3.1 NỘI DUNG 1: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HÓA CHẤT NUÔI CẤY TRONG GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH VI CỦ SÂM NGỌC
3.1.5 Thí nghiệm 5: Khảo sát ảnh hưởng của peptone lên khả năng hình thành vi củ sâm Ngọc Linh
Mẫu phôi soma được nuôi cấy trong môi trường có bổ sung peptone. Sau tám tuần theo dõi, nhận thấy mẫu phôi sâm cấy vào các môi trường với các nồng độ peptone khác nhau bắt đầu có sự thay đổi. Các chỉ tiêu theo dõi sau tám tuần nuôi cấy đƣợc quan sát và thể hiện qua bảng 3.5.
Bảng 3.5: Ảnh hưởng của peptone lên sự hình thành vi củ từ mẫu phôi soma
sâm Ngọc Linh
Nồng
độ (g/l)
Số vi
củ
Đường kính
vi củ (cm)
Khối lƣợng tươi vi củ (g) Hình thái vi củ
0 0,33bc 0,20b 0,03c Củ hình chóp bầu,
nhỏ, xanh
0,5 0,87a 0,31a 0,07a Củ hình chóp nhọn, to,
xanh, chắc
1 0,60ab 0,23ab 0,05b Củ hình chóp nhọn,
nhỏ, hơi vàng
1,5 0,53bc 0,27ab 0,03c Củ hình chóp nhọn,
nhỏ, hơi vàng
2 0,27c 0,22ab 0,02c Củ hình chóp nhọn,
nhỏ, hơi vàng
Ftính 15,87** 4,34* 36,87**
CV
(%) 19,86 14,77 12,91
Ghi chú: Những chữ cái khác nhau (a, b, …) trong cùng một cột biểu diễn sự khác biệt có ý nghĩa với α = 0,01 bằng phép thử Duncan’s test.
ns: không khác biệt; *: Sự khác biệt rất có ý nghĩa ở mức α = 0,05; **: Sự khác biệt rất có ý nghĩa ở mức α = 0,01.
Hình 3.5: Ảnh hưởng của peptone lên sự hình thành vi củ sâm Ngọc Linh
a: 0 mg/l b: 0,5 mg/l c: 1 mg/l d: 1,5 mg/l e: 2 mg/l.
Sau tám tuần nuôi cấy, ảnh hưởng của peptone lên khả năng hình thành
vi củ sâm Ngọc Linh thể hiện ở bảng 3.5. Nghiệm thức đối chứng không bổ sung peptone có số vi củ là 0,33 vi củ/mẫu. Trên môi trường có bổ sung 0,5 g/l peptone vi củ sinh trưởng và phát triển tốt nhất về chỉ tiêu theo dõi so với các nghiệm thức còn lại với 0,87 vi củ/mẫu. Khi tăng hàm lƣợng peptone lên
a b c
d e
1 g/l số vi củ hình thành có sự khác biệt về mặt thống kê (0,60 vi củ/mẫu) nhƣng so với nghiệm thức bổ sung 0,5 g/l peptone không quá rõ ràng. Tiếp tục tăng nồng độ peptone lên 1,5 g/l và 2 g/l thì số vi củ hình thành lần lƣợt là 0,53 vi củ/mẫu và 0,27 vi củ/mẫu, giảm và có sự khác biệt không quá rõ ràng. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Chyuam và cộng sự (2010) khi môi trường nuôi cấy bổ sung 1 g/l peptone là thích hợp cho quá trình sinh trưởng và tạo chồi bên của giống lan Vân Hài Paphiopedilum rothschildianum [72]. Ngoài ra, Nhut và cộng sự đã nghiên cứu bổ sung
peptone vào môi trường nuôi cấy chồi cây bơ và thu được kết quả tốt nhất khi thêm vào môi trường 2 g/l peptone [73].
Đường kính vi củ ở nghiệm thức đối chứng cho giá trị thấp nhất là 0,20
cm, nghiệm thức có hàm lƣợng peptone 0,5 g/l đạt giá trị cao nhất với 0,31
cm và so về mặt thống kê so với 3 nghiệm thức 1 g/l, 1,5 g/l và 2g/l (0,23 cm, 0,27 cm và 0,22 cm) không quá khác biệt. Đường kính của vi củ có xu hướng giảm dần khi nồng độ peptone trong môi trường tăng lên.
Bên cạnh đó, hàm lượng peptone cũng làm ảnh hưởng đến khối lượng tươi vi củ. Khối lượng tươi ở nghiệm thức đối chứng không bổ sung peptone
là 0,03 g, còn ở nồng độ 0,5 g/l thì khối lượng tươi vi củ đạt giá trị cao nhất 0,07 g. Khi tăng dần nồng độ peptone lên thì khối lượng tươi vi củ giảm đáng
kể. Tuy nhiên ở 3 nghiệm thức đối chứng, 1,5 g/l và 2 g/l cho khối lượng tươi
vi củ ( 0,03 g, 0,03 g, 0,02 g) không có sự khác biệt về mặt thống kê. Nghiệm thức bổ sung peptone với nồng độ 2 g/l có khối lượng tươi vi củ thấp nhất là 0,02 g, giảm rất nhiều so với nghiệm thức 0,5 g/l.
Nhƣ vậy, sự khác biệt về nồng độ peptone dẫn đến sự khác biệt về số vi
củ của sâm Ngọc Linh. Vì peptone là chất bổ sung tăng trưởng hữu cơ, có lợi cho việc tái sinh vi củ và hình thành vi củ cao. Nguyên nhân có thể do peptone có thể thủy phân protein hòa tan trong nước chứa rất cao hàm lượng amino acid thúc đẩy sự phát triển [74]. Việc bổ sung vào môi trường nuôi cấy hàm lƣợng cao của peptone gây ức chế sự hình thành nhiều chồi [75]. Kết quả này cũng tương tự với nghiên cứu Seiki và cộng sự (1993) trên chồi hoa của cây Dianthus bị thủy tinh thể là do nồng độ peptone cao hơn 3 g/l [76].