CHƯƠNG 3: THỰC TRANG THỰC THI CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA ASEAN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN
3.2. Phương hướng hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp của Asean
Tinh thần hòa bình giải quyết tranh chấp và việc xây dựng nên một tiến trình là hoàn toàn hợp lí, nhưng cần sửa đổi, bổ sung cho tiến trình độ. Hiện nay, ASEAN đang trong quá trình đưa Hiến chương vào cuộc sống. Vì thế, nếu muốn tăng cường cơ chế giải quyết tranh chấp về thương mại quốc tế thì cần gắn nó với quá trình này coi đây là một trong những bước quan trọng để hoàn thiện về mặt pháp lí Hiến chương ASEAN. Cần sửa đổi các quy định trong, cụ thể như quy định về cơ quan giải quyết tranh chấp, quy trình giải quyết tranh chấp Hội đồng Cấp cao là cơ quan đảm nhận vai trò giải quyết tranh chấp mang tầm khu vực, vì vậy cần phải được thay đổi về cơ cấu thành viên phải là những người chuyên trách về giải quyết tranh chấp hoặc là cần phải được xây dựng thành cơ quan riêng, thường trực trong vấn đề này. Điều này sẽ góp phần nâng cao được chất lượng giải quyết tranh chấp, tạo niềm tin cho các nước thành viên trong việc lựa chọn và sử dụng cơ chế của TAC. Thêm vào đó, nên quy định việc giải quyết tranh chấp của Hội đồng sẽ được áp dụng khi có yêu cầu giải quyết tranh chấp của một bên. Điều đặc biệt quan trọng là cần tạo ra sự ràng buộc về mặt pháp lý cho các kết luận, khuyến nghị của
Hội đồng Cấp cao, nếu không, mọi nỗ lực đưa tranh chấp ra trước Hội đồng cũng như mọi
cố gắng để giải quyết tranh chấp sẽ không có ý nghĩa gì.
Hơn nữa để phát huy vai trò ở khu vực, ASEAN phải tăng cường đoàn kết và thống nhất, đẩy nhanh liên kết nội khối, kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích của cả khu vực, nâng dần chất lượng" sự thống nhất trong đa dạng "của ASEAN. Cần tiếp tục thúc đẩy và tạo điều kiện để các đối tác tham gia sâu rộng hơn và đóng góp xây dựng hơn vào việc xử lý các vấn đề liên quan đến hoà bình, an ninh và phát triển ở khu vực, trên cơ
sở nguyên tắc hỗ trợ mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN và bảo đảm vai trò trung tâm của ASEAN. Ngoài ra ASEAN cần nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác với các đối tác thông qua khuôn khổ ASEAN + 1, ASEAN + 3, cấp cao Đông Á (EAS) và Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF). ASEAN cần bảo đảm rằng việc mở rộng cấp cao Đông Á (EAS) với sự tham gia Nga và Mỹ, cũng như Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng với các đối tác (ADMMT) sẽ đóng góp tích cực cho mục tiêu bảo đảm hòa bình, an ninh
và phát triển ở khu vực Đông Á, phù hợp với mục tiêu và nguyên tắc đã được thỏa thuận. Bên cạnh đó việc tích cực tăng cường và hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp chính thức hiện có, ASEAN cũng cần phát huy vai trò của các diễn đàn khu vực để hỗ trợ việc giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia thành viên. Thông qua các diễn đàn khu vực, các nước ASEAN sẽ tăng cường hiểu biết, cát tin cậy lẫn nhau và với các nước trên thế giới,
từ đó góp phần thúc đẩy hợp tác khu vực quốc tế, ngăn ngừa tranh chấp, bất đồng có thể phát sinh.
3.2.1. Nguyên tắc " đồng thuận "
Rút ngắn thời gian giải quyết tranh chấp Hiện nay, quy định về thời gian giải quyết tranh chấp trong các nghị định thư của ASEAN về giải quyết tranh chấp quá dài, tổng thời gian giải quyết tranh chấp lên đến hơn 1 năm như vậy sẽ khiến cho tình trạng vi phạm pháp luật theo các hiệp định được ký kết trong khuôn khổ ASEAN sẽ bị duy trì, điều này có thể gây ra thiệt hại cho nước thành viên là bên bị vi phạm, cũng khiến cho các bên tốn kém về tài chính khi theo đuổi việc giải quyết tranh chấp. Đặc biệt, đối với việc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ quốc gia lại ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động lưu thông, kinh tế, chính trị của một quốc gia nên việc giải quyết ở lĩnh vực này cũng cần phải
nhanh chóng hơn, tránh tình trạng đóng băng lâu dài giữa các quốc gia trong tranh chấp cũng như tình trạng kéo dài sự vi phạm của bên vi phạm. Ngoài các biện pháp khẩn cấp tạm thời áp dụng để tránh việc duy trì sự vi phạm, thời gian giải quyết tranh chấp cần rút ngắn xuống một mức hợp lý hơn, vừa đảm bảo cho các 129 thẩm phán, chuyên gia của Cơ quan này nghiên cứu, tìm hiểu, xử lý các thông tin các bên cung cấp, vừa đảm bảo tiến hành đúng thời gian quy định để tránh các hành vi vi phạm tiếp tục tiếp diễn. Để quy định một số lượng thời gian thể nào là đủ để đưa ra quyết định cần phải nghiên cứu rất kỹ lưỡng chứ không thể đưa ra một cách định tính. Vì vậy, việc nghiên cứu để rút gọn thời gian này phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của các đại diện các quốc gia về vấn đề giải quyết tranh chấp.
3.2.2. Các quy định và nguyên tắc không rõ ràng, có thể gây ra nhiều tranh cãi
Trong thực tế, Nghị định thư về Cơ chế Giải quyết Tranh chấp ra đời đã góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản hợp tác trong lĩhh vực kinh tế của các nước ASEAN. Kể từ khi có Nghị định thư đến nay, một số vấn đề tranh chấp đã phát sinh giữa các nước ASEAN, trong đó có những vụ liên quan đến Việt Nam. Nhưng các vụ này đều được giải quyết ngay từ giai đoạn tham vấn, hoà giải mà chưa bao giờ phải thành lập ban hội thẩm. Trích một điều khoản trong cơ chế giải quyết tranh chấp của Asean, Thành viên Ban hội thẩm phải được lựa chọn kỹ đảm bảo mỗi thành viên có tính độc lập, có kiến thức đủ rộng và có kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực. (Thành phần Ban Hội thẩm, Phụ lục Thủ tục làm việc của Ban Hội thẩm)
Quy định này không rõ ràng vì không đưa ra những tiêu chuẩn cụ thể để đánh gia như thế nào là thành viên ban hội thẩm có kiến thức đủ rộng và có kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực. Trong cơ chế giải quyết tranh chấp của Asean, chúng ta có thể thấy một số điều khoản có thể gây tranh cãi khi xảy ra tranh chấp giữa các quốc gia. Vì vậy, cần thiết phải đưa ra các phụ lục hoặc điều khoản sửa đổi nhằm làm rõ các vấn đề trong cơ chế giải quyết tranh chấp của Asean, từ đó tạo tiền đề cho các quốc gia trong việc nắm bắt và áp dụng luật dễ dàng và hiệu quả.
3.3.3. Thẩm quyền
Phạm vi hoạt động của cơ quan phúc thẩm còn hẹp và chưa rõ ràng. Theo như cơ chế giải quyết tranh chấp hiện nay của Asean, cơ quan phúc thẩm chỉ xem xét việc áp dụng và giải thích pháp luật của Ban hội thẩm chứ không xem xét toàn bộ vấn đề liên quan đến vụ tranh chấp. Do đó, cần tăng cường và mở rồng hoạt động của cơ quan phúc thẩm.
3.3.4. Thủ tục giải quyết tranh chấp
Có thể thấy, thủ tục giải quyết tranh chấp bao gồm 4 giai đoạn: Tham vấn, Hội thẩm, phúc thẩm và thi hành phán quyết. Nhưng trên thực tế, kể từ khi có nghị định thư đến nay, một số tranh chấp đã phát sinh giữa các quốc gia Asean trong đó có những vụ liên quan đến Việt Nam. Nhưng các vụ này đều được giải quyết ngay từ giai đoạn tham vấn, hoà giải mà chưa bao giờ phải thành lập ban hội thẩm. Trong khi các cơ quan giải quyết tranh chấp chỉ thực hiện thẩm quyền của mình đến khi vụ việc được trình lên SEOM. Vì vậy, các cơ quan này không phát huy được hết chức năng của mình. Mặt khác, cần tăng cường vai trò của hệ thống cơ quan giải quyết tranh chấp trong khâu tham vấn, hòa giải để đưa ra được những phán quyết đúng đắn cho vụ tranh chấp
3.3.5. Cơ chế lựa chọn thành viên ban hội thẩm
Thực tế là cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN đã ưu tiên trong việc lựa chọn thành viên ban hội thẩm trong các nước thành viên ASEAN, bên cạnh đó là triển vọng từ các thành viên khác ngoài ASEAN. Quy định này không tạo ra lợi thế gì trong mối quan
hệ giữa các cá nhân đó, tuy nhiên nếu quá quan trọng điều này, sẽ bỏ qua những cá nhân
có năng lực và trình độ hơn, cũng như hạn chế cơ hội học hỏi những cá nhân đến từ các quốc gia khác nhau, đặc biệt là từ các quốc gia phát triển. Nhìn nhận được vấn đề này, chúng ta cân có những biện pháp phù hợp trong việc cân đối giữa nguồn nhân lực trong khu vực và bên ngoài ASEAN, nhằm tạo ra một môi trường làm việc công bằng, hiểu quả
và phát triển nhất.