2.3.4.1. Đổi mới nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục cho đội ngũ GVCN lớp
Xét về phương diện lãnh đạo, quản lí: thực tế tại các nhà trường hiện nay là chúng ta đang tập trung quá nhiều nguồn lực cho hoạt động dạy học các môn văn hóa. Ngay cảhoạt động thao giảng đổimới phương pháp dạy học cũngchỉ thực hiệnở các tiết dạy học môn văn hóa. Dường như, mảng các hoạt động giáo dục, mặc dù là một trong hai nhiệm vụ giáo dục quan trọng của nhà trường nhưng chưa thựcsự được đầu
tư nhiều về nguồn lực và ít có đổi mới về nội dung, hình thức thực hiện.
Đối với Trường THPT Quỳnh Lưu 4, việc chăm lo xây dựng môi môi trường giáo dục tích cực để học sinh được giáo dục, phát triển toàn diện luôn được Chi ủy, Ban Giám hiệu, Đoàn Thanh niên quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Quan điểm giáo dục của nhà trường là: xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, dân chủ,học sinh tích cực, tấtcảhọc sinh đều được quan tâm, tạomọiđiềukiện
để các em phát huy kĩ năng, năng lực riêng, không để một em nào bị bỏ lại phía sau. Chính vì vậy, các năm học gần đây, nhà trường đã chăm lo hơn các hoạt động giáo dục tích cực, nhất là chỉ đạo thực hiện đổi mới chủ đề và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh của GVCN thông qua giáo dục trải nghiệm, các chủ đề giáo dục gắn với tiết sinh hoạt lớp của GVCN hàng tuần, tháng. Coi trọng công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kĩ năng tổ chức hoạt động giáo dục tích cực, kỉ luật tích cực cho đội ngũ GVCN và phát huy vai trò của Tổ tư vấn hỗ trợ công tác giáo dục cho GVCN.
Sau đây là một số biện pháp mà trường THPT Quỳnh Lưu 4 đã thực hiện để nâng cao chấtlượng các hoạtđộng giáo dục HS:
- Thứnhất, phát huy vai trò, trách nhiệmcủa Tổtư vấn hỗ trợhoạtđộng giáo dục cho giáo viên chủnhiệm:
Tổ tư vấn hỗ trợ hoạt động giáo dục cho GVCN được thành lập do một Phó Hiệu trưởng phụ trách các hoạt động giáo dục làm tổ trưởng và lựa chọn một số cán bộ quản lí, giáo viên có năng lực, kĩ năng tổ chức các hoạt động giáo dục trải nghiệm, giáo dục kĩ năng, có kinh nghiệm giáo dục HS làm thành viên. (Có Quyết định thành lậptổtư vấnhỗ trợ GVCN năm học 2020-2021 kèm phầnphụlục)
Vai trò, nhiệm vụcủa Tổtư vấnhỗ trợhoạtđộng giáo dục cho GVCN:
+ Tham mưu cho hiệu trưởng về các hoạt động giáo dục HS của GVCN;
+ Kịp thời nắm bắt diễn biến tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu HS để tư vấn hỗ trợ GVCN trong công tác giáo dục đạo đức HS;
+ Xây dựng các chủ đề hoạt động giáo dục hướng nghiệp, chủ đề giáo dục trải nghiệm kĩ năng sống, các chủ đề giáo dục gắn với tiết Sinh hoạt lớp hàng tuần, tháng.
+ Hỗtrợ độingũ GVCN vềphương pháp, hình thức tổchức thực hiện các chủđề giáo dục trên lớp (giờ Sinh hoạt lớp) hàng tháng;
+ Tập huấn bồi dưỡng năng lực, kĩ năng, nghiệp vụ công tác giáo dục HS theo định hướng giáo dục tích cực, kỉ luật tích cực cho đội ngũ GVCN.
+ Tham mưu cho hiệutrưởng,Hội đồng thi đua khen thưởng nhà trường vềđánh giá, xếp loại thi đua các đơn vị lớp và khen thưởng GVCN từng học kì/năm học.
+ Tham gia làm giám khảochấm thi GVCN lớp giỏicấptrường hàng năm.
Một số chủ đề đã được Tổ tư vấn GVCN của nhà trường xây dựng để hỗ trợ GVCN và GVCN đãthựchiện trong năm học 2020-2021:
+ Chủ đề giáo dục trải nghiệm: Sống xanh - sống sạch, sống an toàn với các nội dung: Hạn chế sử dụng túi ni lông, chai nhựa làm sạch không gian sống, tiết kiệm năng lượng, phòng cháy, tham gia giao thông an toàn); Nét đẹp văn hóa ứng xử của học sinh trong nhà trường; Học sinh THPT với tình bạn, tình yêu;
+ Chủ đề giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp: Tìm hiểu thị trường lao động trong thời đại 4.0; Thanh niên với vấn đề lựa chọn nghề nghiệp trong thời đại công nghệsố.
+ Chủđề giáo dục gắnvới tiết Sinh hoạtlớp của GVCN:
Chủ đề về Lòng hiếu thảo: Lắng nghe cha mẹ nói; Ngày của mẹ; Hãy biết nói lời yêu thương; Giúp cha mẹ hồi teen; làm thiệp chúc mừng sinh nhật cha mẹ.
Các chủ đề giáo dục kĩ năng sống cho tuổi teen: Chăm sóc bản thân; Tựchủ, tự lập;Kỹ năng ứng phó với căng thẳng và kiểm soát cảm xúc; Kĩ năng giải quyết xung đột trong cuộc sống; Biết nói lời từ chối; Kĩ năng phòng tránh; Yêu an toàn; Ở nhà một mình; Đi tăcxi; Sống sâu; Xây dựng ý thức tự quản góp phần nâng cao chất lượnggiờ Sinh hoạtlớp;Kĩnăngtự học; Tôn trọng sự khác biệt…
- Thứ hai, tổ chức diễn đàn sinh hoạt Hội đồng GVCN với chủ đề: Nâng cao chấtlượng công tác giáo dục học sinh của giáo viên chủnhiệmlớp.
Sinh hoạt Hội đồng GVCN là hoạt động chuyên đề về công tác giáo dục HS hàng tháng. Tại diến đàn này, Tổ tư vấn, hỗ trợ hoạt dộng giáo dục cho GVCN sẽ định hướng các chủ đề giáo dục sẽ thực hiện hàng tháng cho GVCN và nhiều GVCN
có năng lực và có nhiều sáng kiến trong công tác giáo dục (đã được Chuyên môn, Tổ
tư vấn GVCN lựa chọn) trình bày các tham luận về đổi mới công tác chủ nhiệm lớp, nhất là vận dụng các biện pháp giáo dục tích cực để xây dựng tập thể lớp vững mạnh,
hạnh phúc, giáo dục học sinh hiệu quả. Đây là hoạt động mà trường THPT Quỳnh Lưu 4 đã thực hiện tốt trong năm học 2020 - 2021.
Kết quả thực hiện: học kì I tổ chức 2 buổi sinh hoạt Hội đồng GVCN (tháng 10/2020 và tháng 12/2020) với các báo cáo tham luận tiêu biểu như sau:
+ HồThị Thúy Hưng – GVCN 10A10: Chủđềtrảinghiệm:Sống xanh
+ Nguyễn Thị Hường – GVCN 10A4: GVCN với cách thức tổ chức hoạt động trảinghiệm, rèn luyệnkĩ năngsống cho học sinh THPT ban KHXH.
+ Vũ Thị Mận – GVCN12A12: Kĩnăng kìm chế cảm xúc tiêu cực.
+ Trần Thị Việt Hằng – GVCN 12A6: Kết nối năng lượng tích cực để xây dựng
ý thứctự giác cho học sinh lớpchủnhiệm;
+ Phạm Thị Như Oanh – GVCN 11A6: GVCN với việc giáo dục, cảm hóa học sinh có biểuhiện lệchlạcvềđạođức, lối sống.
+ Lê Thị Hương – GVCN 12A3: Biện pháp xây dựng lớphọc hạnh phúc tại lớp A3-K44 Trường THPT QuỳnhLưu 4.
Học kì II: tổchức vào ngày 06/3/2021:
+ Nguyễn Thị Lý – GVCN 11A5: Giáo dục ý thức tự quản góp phần nâng cao chấtlượng toàn diện cho học sinh qua các tiết Sinh hoạt 15 phút và tiết Sinh hoạt lớp.
+ Hà Xuân Thắng – GVCN10A6: Tôn trọngsự khác biệt;
+ Lê ThịHương – GVCN 12A3: Kĩ nănggiảiquyết xung đột trong cuộcsống.
Dự kiến nửa đầu tháng 4/2021 sẽ tổ chức Sinh hoạt hội đồng GVCN với các tham luậnvềchủ đề giáo dục trảinghiệm - hướng nghiệp:
+ Lê Thị Thanh Huyền - Bí thư Đoàn trường: Thanh niên với vấn đề lựa chọn nghềnghiệp trong thờiđại công nghệsố.
+ Hồ Đình Thường: Tìm hiểu thịtrường lao động trong thời đại 4.0.
+ Trần Thị Việt Hằng - Thành viên Tổ tư vấn GVCN: Học sinh nói KHÔNG hiệntượng hút thuốc lá và thuốc lá điệntử.
Có thể nói qua các buổi sinh hoạt hội đồng GVCN, nhiều chủ đề giáo dục thiết thực, nhiều biện pháp giáo dục học tích cực đã được các GVCN trao đổi, chia sẻ, góp phần làm đa dạng hóa nội dung giờ sinh hoạt lớp, giúp GVCN có thêm kinh nghiệm
để đổi mới giờ sinh hoạt lớp, vì học sinh, tôn trọng học sinh hơn, tìm thấy nhiều niềm vui và có thêm “nănglượng tích cực”hơn trong công tác chủ nhiệm.
2.3.4.2. Tăng cường thực hành “Giờ dạy giáo viên sáng tạo” gắn với tiết Sinh hoạtlớpcủa giáo viên chủnhiệm
a) Thực trạng và sự cần thiết đổi mới hoạt động giáo dục qua giờ Sinh hoạt lớpở trường THPT Quỳnh Lưu 4
Giờ Sinh hoạt lớp là một hoạt động giáo dục được qui định trong Chương trình GDPT được Bộ GD&ĐT (1 tiết/tuần). Tuy nhiên, việc thực hiện tiết Sinh hoạt lớp này trên thực tế còn nhiều hạn chế. Đã từ lâu, nhiều GVCN chưa làm tốt vai trò, yêu cầu của tiết học này. Theo các chuyên gia giáo dục thì giáo dục đạo đức là trang bị cho HS năng lực để tự điều chỉnh bản thân trong xã hội hiện đại với nhiều vấn đề phức tạp, nhưng theo ông Nguyên Tùng Lâm, - Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội thì các nhà trường hiện nay vẫn nặngvề rao giảngđạo lý như học sinh cần phải làm gì
và vì sao cần phải làm điều đó, giáo viên ít nghĩ tới cảm nhận của HS xem các em tiếp thu những vấn đề đó thế nào. Học sinh hiện nay đang chịu áp lực rất lớn về việc học
và thi cử. Vì thế, các em thiếu khá nhiều kĩ năng cơ bản, trong khi bố mẹ bận rộn chưa thật sự sâu sát với hành trình phát triển của con. Những tác động về tệ nạn xã hội, cám dỗ từ môi trường xung quanh khá nhiều. Xã hội hiện đại cần những kỹ năng
gì, nănglực gì để lớp trẻ có thể hòa nhập và hoàn thiện mình thì trong nhà trường hãy tập trung trang bị cho học sinh cái đó, cần bỏ những kiến thức quá trừu tượng, xa rời thực tế đời sống. Ví dụ như thếhệ trẻ bây giờ cần học cách chào hỏi, ăn mặc, ứng xử trong những tình huống khác nhau, cách vượt qua khó khăn, hòa nhập, chia sẻ với cộngđồng,...
Thực hành, trải nghiệm, thậm chí tạo nên nhiều tình huống khác nhau để học sinh phải va đập, suy nghĩ,tự tìm cho mình cách sống, hành vi phù hợp, điều đó mới
có thể giúp các em thật sự có được năng lực để tự điều chỉnh bản thân và tham gia đời sống xã hội một cách tốt nhất. Từ đó các em tự hoàn thiện thể chất, tâm hồn, nhân cách.
Nhiệm vụ của GV là làm sao để HS không nghĩ mình đang học, mà nghĩ mình đang làm, đang hành động, đang trải nghiệm, đang tìm kiếm điều gì đó có ích cho mình. Đó là cách để môn học trở nên thu hút. Và đích đến là để các em “không ngơ ngác sống”. Chính vì vậy, Trường THPT Quỳnh Lưu 4 ngày càng chăm lo thực hiện đổi mới công tác giáo dục HS theo định hướng giáo dục phẩm chất, năng lực. Năm học 2020-2021 được xác định là năm học “khởi động” đổi mới nội dung, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục đối với tiết Sinh hoạt lớp của GVCN. Chúng tôi quan niệm, mỗi tiết Sinh hoạt lớp của GVCN cũng là một “Giờ dạy giáo viên sáng tạo” trong hoạtđộng giáo dục HS. Qua hoạtđộng này, chúng ta đã thực hiệnhiệu quả hai nhiệm
vụ kép: vừa đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện HS, vừa tăng cường bồi dưỡng năng lực, nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp.
b) Cách thức tổ chức thực hiện “Giờ dạy giáo viên sáng tạo” các chủ đề giáo dụcgắnvới tiết Sinh hoạtlớpcủa GVCN
Các bướcthực hiện:
- Bước 1: GVCN căn cứ hệ thống các chủ đề giáo dục đã được Tổ tư vấn GVCN
xây dựng, lựa chọn và đăng kí chủ đề cụ thể sẽ thực hiện. (GVCN có thể chủ động xây dựng những chủ đề riêng phù hợp với đặc điểm HS lớp chủ nhiệm).
- Bước 2: GVCN thiết kế chủ đề giáo dục gắn với tiết Sinh hoạt lớp (giáo án hoạt động giáo dục). Cấu trúc kế hoạch giáo dục tiết Sinh hoạt lớp gồm hai phần:
+ Phần 1: Đánh giá tình hình trong lớptuần qua; kếhoạchhoạt độngtuầntới. + Phần 2: Khám phá nội dung chủ đề giáo dục (trọng tâm).
Các nội dung cần làm rõ: khái niệm, tầm quan trọng của chủ đề giáo dục, biểu hiện, hậu quả, giải pháp (cách giải quyết)...
Về hình thức tổchức các hoạtđộng thựchiệnchủ đề:
+ Lựa chọn hình thức khởi động (gắn với nội dung chủ đề, tạo hứng khởi cho HS…);
+ Lựa chọn hình thức hoạt động khám phá nội dung chủ đề giáo dục. (Chú trọng lựa chọn hình thức dẫn dắt HS tham gia hoạt động, tương tác, trình bày ý kiến riêng
về vấn đề bàn luận, giải pháp…).
- Bước 3: Trao đổi, chia sẻ với Tổ tư vấn GVCN (hoặc các GVCN có kinh nghiệm khác) về nội dung và lựa chọn các hình thức tổ chức chủ đề giáo dục của mình có phù hợp,hiệu quả hay không. Sau trao đổi là điềuchỉnh, bổ sung... giáo án.
- Bước 4: GVCN tiến hành thực hiện chủ đề giáo dục trên lớp. Tiết dạy có thể có
nhiều giáo viên trong nhóm chuyên môn dự giờ,nhất là các tiếtdạy thao giảng chủđề
“Giờdạy giáo viên sáng tạo” do Chuyên môn – Công đoàn tổ chức.
- Bước 5: Trao đổi, góp ý sau dựgiờ,đúc kết kinh nghiệm, chia sẻ của lãnh đạo, giáo viên dự giờ, hoặc lắng nghe ý kiến từ học sinh. Những tiết dạy hay, hiệu quả sẽ đượcđúc kết, nhân rộng ra các GVCN khác thựchiện.
c) Thực hành “Giờ dạy giáo viên sáng tạo” các chủ đề giáo dục gắn với tiết Sinh hoạtlớpcủa GVCN
Đây là hoạt động quan trọng nhất của tiến trình thực hiện chủ đề giáo dục trên lớp thông qua tiết Sinh hoạtlớp,thể hiệnđổimới nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục theo định hướng tích cực. Vai trò của GVCN: tổ chức các hoạt động, định hướng hoạt động, tạo cơ hội để các em tham gia hoạt động, trao đổi, tranh luận, bày tỏ, chia sẻ, đưa ra các giải pháp… GVCN là người lắng nghe, chốt lại các giá trị
củachủ đề giáo dục học sinh cần hướng tới. Tiến trình thực hiện đổimới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục theo chủ đề trên lớp như sau:
- Hoạt động “khởi động”: GVCN vận dụng các hình thứ tổ chức hoạt động khởi động tạo hứng thú, không khí vui vẻ, hấp dẫn cho học sinh. Đây là hoạt động rất
bổ ích, cầnthiết vì tiết Sinh hoạtlớp là tiếtcuối cùng trong buổihọc (thường là tiết 5), học sinh đã khá mệt mỏi, căng thẳng. Yêu cầu: GVCN nên lựa chọn hình thức khởi động phù hợpvới chủđề, gợimở,dẫn dắthọc sinh tiếp cậnchủ đềhoạtđộng.
Ví dụ 1: Khi thực hiện chủ đề “Tình yêu tuổi học trò” tại lớp 10A4, GVCN Nguyễn Thị Hường cho HS xem video bài hát Phượng hồng (Vũ Hoàng), sau đó nêu vấn đề: Lời bài hát, hình ảnh trong video gợi em liên hệ đến vấn đề gì? HS nêu cảm nhận.(Từđó dẫn vào chủđề sinh hoạt: Tình yêu tuổihọc trò).
Ví dụ 2: Chủ đề Tự chăm sóc bản thân, GVCN Trần Thị Việt Hằng -12A6 sử dụng hình thức khởi động trò chơi sôi động “Làm nóng cơ thể qua hình thức tập thể dục theo nhạc”.…Đối với tiết 5, hình thức này đã tạo được năng lượng mới cho HS.
Ví dụ 3: Chủđề Học sinh nói KHÔNG với hiện tượng thuốc lá và thuốc lá điện
tử tại lớp 12 A6, GVCN Trần Thị Việt Hằng lựa chọn hình thức phỏng vấn.
- Tổ chứchoạtđộng “khám phá chủđề giáo dục”:
+ Khám phá nội dung chủ đề: GVCN có thể thực hiện bằng nhiều hình thức như: tiểuphẩmkịch ngắn do học sinh thểhiện, xem viedo, hình ảnh,…
+ Nhận diện nội dung: HS phát hiện, trao đổi, thảo luận…
+ Xây dựng các giải pháp….
Ví dụ 1: Khám phá nội dung chủ đề Tình yêu tuổi học trò (10A4). GVCN
Nguyễn Thị Hường tổ chức các hoạt động: Chia lớp thành 4 đội chơi, mỗi nhóm tự đặt tên cho đội của mình, trang trí bảng phụ và trả lời câu hỏi vào bảng phụ. Câu hỏi thảoluận cho 4 độichơinhư sau:
+ Em biết gì về tình yêu tuổi học trò? + Đâu là điểm tích cực của tình yêu học trò? + Đâu là hạn chế mà tình yêu học trò mang lại?
Ví dụ 2: Khám phá nội dung chủ đề Tự chăm sóc bản thân tuổi Teen (12A6).
GVCN nêu vấn đề: Quan sát 2 bức tranh sau đểnhận ra sự khác biệt? Tại sao lại
có sự khác biệt ấy. Từ đó GV hình thành khái niệm cho HS: Thế nào là tự chăm sóc bản thân? Tại sao phải chăm sóc bản thân? và tiếp tục cho HS thảo luận nhóm về các nội dung, hình thức chăm sóc bản thân, ý nghĩa, giá trị của việc biết chăm sóc bản thân.
Ví dụ 3: Khám phá nội dung chủ đề: Học sinh nói KHÔNG với hiệntượng thuốc
lá và thuốc lá điện tử (12A6), GVCN gợi ý cho học sinh hình thức vẽ tranh tuyên truyền thông qua thảo luận nhóm. GV chia HS thành 4 nhóm với tên gọi theo tinh thần của Tháng thanh niên. (Nhóm 1 tên gọi Tuổi trẻ, nhóm 2: Lý tưởng, nhóm 3: Khát vọng, nhóm 4: Cống hiến). Tranh tuyên truyền về chủ đề này dựa vào gợi ý tập