Trong thực tế, các tình huống phản biện nảy sinh trong quá trình dạy học giúp
cô trò có những trải nghiệm về tác phẩm hết sức thú vị.
Chẳng hạn như:
- Khi dạy học Bài ca ngất ngưởng của tác giả Nguyễn Công Trứ (Ngữ văn
11 tập 1), tôi còn nhớ cậu học sinh giỏi toán đã có câu chất vấn hết sức thông minh: Thưa cô, em được biết ông Nguyễn Công Trứ không ưa nhân vật Thúy Kiều
vì cho rằng Thúy Kiều là dâm, phê phán Thúy Kiều xăm xăm đi tìm Kim Trọng... Vậy tại sao trong bài thơ này chính ông cũng ngất ngưởng, lại còn cưỡi bò cái… tức là ông cũng hành xử khác đời đó sao?
- Với câu hỏi này tôi nghĩa em ấy đã phát hiện ra cái nhìn có vấn đề trong quan niệm nho giáo của tác giả Nguyễn Công Trứ, mặt khác cũng nhận ra ý thức
có phần mâu thuẫn trong ông - một nhà nho cuối mùa thời trung đại đã bắt đầu ý thức sâu sắc về giá trị của cái Tôi cá nhân nên đã muốn bứt phá khỏi vòng cương tỏa của lề lối xã hội.
- Với truyện ngắn Chí Phèo - Nam Cao (Ngữ văn 11 tập 1), các em cũng tự đặt ra các vấn đề khá ngộ nghĩnh như: Tại sao vào tù Chí Phèo lại nghiện rượu,
17
chẳng lẽ trong tù có bán rượu miễn phí sao? Thực ra Chí Phèo nghiện rượu từ trong tù hay sau khi ra tù? Chí Phèo thành người ngợm là do Chí tự tha hóa vì thiếu bản lĩnh, chứ sao trách Bá Kiến được. Hay: Tại sao nhà văn Nam Cao không dẫn lối để Chí Phèo lựa chọn con đường sống sau khi đã đâm chết Bá Kiến?
- Khi tôi dành thời gian để các em viết kịch bản Hậu Romeo và Juliet (Sechxpia - Ngữ văn 11 tập 2) theo trí tưởng tượng, yêu cầu các em được lựa chọn
trào lưu sáng tác: hoặc là kết thúc kiểu lãng mạn hoặc là kiểu hiện thực, kết quả thu được vô cùng thú vị vì các em lựa chọn đủ kiểu bi - hài theo đúng gợi ý của đề. Có nhóm còn tạo ra một cuộc hôn nhân đẫm nước mắt và kết thúc là Rômêô và Giuliét
ly hôn sau khi đã sinh 3 người con…
- Trong Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12 tập 2), các
em tranh biện dường như không biết chán. Hàng loạt câu hỏi được đặt ra: Người đàn bà sao không tìm cách để được giúp đỡ? Sao gia đình họ không lên bờ mà ở lại chọn sông nước bấp bênh chật chội? Rằng Nguyễn Minh Châu xây dựng chi tiết chưa logic: cơn nóng giận của người đàn ông kìm nén từ thuyền lên bờ mới bùng
phát - như thế chưa đúng quy luật tự nhiên của tâm lý của nam giới vốn rất nóng nảy. Có em còn kịch liệt phê phán cách giải quyết của thằng Phác, cho rằng Phác là một đứa con hỗn láo vì đã đánh bố, dọa bố bằng dao, cho rằng nếu là bản thân thì không lựa chọn cách mà thằng Phác đã làm…
Một số bài thuộc phân môn Làm văn như: Thao tác lập luận bình luận, thao tác lập luận bác bỏ (Ngữ văn 11), Phát biểu theo chủ đề, Phát biểu tự do (Ngữ văn 12), đều là những tiết học có nhiều cơ hội tranh biện cho thầy và trò.
3. Nhu cầu học tập, bộc lộ của học sinh lớp 10 trong 2 văn bản Tấm Cám
(truyện cổ tích), Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy (truyền thuyết)tại trường THPT Yên Thành 2
3.1. Văn học dân gian vốn là những tác phẩm ngôn từ truyền miệng giàu tính sáng tạo của người bình dân buổi sơ khai của lịch sử loài người. Nhân vật trong các tác phẩm tự sự dân gian là nhân vật đã được định tính, định sẵn nhằm phát ngôn cho quan niệm, thái độ, nhận thức của người bình dân. Trong đó, tính chính xác, lôgic, khoa học phải nhường đường cho những cảm nhận mang tính chủ quan, đơn giản,
18
kỳ ảo hoang đường - phù hợp với lối tư duy của người Việt cổ.Thế giới của văn học dân gian là thế giới của ước mơ, của sự thắng thế của cái đẹp, cái thiện. Đó là
lý do khi tiếp cận với mỗi câu chuyện dân gian, học sinh được tắm mát trong bầu không khí lãng đãng vừa hư vừa thực. Và khi các em dùng quan điểm cá nhân mà soi xét, sẽ nảy sinh rất nhiều tình huống cần phải thảo luận tranh biện để tìm hướng giải quyết vấn đề. Hai văn bản Tấm Cám (cổ tích), Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy (truyền thuyết)cũng nằm trong quy luật đó.
3.2 Thế giới của những câu chuyện cổ tích luôn định hướng cho người đọc tính cách và số phận của các nhân vật thông qua các mâu thuẫn đối kháng trong tác phẩm. Xung đột của cổ tích chủ yếu là xung đột giai cấp, thường được đẩy lên đến
độ cao trào và chỉ giải quyết được khi cái ác bị triệt tiêu. Tấm Cám ngay từ đầu tác
phẩm đã định tính cho người đọc về sự bất công, bên cạnh mụ dì ghẻ độc ác, một
cô Cám lười nhác là cô Tấm hiền lành và có số phận bất hạnh. Trong quá trình dạy văn bản tại hai lớp 10A5 và 10A7, tôi nhận thấy các em rất có hứng thú, phát hiện
ra những tình huống tranh biện, chẳng hạn:
- Em không đồng tình với cách trả thù Cám của cô Tấm ở cuối câu chuyện. Hành động Tấm giết Cám cần phải bàn thêm xem thực chất Tấm hiền hay Tấm ác.
Có em thì cho rằng câu nói cửa miệng của nhân dân ta Hiền như Tấm cần phải xem xét lại…
Cùng với thái độ phê phán, không đồng tình, các em cũng đồng thời đề ra một số cách kết thúc truyện theo các em là nhân văn hơn: đày mẹ con Cám đi biệt
xứ, để mẹ con Cám vì dằn vặt xấu hổ mà bỏ nhà ra đi. Hay mở phiên tòa xử tội 2
mẹ con họ và nhốt họ vào ngục…
- Một số em lại có hứng thú lật ngược vấn đề từ các góc độ vừa buồn cười vừa dễ thương như: Tại sao trước những việc làm của mẹ con Cám như chặt cau giết Tấm, giết chim vàng anh, chặt xoan đào… mà vua chỉ im lặng không nói gì? Nhà vua chỉ biết thương nhớ Tấm mà nhắm mắt làm ngơ trước kẻ ác là Cám và mụ
dì ghẻ. Sau khi Tấm chết, mụ dì ghẻ đưa Cám vào cung thay thế chị mà nhà vua vẫn chấp nhận. Phải chăng đây là vị vua bù nhìn?
- Có em lại có những phát hiện mới: Cám không phải xấu mà ngược lại chắc
19
là rất xinh đẹp vì khi vào cung thay thế Tấm, nhà vua vẫn chấp nhận bình thường. Với lại, từ đầu đến cuối trong truyện cổ tích này người gây chuyện và độc ác là mẹ của Cám thôi, Cám chỉ có lỗi chứ không có tội v.v…
3.3 Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy cũng lôi cuốn các
em không kém vì rất nhiều tình huống nghệ thuật được đặt ra liên quan đến 3 nhân vật chính. Một số vấn đề được các em tranh luận sôi nổi là:
- Là người con gái yêu đương đắm say hết mình nhưng lại là nguyên nhân mất nước, nàng Mị Châu đáng thương hay đáng giận? Không chỉ cho Trọng Thủy xem nỏ thần mà trước khi Trọng Thủy về nước, dấu hiệu lộ diện là khá rõ: Nếu sau này hai nước bất hòa thì biết lấy gì làm dấu. Thế nhưng nàng Mỵ Châu vẫn không
hề mảy may nghi ngờ, lại còn rắc lông ngỗng trên đường chạy loạn. Vậy liệu nàng
Mị Châu ngây thơ hay là ngốc nghếch? Có em còn chỉ thẳng rằng: là công chúa của một nước nhưng nàng ấy là một công chúa vô trách nhiệm nhất trên đời. Bởi theo em ấy, nàng Mỵ Châu chỉ mỗi biết yêu, biết sống cho bản thân, không xứng đáng với vị trí cao quý cành vàng lá ngọc.
- Về phần nhà vua An Dương Vương, có em đã đặt câu hỏi: Tại sao nhà vua không gả con gái theo cách thuyền theo lái gái theo chồng mà lại cho Trọng Thủy
ở rể? Tôi cũng rất nhớ khi dạy lớp 10A5, đoạn bàn luận về tội làm mất nước của vua An Dương Vương, một em học sinh đã đột ngột giơ tay hỏi rằng: Thưa cô, tại sao An Dương Vương lại cho Trọng Thủy ở rể? Em thấy bình thường các nước giao hữu, các công chúa được gả theo chồng mà cô. Sau đó các em khác còn vui vẻ
dự đoán là: có thể nhà vua không có con trai, hoặc nhà vua không muốn xa con gái, và nếu thế thì người đáng trách đầu tiên là vua An Dương Vương chứ không phải là Mỵ Châu… Có em còn tưởng tượng ra cảnh 2 cha con gặp nhau dưới âm ti, vua cha An Dương Vương không những không trách con gái mà còn xin lỗi con, còn tự đập đầu trừng phạt bản thân.
- Với nhân vật Trọng Thủy, các em cũng bàn luận say sưa không biết chán khi bàn đến chuyện tình yêu: Trọng Thủy có yêu Mị Châu không hay chỉ đơn thuần là lợi dụng? Trọng Thủy là kẻ phản bội Mỵ Châu, cớ sao lại trẫm mình dưới giếng? Hay dựng lên giếng Trọng Thủy tại Cổ Loa, nhân dân ta nhằm biểu lộ thái
20
độ gì v.v…
Là một giáo viên đứng lớp, thiết nghĩ cần phải tạo nhiều cơ hội hơn thế giúp các em được bày tỏ, trao đổi, tranh biện để tìm hướng giải quyết không những là vấn đề trong quá khứ của dân tộc mà còn giúp các em áp dụng vào cuộc sống.
21