Một số nguyên tắc dạy học theo hướng phát triển tư duy phản biện và năng lực phản biện cho học sinh qua hai văn bản

Một phần của tài liệu SKKN Rèn luyện năng lực tư duy phản biện cho học sinh lớp 10 qua hai văn bản đọc hiểu Tấm Cám, Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy (Ngữ văn 10 tập 10) (Trang 26 - 30)

Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY KHẢ NĂNG PHẢN BIỆN CỦA HỌC SINH

1. Một số nguyên tắc dạy học theo hướng phát triển tư duy phản biện và năng lực phản biện cho học sinh qua hai văn bản

1.1. Giáo viên kiến tạo cơ hội cho học sinh được bày tỏ quan điểm, được thảo luận, tranh biện

Dành thời gian một 2 phút, 3 phút, 5 phút, hoặc hơn tùy theo nội dung câu hỏi và quỹ thời gian. Có thể là hỏi nhanh dạng vấn đáp khi kiểm tra bài cũ, thảo luận nhóm trong khi hình thành kiến thức mới, có thể là hình thức khăn trải bàn trong bước luyện tập, là dạng làm bài vận dụng hoặc bài tập sáng tạo… Các em có thể phản biện theo cá nhân, nhóm nhỏ, nhóm vừa, nhóm lớn để rèn luyện cho mình

kỹ năng hợp tác nhóm như: kỹ năng phân chia nhiệm vụ, kỹ năng phối hợp hợp tác, kỹ năng trình bày, kỹ năng bổ sung, kỹ năng phản pháo, kỹ năng bảo vệ quan điểm… Với cách học này, các em vừa có thể khắc sâu kiến thức, vừa bồi dưỡng tư duy sáng tạo, tư duy phản biện và khả năng làm việc nhóm.

Việc phát hiện các yếu tố cần tranh biện để tìm ra hướng giải quyết khả thi nhất qua hai văn bản trở thành mấu chốt để thu hoạch các kiến giải đa chiều của các em. Vấn đề của truyện cổ tích Tấm Cám là lý giải quá trình đấu tranh của cái thiện đối với cái ác, là cách ứng xử giữa cá nhân con người, là quy luật và triết lý nhân sinh… Đối với truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy lại

là hành động và nhận thức sai lầm của ba nhân vật chính, là bài học lịch sử cũng như bài học cho thế hệ trẻ trong tình yêu… chắc chắn sẽ lôi cuốn và hữu ích đối với các em.

Thực tế, tư duy phản biện được hình thành và phát triển trên cơ sở các thao tác tư duy cơ bản như phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa...

Do đó, việc rèn luyện các thao tác là điều vô cùng quan trọng để bồi dưỡng khả năng tư duy phản biện. Chính vì vậy, các thầy cô nên cho các em được trao đổi, thảo luận, tranh biện để thấy được ưu, nhược điểm của từng lập luận.

22

Khi thảo luận các em sẽ được nghe nhiều ý kiến, phân tích, hiểu biết về ý kiến của người khác. Từ đó, các em có thể đưa ra những nhận xét, khen, chê, đồng thời cho phép kiểm nghiệm và phát hiện những quan điểm của bản thân.

Điều quan trọng là thầy cô biết vận dụng nhiều hình thức thảo luận, có thể đưa ra các tình huống có vấn đề để tạo cơ hội cho các em tranh luận với nhau, từ

đó nâng cao năng lực nhận xét, đánh giá từng cách giải quyết.

1.2. Tôn trọng con người cá nhân, tôn trọng sự khác biệt, sẵn sàng đón nhận năng lực đa chiều của học sinh

Với kết thúc của truyện Tấm Cám, nếu lắng nghe nhiều ý kiến đánh giá, giáo viên sẽ thu được nhiều quan điểm trái chiều. Có em khen Tấm mạnh mẽ kiên quyết, biết trả thù kẻ ác triệt để dành lấy hạnh phúc chính đáng của mình. Nhưng cũng sẽ có em kịch liệt phê phán hành động giết Tấm và cho rằng Tấm độc ác. Nhân vật Mị Châu, sẽ có ý kiến bảo vệ nàng và xót thương nàng. Lại sẽ có ý kiến chê trách, có em lại dung hòa cả hai và rút ra bài học cho bản thân. Nhân vật An Dương Vương hay Trọng Thủy cũng thế. Có em học sinh dứt khoát bảo vệ Trọng Thủy, coi Trọng Thủy là người có công lao lớn đối với quốc gia, ấy là khi em ấy đứng trên lập trường của vua cha Triệu Đà. Gặp trường hợp ấy, giáo viên cần biết chấp nhận nếu như em ấy có đủ quan điểm và lập luận.

Lợi thế ở học sinh lớp 10 là sự hồn nhiên, ngây thơ nên việc bộc bạch suy nghĩ riêng của các em vô cùng hồn nhiên thú vị, phong phú. Một lớp học có bao nhiêu em là bấy nhiêu cá tính, bấy nhiêu năng lực riêng biệt. Phải nên nhớ rằng, các em là chủ thể trong quá trình dạy học. Trung tâm của mỗi tiết học là sự đón nhận, chiếm lĩnh của trò, thầy giáo chỉ là người vạch đường chỉ lối. Thiết nghĩ, cứ

để học sinh trải nghiệm, được quyền sai và cứ để các em tự đúc kết thì kiến thức đó mới là của các em. Theo đó, việc dạy học hướng tới cá nhân hóa đòi hỏi giáo viên phải kiên trì và tốn nhiều thời gian, giáo viên phải hiểu thực sự năng lực của mỗi trò, thậm chí chấp nhận sự khác biệt trong khi các em đã dám bày tỏ quan điểm riêng. Có như vậy, các em mới tự tin trình bày, cảm thấy được tôn trọng trước lớp.

Với nguyên tắc, yêu cầu khi giáo viên sử dụng bất kỳ phương pháp dạy học nào cũng không được áp đặt. Bởi mỗi loại trí tuệ đều quan trọng và mỗi HS đều

23

thông minh theo cách khác nhau. Các em sẽ thực sự được phát huy ưu điểm với trí thông minh nổi trội của mình. Giáo viên thông qua các phương pháp dạy học có thể khơi gợi, phát hiện, khích lệ các khả năng tiềm ẩn của học sinh, cần có cách nhìn nhận, đánh giá học sinh toàn diện, hạn chế việc nhìn vào điểm số và chỉ dùng điểm số để đánh giá. Thầy cô cần tránh nhất là thái độ phân biệt, miệt thị, đánh đồng tất cả các học sinh với nhau. Với nguyên tắc này, yêu cầu dạy học phù hợp với đối tượng đặc biệt cần chú trọng đối với giáo viên khi đứng lớp.

1.3. Rèn luyện năng lực tư duy phản biện cần đảm bảo thống nhất với các mục tiêu khác khi tiến hành dạy học văn bản

- Mục tiêu chiếm lĩnh nội dung kiến thức văn bản

Chiếm lĩnh nội dung văn bản được xem là mục tiêu kiến thức của bài học. Bất kỳ văn bản nào cũng có nội dung cơ bản yêu cầu HS cần nắm vững, giáo viên vừa phải định hướng học sinh chiếm lĩnh kiến thức cần đạt, lại vừa lựa chọn phương pháp tiếp cận văn bản theo hướng tư duy phản biện. Trọng tâm dạy Tấm

Cám là toát lên quá trình đấu tranh đấu tranh giai cấp, là quan niệm của nhân dân

về thiện và ác, là giấc mơ của người bình dân ở hiền gặp lành. Dạy Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy là toát lên cách ứng xử giữa mối quan hệ

cá nhân và cộng đồng, rằng lợi ích cộng đồng luôn phải được đặt lên đầu tiên; đó còn là bài học lịch sử sâu xa, không bao giờ được lơ là cảnh giác với kẻ thù. Giáo viên không rời xa mục tiêuđó.

Tình huống phản biện thông thường được tiến hành có chủ đích, một số lại được nảy sinh trong tiến trình dạy và học của thầy trò, không phải bất kỳ vấn đề nào trong các văn bản văn học cũng đem ra phản biện, tranh luận. Giáo viên buộc phải cân nhắc lựa chọn tình huống phản biện, hình thức phản biện, thời lượng phản biện. Bởi nếu xử lí không tốt sẽ dẫn đến “phá nát” tác phẩm văn học, hoặc “dung tục hóa” hình tượng nghệ thuật, hoặc giả sẽ thiên lệch mục tiêu kiến thức, có khi là cháy giáo án… Như vậy việc xác định xử lý hài hòa mối quan hệ giữa các mục tiêu chiếm lĩnh nội dung văn bản với việc phát triển tư duy phản biện và năng lực phản biện trong dạy học đọc hiểu sẽ giúp cho giáo viên đứng lớp vừa đảm bảo mục tiêu bài học và đáp ứng được yêu cầu về phát triển năng lực cho học sinh qua bài học.

24

- Mục tiêu phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác

Môn Ngữ văn là môn học đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành, phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh. Qua môn Ngữ văn, các em biết xác định mục đích giao tiếp, lựa chọn nội dung hình thức giao tiếp, ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp khác phù hợp với ngữ cảnh và đối tượng nhằm thảo luận, lập luận, phản hồi, đánh giá về các vấn đề trong học tập và đời sống. Vì thế, giáo viên không nên quá đề cao việc phát triển tư duy phản biện mà không chú ý bồi dưỡng năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh. Bởi khi rèn luyện tư duy phản biện và năng lực phản biện thì không thể không sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, sẽ phải tăng cường đối thoại, tranh luận. Việc rèn luyện tư duy phản biện và năng lực phản biện qua dạy học bộ môn Ngữ văn nói chung và hai văn bản Tấm Cám, Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy nói riêng là phải giúp HS phát triển khả năng nhận biết, thấu hiểu và đồng cảm với suy nghĩ, tình cảm, thái độ của người khác; biết sống hòa hợp và hoá giải các mâu thuẫn; thiết lập và phát triển mối quan

hệ với người khác; phát triển khả năng làm việc nhóm, làm tăng hiệu quả hợp tác.

- Mục tiêu phát triển toàn diện con người cá nhân

Mục tiêu phát triển toàn diện con người cá nhân được Chương trình giáo dục phổ thông cụ thể hoá như sau: giúp HS làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng

hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan

hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại.

Khi dạy hai văn bản Tấm Cám, Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy, giáo viên không chỉ hình thành và bồi dưỡng ở các em tình yêu Tổ Quốc, hình thành các em ý thức quốc gia dân tộc; yêu quý người tốt, căm ghét cái

ác, ý thức đấu tranh và sống có ước mơ lý tưởng, biết yêu bằng cả trái tim và lý trí sáng suốt, sống và hành động có trách nhiệm, tuyệt đối không khinh địch lơ là chủ quan trước kẻ thù, không đầu hàng số phận… Đó cũng là những năng lực kế thừa

từ đạo lý truyền thống xưa nay. Mục tiêu là đào tạo con người phù hợp với chuẩn

25

mực đạo đức dân tộc, đồng thời phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết của thời đại mới, nuôi dưỡng ý thức và nhân cách công dân, biết yêu ghét phân minh, tình yêu đối với lao động. Tôn trọng con người cá nhân nhưng phải đảm bảo chuẩn mực về phẩm chất nhân cách, đạo đức vàvăn hóa con người Việt Nam. Tất cả giúp

HS “mài sắc” tư duy để hội nhập, để đáp ứng những nhu cầu của thời đại.

Một phần của tài liệu SKKN Rèn luyện năng lực tư duy phản biện cho học sinh lớp 10 qua hai văn bản đọc hiểu Tấm Cám, Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy (Ngữ văn 10 tập 10) (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)