8.1. Mục tiêu
- Phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp (khi cần thiết) đổi với học sinh đang gặp phải khó khăn về tâm lý trong học tập và cuộc sống để tìm hướng giải quyết phù hợp, giảm thiểutác động tiêu cực có thể xảy ra; góp phần xây dựng môi trường giáo dục
an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo lực học đường. Hỗ trợ học sinh rèn luyện kỹ năng sống; tăng cường ý chí, niềm tin, bản lĩnh, thái độ ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ xã hội; rèn luyện sức khỏe thểchất và tinh thần,góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách.
- Nâng cao kiến thức và kỹ năng để người học tự giải quyết các khó khăn, căng thăng, khủng hoảng tạm thời về tâm lý, phát huy tiềm năng, năng lực học tập của bản thân. Bảo vệ người học trước nguy cơ bị xâm hại, bị bạo lực, phòng tránh các
Ảnh 7.1: Đội thanh niên xung kích trường THPT Hoàng Mai 2
Ảnh 7.2: Đội thanh niên xung kích trường THPT Hoàng Mai
29
tệ nạn xã hội, hạn chế tình trạng người học bỏ học, vi phạm pháp luật. Kết nối nguồn lực từ cộng đồng tham gia, phối hợp cùng các đơn vị trên địa bàn thúc đẩy hoạt động công tác xã hội trong trường học.
- Làm tốt công tác khuyến học để tạo niềm tin vào tương lai, vào cộng đồng xã hội, giúp những em học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn tự tin, không mặc cảm, mạnh dạn đến trường, hòa đồng cùng bạn bè vươn lên trong cuộc sống, nỗ lực tiến
bộ trong học tập. Và đối với các em học sinh nói chung thì làm tốt công tác khuyến học để giáo dục các em lòng yêu thương con người, có tinh thần tương thân tương
ái, giúp đỡ bạn bè và thi đua học tập cùng tiến bộ. Vì thế, làm tốt công tác khuyến học khuyến, khuyến tài để giúp học sinh tháo gỡ được những khó khăn từ các yếu
tố tác động tiêu cực, hướng đến kết quả rèn luyện và học tập tích cực.
8.2. Nội dung và cách thức thực hiện
8.2.1. Công tác Tƣ vấn tâm lý và Công tác xã hội
Công tác Tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông thực hiện theo
Thông tư số 31/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 12 năm 2017 và Công tác xã hội trong trường học theo Thông tư 33/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của
Bộ GD&ĐT. Theo đó, nhà trường vận dụng thực hiện linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với tình hình thực tế để mang lại hiệu quả thiết thực. Trong đó, để giảm thiểu các tác động tiêu cực và hậu quả của chúng đến học sinh THPT thì nhà trường chú trọng thực hiện một số nội dung:
- Hoàn thiện tối ưu về công tác tổ chức:
+ Thành lập Tổ tư vấn tâm lý học đường, Tổ công tác xã hội với các thành phần phủ hợp với yêu cầu và đặc thù công việc, gồm: Đại diện lãnh đạo nhà trường làm Tổ trưởng; thành viên là cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn tâm lý, nhân viên y tế trường học, cán bộ, giáo viên phụ trách công tác Đoàn, đại diện cha
mẹ học sinh và một số học sinh là cán bộ lớp, cán bộ Đoàn. Trong đó, đặc biệt lưu
ý lựa chọn những cán bộ, giáo viên có tâm huyết, năng lực, kỹ năng, kinh nghiệm
và uy tín; được tạo điều kiện để đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ tư vấn tâm lý và công tác xã hội.
+ Tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động tư vấn, công tác xã hội: Nhà trường bố trí phòng hoặc không gianphù hợp để tổ chức hoạt động tư vấn; trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu, học liệu cần thiết để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ tư vấn và công tác xã hội. Đồng thời, thực hiện cơ chế chính sách đảm bảo về quyền lợi cho các thành viên Tổ tư vấnvà Tổ công tác xã hội.
- Chú trọng đến nội dung: Xây dựng kế hoạch hoạt động của Tổ tư vấn, Tổ công tác xã hội, trong đó thể hiện sự chủ động trong các hoạt động tư vấn định kỳ,
dự báo các hoạt động tư vấn thường xuyên. Đặc biệt, cần quan tâm để nắm bắt được những học sinh đã, đang hoặc có nguy cơ chịu tác động tiêu cực để tư vấn, hỗ trợ các em vượt qua khó khăn.
30
- Lựa chọn hình thức tư vấn, hỗ trợ đa dạng, hiệu quả:
+ Xây dựng các chuyên đề riêng vềtư vấn tâm lý cho học sinh hoặc lồng ghép trong các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, diễn đànvềcác chủ đề liên quan đến nội dung cần tư vấn cho học sinh; thường xuyên trao đổivới cha mẹ học sinh về diễn biến tâm lý và các vấn đềcần hỗtrợ cho học sinh.
+ Tuyên truyền, phổ biến, cảnh báo và hướng dẫn người học về các tình huống, nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, bị xâm hại, bị bạo lực, bỏ học, vi phạm pháp luật. Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn để vận động cộng đồng, xã hội kịp thời phản ánh thông tin về các vụ việc liên quan đến người học và tham gia xây dựng môi trường trường học an toàn, lành mạnh.
- Tạo được sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổchức, cá nhân liên quan để hoạtđộng tư vấn tâm lý cho học sinhmang tính thống nhất, đồng bộ.
8.2.2. Công tác khuyến học
- Thành lập Chi hội Khuyến học của trường với các thành viên thuộc đầy đủ các tổ chức, đoàn thể, là những người tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, sự nghiệp khuyến học, vận động mọi người tham gia vào Chi hội (Hội viên) để cùng làm công tác khuyến học theo phương châm "Người người làm khuyến học, nhà nhà làm khuyến học và cả xã hội làm khuyến học”, xây dựng nhà trường trở thành một “đơn vị học tập”, mỗi gia đình trở thành “Gia đình học tập” theo tiêu chí của Hội Khuyến học Việt Nam, tạo sự chuyển biến tích cực trong phụ huynh học sinh
và nhân dân địa phương.
- Xây dựng Quy chế, Kế hoạch hoạt động của Chi hội dựa trên Điều lệ Hội, Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội Khuyến học thị xã Hoàng Mai, nội quy nhà trường và luật pháp nhà nước, nhằm vạch ra phương hướng hoạt động và phân công nhiệm vụ cụ thểcho từng thành viên.
- Các nhiệm vụ đượcchú trọng:
+ Quan tâm, tìm hiểu hoàn cảnh của học sinh để nắm bắt căn bản được những khó khăn mà các em gặp phải và có kế hoạch giúp đỡ kịp thời và phù hợp.
+ Xây dựng nguồn quỹ hoạt động của Chi hội.
+ Theo dõi kết quả học tập của những em có hoàn cảnh khó khăntheo từng học
kỳ và từng năm. Phân loại các đối tượng để hỗ trợ: những em học lực yếu kém, động viên các em ra các lớp phụ đạo, học thêm tổ chức tại nhà trường và miễn học phí cho các em. Trợ cấp, khen thưởng hỗ trợ động viên kịp thời cho các em học giỏi.Gặp mặt, tặng quà, động viên các em có hoàn cảnh đặc biệt trong dịp lễ, tết.
8.3. Minh chứng áp dụng giải pháp
- Ban hành các văn bản chỉ đạo về Kế hoạch hoạt động tư vấn học đường,
Công tác xã hội (xem Phụ lục 05)
31
- Nhiều học sinh gặp khó khăn về tâm lý, về hoàn cảnh đã được hỗ trợ kịp thời. Các nhà trường được Hội Khuyến học thị xã tặng giấy khen.
Bảng 2: Kết quả khuyến tài tặng quà khuyến học
Năm học Tổng số
học sinh
Số học sinh mồ côi
Số học sinh gia đình nghèo, cận nghèo
Số học sinh đƣợc nhận quà khuyến học
Số học sinh đƣợc miễn giảm tiền học thêm
2018-2019 2415 95 205 242 82
2019-2020 2532 110 214 266 106
2020-2021 2684 136 218 285 142
Ảnh 8.1: Tư vấn tâm lý ở 02 trường THPTtrên địa bàn thị xã Hoàng Mai
Ảnh 8.2: Hoạt động xã hội của 02 trường THPT
Ảnh 8.3: Tặng quà khuyến học tại 02 trường THPT ở Hoàng Mai
32
III. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM KHOA HỌC