4.1. Mục tiêu
Nâng cao chất lượng của các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, trải nghiệm sáng tạo và GD hướng nghiệp và không chỉ nhằm thực hiện được mục tiêu riêng của mỗi hoạt động đó, mà còn góp phần quan trọng trong công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức học sinh, giúp các em có thêm kỹ năng sống, kiến thức thực tế. Từ
đó giúp các em thêm tự tin, vượt qua được những khó khăn, nhất là các tác động tiêu cựcđối với quá trình rèn luyện và học tập cũng như trong cuộc sống.
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Tạo cơ hội cho học sinh được thể hiện
năng lực của bản thân, được khẳng định mình trước tập thể, tránh xa các hoạt động không lành mạnh có sức cám dỗ ngoài xã hội.
- Hoạt động trải nghiệm sáng tạo: Góp phần hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh, giúp học sinh lĩnh hội hệ thống tri thức khoa học, rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo cần thiết, phát triển tư duy sáng tạo và nhân cách. Đồng thời, tạo ra những sân chơi thú vị để thu hút học sinh, giúp học sinh tránh xa các tệ nạn
xã hội (không “nhàn cư vi bất thiện”), hòa nhập với tập thể, nâng cao ý thức tự trọng, giữ gìn uy tín củabản thân.
- Hoạt động giáo dục hướng nghiệp: Giúp học sinh nâng cao hiểu biết về các nghề trong xã hội, có thái độ đúng đắn trước những vấn đề chọn nghề sau khi ra trường, biết chịu trách nhiệm về những hành vi của bản thân. Qua đó, học sinh sẽ sống có lí tưởng, có ước mơ, có động lực học tập và rèn luyện để phát triển hoàn thiện bản thân ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
4.2. Nội dung và cách thức thực hiện
- Đầu năm học, nhà trường lập Ban GDNGLL, Ban GDHN với các thành viên là những người có trách nhiệm, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp: Phó Hiệu trưởng, giáo viên giỏicó chuyên môn phù hợp, Ban thường vụ Đoàn trường...
- Các tổ chuyên môn xây dựng chương trình hoạt động trải nghiệm sáng tạo gắn với bộ môn, Ban GDNGLL và Ban GDHN xây dựng kế hoạch hoạt động trong năm học. Trong đó, chú trọng đến yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện trong giáo dục, hướng đến việc phát triển năng lực và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, đặc biệt là giáo dục đạo đức, lối sống, động cơ rèn luyện và học tập.
- Khi triển khai mỗi hoạt động đều có kế hoạch cụ thể, được phê duyệt của Ban giám hiệu nhà trường. Trong đó, yêu cầu chú trọng đến tính thiết thực của nội dung
và hấp dẫn về hình thức, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. Lưu ý đến khả năng tích hợp các mục đích, yêu cầu của các ban vào cùng một hoạt động.
4.3. Minh chứng áp dụng giải pháp
- Về hoạt động GDNGLL: Nhiều hoạt động bổ ích, lí thú đã được tổ chức bằng
sự sáng tạo, tạo sân chơi lành mạnh, đồng thời giáo dục truyền thống cho các em học sinh như: chủ đề “Tôn sư trọng đạo”, CLB Văn học dân gian, CLB tiếng Anh, hội diễn văn nghệ, thi “Học sinh thanh lịch”, thi “Tôi là MC”,...
22
- Về hoạt động trải nghiệm sáng tạo: Học sinh được tham gia các cuộc thi KHKT cấp trường và cấp tỉnh, điều chế nước sát khuẩn để phòng chống dịch Covid-19, làm các sản phẩm gắn với các bài học,....
Ảnh 4.1: Các hoạt động GDNGLL tại trường THPT Hoàng Mai 2
Ảnh 4.2:Các hoạt động GDNGLL tại trường THPT Hoàng Mai
23
- Về hoạt động giáo dục hướng nghiệp: Học sinh được tìm hiểu về nguyên tắc lựa chọn nghề nghiệp, các thông tin bổ ích về việc làm, được tham quan các mô hình sản xuất và kinh doanh trên địa bàn thị xã Hoàng Mai.
Ảnh 4.3: Các hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại 02 trường THPT
Ảnh 4.4: Hoạt động hướng nghiệpcủa HS trường THPT Hoàng Mai 2
24
5. Giải pháp 5: Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với các cơ quan, tổ chức, đoàn thể trong việc quản lý, giáo dục học sinh
5.1. Mục tiêu:
Quản lý học sinh là việc làm thường trực, thường xuyên. Việc quản lý, giáo dục học sinh không bó hẹp trong khuôn viên không gian trường học mà cần thực hiện mọi lúc, mọi nơi, cả trong và ngoài thời gian học sinh ở trường. Đặc biệt, với những học sinh chưa ngoan, chậm tiến thì việc quản lý, giáo dục càng phải thường xuyên, chặt chẽ hơn.
Do đó, cần huy động sự phối hợp hỗ trợ của các tổ chức, đoàn thể để có sự đồng bộ, mang lại hiệu quả caotrong công tác quản lývà giáo dụchọc sinh.
5.2. Nội dung và cách thức thực hiện
5.2.1. Phối hợp với cơ quan công an
+ Tổ chức Hội nghị an ninh trường học: hàng năm, nhà trường phối hợp với Công an thị xã, chính quyền và công an các phường xã để tổ chức hội nghị nhằm mục đích đánh giá tình hình an ninh trường học năm học trước, xác định nhiệm vụ trong năm học tiếp theo, ký kết Quy chế phối hợp giữa các bên về công tác an ninh liên quan đến nhà trường. Từ đó, giữa nhà trường và lực lượng công an thường xuyên trao đổi phối hợp trong công tác an ninh.
+ Nhà trường chủ động xây dựng Quy chế phối hợp với cơ quan công an thị xã
và Kế hoạch phối hợp cụ thể với công an các phường/xã trên địa bàn tuyển sinh, nhất là tại địa bàn trường đóng. (Phụ lục)
+ Nhà trường tham mưu cho công an thị xã về một số biện pháp quản lý an ninh như: tuần tra giao thông vào giờ cao điểm (trước và sau các buổi học), lắp đặt
hệ thống camera an ninh,…
+ Lực lượng công an cũng cung cấp cho nhà trường các thông tin quan trọng
về tình hình an ninh xã hội liên quan đến học sinh để nhà trường có biện pháp nhắc nhở, giáo dụckịp thời.
5.2.2. Phốihợp với chính quyền địa phương
+ Nhà trường phối hợp với chính quyền các địa phương để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của học sinh tại địa bàn cư trú. Đồng thời, nhà trường và chính quyền địa phương trao đổi, cung cấp thông tin kịp thời về tình trạng, số lượng học
Ảnh 4.5: Ảnh 4.4: Hoạt động hướng nghiệpcủa HS trường THPT Hoàng Mai
25
sinh vi phạm pháp luật, học sinh bị kỷ luật để cùng tìm ra giải pháp tốt nhất, phương pháp giáo dục phù hợp, kịp thời.
+ Nhà trường phản ánh kịp thời đến chính quyền địa phương về một số hoạt động kinh doanh dịch vụ có tác động tiêu cực đến học sinh, nhất là khu vực gần trường mà nhà trường không đủ chức năng để can thiệp như: tụ điểm bài bạc, lô
đề, games online,….Đề nghị chính quyền kiểm soát và xử lý để hạn chế học sinh tham gia các trò chơi làm ảnh hưởng đến rèn luyện và học tập.
5.2.3. Phối hợp với tổ chức Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh
Tất cả học sinh THPT đều đã ở tuổi thanh niên, nhiều em đã là đoàn viên trước khi bước vào trường, những em khác là thanh niên được Đoàn bồi dưỡng dìu dắt
và hầu hết đều trở thành đoàn viên trước khi tốt nghiệp THPT. Như vậy, học sinh THPT - đoàn viên, thanh niên là đối tượng chịu sự quản lý của tổ chức Đoàn, trong
đó có Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam. Do đó, Đoàn có trách nhiệm bồi dưỡng, giáo dục học sinh thông qua các chương trình hoạt động của tổ chức. Để công tác quản lý, giáo dục học sinh của nhà trường đạt hiệu quả cao cầncó sự phối hợp chặt chẽ với tổ chức Đoàn (thị Đoàn, Đoàn trường, các chi Đoàn,...). Với hệ thống tổ chức đầy đủ các cấp, các ngành, các địa phương và lực lượng thành viên đông đảo rộng khắp, Đoàn thanh niên dễ dàng nắm bắt tình hình rèn luyện và học tập của từng đoàn viên thanh niên. Qua đó, có hình thức biểu dương, nhân rộng điển hình những đoàn viên tích cực; phản ánh kịp thời và phối hợp đồng bộ để giáo dục, giúp
đỡ những đoàn viên rèn luyện chưa tốt, thường xuyên vi phạm nội quy trường lớp,
có hành vi vi phạm pháp luật.
5.3. Minh chứng áp dụng giải pháp
Nhà trường luôn phối hợp với phối hợp UBND thị xã, Công an thị xã (xem
Phụ lục 03), thị Đoàn trong công tác quản lý, giáo dục học sinh:
Ảnh 5: Công tác phối hợp giữa các trường THPT với các các tổ chức, đoàn
thể
26