Ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật canh tác bón phân đến hiệu quả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp cải tạo và duy trì độ phì nhiêu đất đỏ bazan trồng hồ tiêu (piper nigrum l ) ở tây nguyên (Trang 81 - 84)

3.2. ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC BÓN PHÂN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT HỒ TIÊU

3.2.2. Ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật canh tác bón phân đến hiệu quả

Mong muốn lớn nhất của trồng trọt là thu nhập và hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế là kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất, được đánh giá bởi các yếu tố năng suất, chất lượng và giá thành sản phẩm của giống.

Bảng 3.8: Hiệu quả kinh tế của sản xuất hồ tiêu

Công thức NS khô

(tấn/ha)

Giá trị sản lượng (đồng/ha)

Tổng chi phí sản xuất (đồng/ha)

Lợi nhuận (đồng/ha)

CT1 ĐC 1,77 138.060.000 42.596.000 95.464.000 CT2 Vôi 1,69 131.820.000 49.116.000 82.704.000 CT3 Hữu cơ 1,84 143.520.000 60.240.000 83.280.000 CT4 PVS 1,83 142.740.000 63.100.000 79.640.000 CT5 CPSH 1,83 142.740.000 63.396.000 79.344.000 CT6 TSH 1,87 145.860.000 66.218.000 79.642.000 CT7 Rơm rạ 1,61 125.580.000 60.658.000 64.922.000

CT8 Lạc dại 1,75 136.500.000 54.660.000 81.840.000

Hiệu quả kinh tế (lợi nhuận) là tổng sản phẩm thu được, được qui ra bằng tiền sau khi trừ đi các chi phí đầu tư như: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công lao động và các chi phí khác.

Kết quả thu được về hiệu quả kinh tế của các công thức được trình bày ở hình 3.14.

0

20.000.000

40.000.000

60.000.000

80.000.000

100.000.000

120.000.000

140.000.000

160.000.000

CT1 ĐC CT2 Vôi CT3 Hữu cơ CT4 PVS CT5 CPSH CT6 TSH CT7 Rơm rạ CT8 Lạc dại

138.060.000

131.820.000

143.520.000 142.740.000 142.740.000 145.860.000

125.580.000

136.500.000

42.596.000

49.116.000

60.240.000 63.100.000 63.396.000 66.218.000

60.658.000

54.660.000

95.464.000

82.704.000 83.280.000

79.640.000 79.344.000 79.642.000

64.922.000

81.840.000

đồng/ha

HIỆU QUẢ KINH TẾ

Giá trị sản lượng (đồng/ha) Tổng chi phí sản xuất (đồng/ha) Lợi nhuận (đồng/ha)

Hình 3.14. Hiệu quả kinh tế của các công thức

Kết quả cho thấy mặc dù năng suất khô của các công thức sử dụng phân hữu cơ chế biến ủ hoai, phân vi sinh, chế phẩm sinh học hay than sinh học đều cho năng suất cao hơn công thức đối chứng, nhưng tổng thể đều có chiều hướng giảm lợi nhuận so với đối chứng.

0,00 -13,37

-12,76 -16,58

-16,89 -16,57 -31,99

-14,27

-35,00 -30,00 -25,00 -20,00 -15,00 -10,00 -5,00 0,00

CT1 Đối chứng CT2 Vôi CT3 Hữu cơ CT4 Phân vi sinh CT5 CPSH CT6 Than sinh học CT7 Rơm rạ CT8 Lạc dại

%

LỢI NHUẬN SO VỚI ĐỐI CHỨNG %

Hình 3.15. Lợi nhuận so với đối chứng (%)

Cụ thể, lợi nhuận từ công thức ủ rơm rạ giảm 30.542.000 đồng tương ứng giảm 31,99% so với đối chứng. Công thức này cũng có năng suất thấp nhất trong 08 công thức thí nghiệm. Công thức sử dụng phân hữu cơ chế biến là công thức có mức lợi nhuận cao nhất trong 07 công thức còn lại (trừ công thức đối chứng) đạt 83.280.000 đồng/ha. So với công thức đối chứng thì bón phân hữu cơ chế biến làm giảm 12.184.000 đồng tương ứng 12,76%.

Lợi nhuận giảm trong khi năng suất khô của các công thức đa phần tăng (trừ công thức bón vôi, ủ rơm rạ và trồng lạc dại che phủ) nguyên nhân chính là do mức chi phí đầu tư cho phân bón của các công thức này ở mức tương đối cao. Tuy nhiên, mức chi phí đầu tư cho mục này sẽ giảm dần ở các năm sau (bằng cách điều tiết lượng phân bón khi đất đã được cải tạo độ

phì nhiêu) cho nên lợi nhuận của các công thức này sẽ tăng (do giảm chi phí đầu tư phân bón) là điều khả thi.

6.297

10.297

21.297

23.397 24.917

27.297

23.097

11.797

0

5.000

10.000

15.000

20.000

25.000

30.000

CT1 ĐC

CT2 Vôi CT3 HC CT4

PVS

CT5 CPSH

CT6 TSH

CT7 Rơm rạ

CT8 Lạc dại

nghìn đng/ha

CHI P HÍ P HÂN B ÓN

Chi phí phân bón

Hình 3.16. Chi phí phân bón của các công thức

Để có được lợi ích kinh tế cao trong nghề trồng tiêu thì việc tác động các yếu tố kỹ thuật giúp cho cây tiêu sinh trưởng phát triển bền vững cho

năng suất ổn định và tăng cường khả năng duy trì độ phì nhiêu đất là quan trọng cho chiến lượt phát triển cây hồ tiêu bền vững. Các biện pháp kỹ thuật tác động hợp lý sẽ làm sẽ làm tăng các yếu tố cấu thành năng suất dẫn đến tăng năng suất hồ tiêu.

Ngoài lợi ích kinh tế, lợi ích đã thu được từ các biện pháp kỹ thuật canh tác bón phân đã áp dụng trong thí nghiệm phải kể đến là lợi ích nông học. Không thể phủ nhận các tác động tích cực của các công thức đến đất sau thí nghiệm. Cụ thể các chỉ tiêu nông hóa của đất sau thí nghiệm trên nền 360 N – 150 P2O5 – 360 K2O bón thêm 30 tấn phân hữu cơ chế biến (phân bò kết hợp vỏ cà phê ủ hoai) đã làm hóa tính đất được cải thiện rõ nhất. Điều này đúng với các nghiên cứu trước đó về ảnh hưởng của phân hữu cơ tác động đến độ phì nhiêu đất và phần nào đáp ứng mục tiêu và sự

kỳ vọng ban đầu đã đặt ra.

Như vậy, qua đánh giá chung dựa trên nền cải thiện độ phì nhiêu đất

đỏ bazan, từ đó phục vụ cho quá trình canh tác hồ tiêu bền vững mang lại năng suất cao, cần áp dụng trong quy trình sản xuất với lượng phân bón là: 360kg N – 150kg P2O5 – 360kg K2O – 30tấn phân hữu cơ chế biến cho 1 hecta.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp cải tạo và duy trì độ phì nhiêu đất đỏ bazan trồng hồ tiêu (piper nigrum l ) ở tây nguyên (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)