, thông qua báo cáo của Ban Hội Thẩm và Cơ quan Phúc thẩm. Đây là một điểm cải tiến quan trọng so với Nghị Định Thư 1996, giúp đảm bao tất cả các tranh chấp
đã thông qua tham vấn mà không có kết quả đều có thể được giải quyết tại Ban Hội Thẩm.
- Trong Nghị định thư 2004, Ban Hội Thẩm là cơ quan trực tiếp xem xét và giải quyết tranh chấp, đưa ra các khuyến nghị và kết luận cho tranh chấp đó, chứ không chỉ dừng lại ở mức độ xem xét và tìm kiếm các tài liệu liên quan đến vụ tranh chấp. Ngoài ra, những thành viên của BHT là những cá nhân, được tuyển chọn từ những người có đủ tài năng, trình độ cũng như có cơ chế hoạt động để đảm bảo tính khách quan, vô tư khi xem xét, giải quyết tranh chấp sẽ được chính xác, hiệu quả và tạo được lòng tin đối với các bên tranh chấp.
- Nghị định thư 2004 thiết lập một khoảng thời gian chặt chẽ cho mỗi bước tiến trình giải quyết tranh chấp. Để khuyến khích các bên thua kiện thực hiện phán quyết của cơ quan giải quyết, các biện pháp tạm ngừng ưu đãi hay thực hiện nghĩa vụ đã được đưa ra. Điều đó sẽ thúc đẩy quá trình giải quyết tranh chấp đươc diễn ra nhanh chóng, hiệu quả hơn.
- Cơ chế giải quyết tranh chấp của Asean khuyến khích các bên liên quan tự dàn xếp thỏa thuận để có thể đi đến một giải pháp mà các bên đều chấp nhận được. Vì vậy, giai đoạn đầu tiên của quy trình giải quyết tranh chấp là tham vấn và trong giai đoạn tiếp theo các bên vẫn có khả năng áp dụng các biện pháp trung gian, môi giới, hòa giải để giải quyết tranh chấp. Điều này cũng cho thấy sự linh hoạt trong cơ chế giải quyết tranh chấp của Asean trong lĩnh vực kinh tế- thương mại, cho phép các quốc gia khác có thể lựa chọn
cơ chế giải quyết tranh chấp phù hợp với yêu cầu của mình.
Tuy nhiên bên cạnh đó, cơ chế giải quyết tranh chấp của Asean còn tồn tại nhiều điểm yếu khiến cho trên thực tế cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế thương mại của Asean từ khi ra đời cho đến nay được rất ít các quốc gia thành viên sử dụng:
- Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN chưa đảm bảo đựợc tính minh bạch, công khai. Theo các nghị định thư thì ban hội thẩm phải họp kín, các bên có liên quan và
có quan tâm đến tranh chấp chỉ có mặt trong các cuộc họp của Ban hội thẩm khi được Ban hội thẩm mời. Theo đó sẽ làm các nước thành viên nghi ngờ sự vô tư, khách quan, công bằng của cơ chế giải quyếttranh chấp, làm giảm lòng tin của các nước thành viên vào cơ chế giải quyết tranh chấp này.
- Phạm vi giải quyết tranh chấp của ASEAN được quy định tại nghị định thư 2004 là những tranh chấp kinh tế thương mại giữa các quốc gia thành viên ASEAN có nghĩa là ở đây chỉ giải quyết tranh chấp giữa các chính phủ, không áp dụng đối với các doanh nghiệp
có tranh chấp với chính phủ. Như vậy, nếu như các doanh nghiệp, dù có quyền và lợi ích trực tiếp bị xâm hại, không thể tự khởi động thủ tục giải quyết tranh chấp mà phải thông qua Chính phủ của mình, đây là một hạn chế, như vậy sẽ không tạo được sự thuận lợi để doanh nghiệp có thể trực tiếp nhanh chóng bảo vệ quyền lợi của mình.
- Vấn đề đảm bảo thực thi các phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp còn chưa hiệu quả. Dù đã quy định nhiều biện pháp nhưng hiện tại vẫn chưa có một cơ quan nào cưỡng chế việc thi hành cho nên bên thua kiện vẫn có thể không thực hiện. Mặc dù cơ chế này có quy định về biện pháp đền bù và tạm ngừng ưu đãi hay thực hiện nghĩa vụ để đảm bảo các bên thi hành phán quyết đã được đưa ra nhưng vẫn không đạt bởi các nước ASEAN có khỏang cách lớn về trình độ phát triển nên việc áp dụng biện pháp này đối với nước kém phát triển có thể nói là rất khó.
- Chỉ định ban hội thẩm luôn ưu tiên công dân Asean khiến cho sự tham dự của các
cá nhân đến từ các quốc gia có nghiên cứu sâu rộng về lĩnh vực luật thương mại quốc tế như: Anh, Mỹ, Nhật… những người có đầy đủ kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế còn hạn chế làm ảnh hưởng đến kết quả giải quyết tranh chấp.
- Thời gian giải quyết tranh chấp quá dài (tổng thời gian giải quyết là gần 15 tháng chưa kể đến thời gian gia hạn) khiến cho tình trạng vi phạm pháp luật sẽ bị kéo dài, điều này có thể gây ra thiệt hại cho nước thành viên là bên bị vi phạm, đồng thời cũng khiến cho các bên tốn kém về tài chính khi theo đuổi giải quyết tranh chấp trong thời gian dài.