3.2. ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC BÓN PHÂN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT HỒ TIÊU
3.2.1. Ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật canh tác bón phân đến khả năng
Bảng 3.2: Ảnh hưởng của kỹ thuật canh tác đến đường kính tán hồ tiêu
Công thức Đường kính tán (cm)
CT1 Đối chứng 120,44bc
CT2 Vôi 111,94cd
CT3 Hữu cơ 133,33a
CT4 Phân vi sinh 124,56ab
CT5 CPSH 109,78b
CT6 Than sinh học 122,50b
CT7 Rơm rạ 132,89a
CT8 Lạc dại 124,89ab
CV (%) 4,70
LSD0,05 10,10
Ghi chú: Trong cùng một cột, các công thức được biểu thị chữ cái giống nhau thì không có sự khác biệt có ý nghĩa, các công thức có chữ cái khác nhau thì có sự khác biệt nhau ở mức sai khác có ý nghĩa.
Sinh trưởng cây trồng bị chi phối bởi chế độ dinh dưỡng. Mặc dù đường kính tán phụ thuộc rất nhiều vào giống tiêu, tuy vậy chế độ dinh dưỡng cũng có thể ảnh hưởng rõ đến đường kính tán.
Sau khi được hãm ngọn ở độ cao 4m, cây tiêu không tăng trưởng về chiều cao nữa, mà chủ yếu là tăng đường kính tán trụ tiêu. Hằng năm cây tiêu sẽ phát triển thêm cành thứ cấp và làm cho đường kính tán tăng dần. Đường kính tán rộng và xum xuê có tiềm năng cho năng suất cao. Đo đường kính tán cây tiêu ở độ cao 1,5m được kết quả ở bảng 3.2.
Đường kính tán tiêu biến động từ 109,78cm đến 133,33cm.
Trên nền 360kg N – 150kg P2O5 – 360kg K2O bón 2000kg vôi cho đường kính tán giảm 8,5cm so với công thức bón đối chứng.
Trên nền 360kg N – 150kg P2O5 – 360kg K2O bón 30tấn phân hữu cơ chế biến ủ hoai cho đường kính tán 133,33cm, tăng 12,89cm so với công thức đối chứng.
Trên nền 360kg N – 150kg P2O5 – 360kg K2O bón 3,8 tấn phân vi sinh tăng 4,12cm so với công thức đối chứng.
Trên nền 360kg N – 150kg P2O5 – 360kg K2O bón 3,8 tấn chế phẩm sinh học có đường kín tán nhỏ nhất ở các công thức, hẹp hơn 10,66cm so với công thức đối chứng.
Trên nền 360kg N – 150kg P2O5 – 360kg K2O bón 2 tấn trấu hun tăng 2,06cm so với công thức đối chứng.
Trên nền 360kg N – 150kg P2O5 – 360kg K2O kết hợp ủ rơm rạ quanh gốc tăng 12,45cm với công thức đối chứng.
Trên nền 360kg N – 150kg P2O5 – 360kg K2O kết hợp trồng thêm lạc dại che phủ tăng 4,45cm so với công thức đối chứng.
Kết quả cho thấy trên công thức bón phân chuồng ủ hoai có tác
dụng làm tăng đường kính tán cao nhất, tăng 12,89cm so với công thức đối chứng; thấp nhất trên công thức bón với chế phẩm sinh học giảm 10,66cm
so với công thức đối chứng.
Năng suất là chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả của kỹ thuật canh tác chăm sóc và bón phân cho cây hồ tiêu. Nó còn là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tập trung nhất, chính xác nhất của quá trình sinh trưởng phát triển, khả năng chống chịu và thích ứng với môi trường của giống.
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của kỹ thuật canh tác đến chiều dài gié và số hạt/gié Công thức chiều dài gié (cm) Số hạt /gié
CT1 Đối chứng 7,70 27,47
CT2 Vôi 7,28 23,77
CT3 Hữu cơ 6,85 19,56
CT4 Phân vi sinh 5,97 19,30
CT5 CPSH 7,41 27,05
CT6 Than sinh học 7,69 24,31
CT7 Rơm rạ 7,52 24,87
CT8 Lạc dại 7,86 27,61
CV (%) 8,50 10,00
LSD0,05 1,09 4,24
Chiều dài gié và số hạt/gié là một trong những chỉ tiêu ảnh hưởng đến năng suất của hồ tiêu.
Chiều dài gié dao động từ 5,97cm đến 7,86cm cao nhất ở công thức bón phân kết hợp trồng lạc dại che phủ và thấp nhất ở công thức bón phân
vi sinh.
Số hạt/gié dao động từ 19,30 đến 27,61 cao nhất trên công thức trồng lạc dại che phủ và thấp nhất với công thức bón phân vi sinh.
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của kỹ thuật canh tác đến số gié/trụ
Công thức Số gié/trụ (gié)
CT1 Đối chứng 8,50
CT2 Vôi 10,47
CT3 Hữu cơ 10,94
CT4 Phân vi sinh 9,20
CT5 CPSH 9,55
CT6 Than sinh học 10,78
CT7 Rơm rạ 10,42
CT8 Lạc dại 11,11
CV (%) 18
LSD0,05 NS
Ghi chú: NS là sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức α ≤ 0,05
Số gié/trụ là một trong những chỉ tiêu được dùng để theo dõi đánh giá năng suất của hồ tiêu. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ ra hoa của hồ tiêu dưới tác động của kỹ thuật canh tác bón phân.
Kết quả theo dõi chỉ tiêu số gié/trụ cho thấy có sự chênh lệch giữa các công thức. Các công thức đều giúp tăng số gié trên trụ so với công thức đối chứng.
Trên nền 360kg N – 150kg P2O5 – 360kg K2O bón 2000kg vôi cho số gié/trụ cao hơn 1,97 gié so với công thức bón đối chứng.
Trên nền 360kg N – 150kg P2O5 – 360kg K2O bón 30 tấn phân hữu cơ chế biến ủ hoai tăng 10,94 gié so với công thức đối chứng.
Trên nền 360kg N – 150kg P2O5 – 360kg K2O bón 3,8 tấn phân vi sinh tăng 0,7 gié so với công thức đối chứng.
Trên nền 360kg N – 150kg P2O5 – 360kg K2O bón 3,8 tấn chế phẩm sinh học tăng trung bình 1,05 gié so với công thức đối chứng.
Trên nền 360kg N – 150kg P2O5 – 360kg K2O bón 2 tấn trấu hun tăng 2,28 gié so với công thức đối chứng.
Trên nền 360kg N – 150kg P2O5 – 360kg K2O kết hợp ủ rơm rạ quanh gốc tăng 1,92 gié so với công thức đối chứng.
Trên nền 360kg N – 150kg P2O5 – 360kg K2O kết hợp trồng thêm lạc dại che phủ tăng 2,61 gié so với công thức đối chứng.
Kết quả cho thấy, công thức bón phân nền kết hợp trồng lạc dại cho
số gié trên trụ cao nhất, trung bình là 11,11 gié/trụ và công thức bón phân chuồng ủ hoai cũng làm số gié trên trụ tăng cao, trung bình là 10,94 gié/trụ. Tuy nhiên, sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm là không có ý nghĩa thống kê.
Trong quá trình phát triển của quả, hồ tiêu thường xảy ra hiện tượng rụng quả non. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân tác động: gió bão, sự
va quẹt của công cụ sản xuất hoặc mất cân đối về dinh dưỡng.
Bảng 3.5: Ảnh hưởng của kỹ thuật canh tác đến tỷ lệ rụng gié
Công thức Tỷ lệ rụng gié (%) Tỉ lệ hạt tiêu
tươi/khô
CT1 Đối chứng 10,9 2,87
CT2 Vôi 13,27 3,18
CT3 Hữu cơ 10,4 3,03
CT4 Phân vi sinh 11,4 3,08
CT5 CPSH 12,53 2,88
CT6 Than sinh học 11,67 2,89
CT7 Rơm rạ 11,33 3,10
CT8 Lạc dại 12,07 2,99
CV (%) 15,5 5
LSD0,05 NS NS
Ghi chú: NS là sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức α ≤ 0,05
Kết quả bảng 3.5 cho thấy, tỷ lệ gié rụng dao động từ 10,40% đến 13,27%. Bón phân hữu cơ chế biến (phân chuồng ủ hoai) có chiều hướng làm giảm tỷ lệ rụng gié, giảm 0,48% so với công thức đối chứng. Công thức bón vôi có tỷ lệ rụng gié cao nhất, cao hơn 2,37% so với công thức đối
chứng. Tuy nhiên, các công thức đều không có sự sai khác có ý nghĩa thống
kê.
Bên cạnh đó, tỷ lệ hạt tiêu tươi/hạt tiêu khô là một yếu tố góp phần gia tăng năng suất hạt khô sau thu hoạch. Tỷ lệ này càng nhỏ, thì năng suất hạt khô sau thi hoạch càng lớn.
Tỷ lệ hạt tiêu tươi/hạt tiêu khô của các công thức dao động từ 2,87 đến 3,10. Cao nhất ở công thức sử dụng rơm rạ và thấp nhất ở công thức đối chứng. Tuy nhiên, giữa các công thức cũng không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê.
Đánh giá năng suất tươi/trụ (Bảng 3.6) cho thấy các biện pháp canh tác đều làm tăng năng suất hồ tiêu từ 0,1kg đến 0,35 kg tương ứng 3,15% đến 11,04%; trừ công thức phủ rơm rạ giảm 1,26% so với công thức đối chứng.
Trên nền 360kg N – 150kg P2O5 – 360kg K2O bón 2000kg vôi giúp tăng năng suất tươi/trụ lên 5,99% so với công thức bón đối chứng.
Trên nền 360kg N – 150kg P2O5 – 360kg K2O bón 30 tấn phân hữu cơ chế biến ủ hoai tăng 9,78% so với công thức đối chứng.
Trên nền 360kg N – 150kg P2O5 – 360kg K2O bón 3,8 tấn phân vi sinh tăng 11,04% so với công thức đối chứng.
Trên nền 360kg N – 150kg P2O5 – 360kg K2O bón 3,8 tấn chế phẩm sinh học tăng 3,79% so với công thức đối chứng.
Trên nền 360kg N – 150kg P2O5 – 360kg K2O bón 2 tấn trấu hun tăng 6,62% so với công thức đối chứng.
Trên nền 360kg N – 150kg P2O5 – 360kg K2O kết hợp ủ rơm rạ quanh gốc cho năng suất tươi/trụ 3,13kg, giảm 1,26% so với công thức đối chứng.
Trên nền 360kg N – 150kg P2O5 – 360kg K2O kết hợp trồng thêm lạc dại che phủ tăng 3,15% so với công thức đối chứng
Bảng 3.6: Ảnh hưởng kỹ thuật canh tác đến năng suất tươi của hồ tiêu
Công thức Năng suất tươi/trụ
(kg)
Chênh lệch so với ĐC
Kg/trụ %
CT1 Đối chứng
3,17 - -
CT2 Vôi
3,36 0,19 5,99
CT3 Hữu cơ
3,48 0,31 9,78
CT4 Phân vi sinh
3,52 0,35 11,04
CT5 CPSH
3,29 0,12 3,79
CT6 Than sinh học
3,38 0,21 6,62
CT7 Rơm rạ
3,13 -0,04 -1,26
CT8 Lạc dại
3,27 0,1 3,15
CV (%)
4,5
LSD0,05
NS
Ghi chú: NS là sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức α ≤ 0,05
Theo kết quả của Huỳnh Văn Định (2010), năng suất tiêu trung bình của các vườn ít bón phân hữu cơ là 0,84 kg tiêu khô/trụ và năng suất tiêu trung bình của các vườn có bón phân hữu cơ thường xuyên là 1,86 kg tiêu khô/trụ.
Bảng 3.7: Ảnh hưởng kỹ thuật canh tác đến năng suất của hồ tiêu
Công thức NS tiêu khô
(tấn/ha)
Chênh lệch so với ĐC (tấn/ha) (%)
CT1 Đối chứng 1,77ab - -
CT2 Vôi 1,69bc -0,08 -7,27
CT3 Hữu cơ 1,84a 0,07 6,36
CT4 Phân vi sinh 1,83a 0,06 5,45
CT5 CPSH 1,83a 0,06 5,45
CT6 Than sinh học 1,87a 0,1 9,09
CT7 Rơm rạ 1,61c -0,16 -14,55
CT8 Lạc dại 1,75abc -0,02 -1,82
CV (%) 4,6
LSD0,05 0,14
* Ghi chú: Trong cùng một cột, các công thức được biểu thị chữ cái giống nhau thì không có sự khác biệt có ý nghĩa, các công thức có chữ cái khác nhau thì có sự khác biệt nhau ở mức sai khác có ý nghĩa. NS là sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức α ≤ 0,05
Kết quả đạt được từ các công thức thí nghiệm qua một vụ cho thấy các biện pháp canh tác kết hợp hữu cơ đã giúp nâng cao năng suất tiêu. Mặc
dù chênh lệch về năng suất giữa các công thức chưa có khác biệt to lớn, tuy nhiên giữa các công thức có khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Qua bảng 3.7 cho thấy năng suất tiêu khô (tấn/ha) thấp nhất ở công thức ủ rơm rạ và cao nhất ở công thức bón than sinh học. Trên nền 360 N –
150 P2O5 – 360 K2O bón thêm 2 tấn than sinh học cho năng suất khô cao nhất đạt 1,87 tấn/ha, tăng 9,09% năng suất. Kế tiếp là công thức sử dụng phân hữu cơ chế biến ủ hoai. Trên nền 360 N – 150 P2O5 – 360 K2O bón thêm 30 tấn phân hữu cơ chế biến (phân bò kết hợp vỏ cà phê ủ hoai) cho năng suất khô 1,84 tấn/ha, tăng 6,36% so với công thức đối chứng.
Hình 3.13. Năng suất tiêu khô
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Chan và Xu (2009) [37]. Than sinh học không trực tiếp cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, nhưng giá trị dinh dưỡng gián tiếp có được là khả năng tồn trữ và cung cấp lại các
chất dinh dưỡng cho đất, hạn chế sự rửa trôi, gia tăng sự hấp thu, tăng hệ số
sử dụng dinh dưỡng cây trồng. Nhờ đó năng suất mùa vụ cao hơn.
Điều này cũng phù hợp với kết quả của Lehmann và cộng tác viên (2003) [38], Rondon và cộng tác viên (2007) [39], Asai và cộng tác viên (2009) [40], Blackwell và cộng tác viên (2009) về việc bón than sinh học giúp cây trồng tăng khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất.
Qua các biện pháp kỹ thuật canh tác bón phân đã được sử dụng trong thí nghiệm, có thể chia các công thức thí nghiệm làm 3 nhóm: bón vôi (nhóm trung lượng); bón phân hữu cơ chế biến ủ hoai, bón phân vi sinh, chế phẩm sinh học và than sinh học (nhóm hữu cơ); ủ rơm rạ và trồng lạc dại che phủ (nhóm biện pháp che phủ).
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trên cùng công thức phân nền thì áp dụng bón nhóm hữu cơ đã cho năng suất cao hơn đối chứng từ 0,06 đến 0,1 tấn/ha tương đương tăng 5,45 đến 9,09%. Trong khi cả 2 nhóm còn lại cho năng suất thấp hơn với mức đối chứng. Trên nền 360 N – 150 P2O5 – 360
K2O bón thêm 30 tấn phân hữu cơ chế biến (phân bò kết hợp vỏ cà phê ủ hoai) giảm 0,48% tỉ lệ rụng gié và tăng 6,36% năng suất tiêu khô /ha so với công thức đối chứng.