8. Phương pháp nghiên cứu
1.6. Tình hình kinh tế – xã hội xã Giao Phong
Những năm qua, công tác BVCS trẻ em tại xã Giao Phong (Giao Thủy, Nam Định) đã có những chuyển biến tích cực. Trẻ em đƣợc chăm lo cải thiện cuộc sống, đƣợc học tập, vui chơi, giải trí lành mạnh. Tuy nhiên, tình trạng trẻ em bị TNTT vẫn diễn biến phức tạp. Theo số liệu của Phòng LĐ-TB và XH huyện Giao Thủy, năm 2016, toàn huyện Giao Thủy có 69 trường hợp trẻ em bị TNTT với 43 trẻ bị tử vong, trong đó xã Giao Phong có 16 trường hợp. Các trường hợp TNTT gặp như:
bỏng nước, đuối nước, ngã xe, ngộ độc thực phẩm, bị ném đá vào đầu, bị vật nặng rơi vào…
Nhằm giảm thiểu tình trạng tai nạn thương tích trẻ em, UBND xã Giao Phong đã chỉ đạo các cơ quan, đoàn thể tại xã tích cực triển khai chương trình phòng, chống TNTT ở trẻ em. Trong đó chú trọng công tác truyền thông trong cộng đồng để nâng cao nhận thức về hiểm họa TNTT và các kiến thức cơ bản về phòng,
chống TNTT, đuối nước cho trẻ em; xây dựng “Mô hình xã, phường phù hợp với trẻ em”… đặc biệt là việc phòng chống TNTT tại các vùng trọng điểm.
UBND xã Giao Phong phối hợp với các cơ quan trường học, đoàn thể hướng dẫn các gia đình và nhà trường triển khai thực hiện kế hoạch phòng chống TNTT và lồng ghép với thực hiện Chương trình BVCS trẻ em hằng năm. Tổ chức tập huấn cho cán bộ, CTV, cha mẹ, trẻ em về kỹ năng phòng tránh TNTT; các phương pháp
sơ cứu thông thường khi xảy ra TNTT ở trẻ em; đưa nội dung này vào hoạt động ngoại khoá của các trường tiểu học và THCS. Đẩy mạnh hoạt động phòng, chống đuối nước trẻ em, tổ chức dạy bơi cho trẻ em trong trường học và tại cộng đồng trong dịp hè; Hướng dẫn trẻ em sử dụng áo phao, phao bơi khi tham gia giao thông đường thủy và các hoạt động vui chơi trong môi trường nước; Xây dựng hệ thống thu thập thông tin, giám sát, đánh giá hoạt động phòng, chống TNTT trẻ em; Thực hiện sự chỉ đạo của Sở Y tế tỉnh Nam Định về tăng cường năng lực cấp cứu, điều trị trẻ em bị tai nạn, thương tích; kiểm tra việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong các trường học, các cơ sở dịch vụ kinh doanh gần trường học; Đẩy mạnh phong trào xây dựng trường học “xanh - sạch - đẹp - an toàn” trong các trường tiểu học, THCS; phối hợp với các ngành thực hiện các biện pháp phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em tại các trường học.
Nhà trường phối hợp với Công an xã với Đoàn Thanh niên xã quản lý học sinh trong dịp hè; Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí an toàn, lành mạnh cho trẻ em; Cập nhật kiến thức về chăm sóc sức khỏe trẻ em, về sơ cấp cứu một số trường hợp đơn giản như: bỏng, thương tích gây chảy máu cho các gia đình phụ huynh học sinh… ; đồng thời trang bị cho trẻ em những kỹ năng cần thiết để chủ động phòng, tránh tai nạn thương tích, hạn chế thấp nhất những điều đáng tiếc xảy
ra.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trong nội dung chương 1, Nghiên cứu đã xác định làm rõ các khái niệm để định hướng xây dựng bộ công cụ nghiên cứu và định hướng thu thập thông tin, thao tác biện giải, phân tích các thông tin liên quan đến đề tài.
Đã vận dụng hệ thống lý thuyết công tác xã hội vào lý giải các vấn đề liên quan đến nghiên cứu, gồm 3 lý huyết chủ đạo: lý thuyết hệ thống, lý thuyết nhu cầu
của Maslow, lý thuyết học tập xã hội và lý thuyết vai trò. Trong đó, nêu rõ việc vận
dụng từng lý thuyết để giải quyết các vấn đề của đề tài nghiên cứu.
Đã hệ thống hóa, phân tích làm rõ những chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước, của các bộ, ngành và các biện pháp phòng chống TNTT trẻ em trong thời gian qua làm cơ sở pháp lý triển khai thực hiện đề tài.
Đã trình bày làm rõ những đặc điểm về tâm, sinh lý lứa tuổi học sinh Tiểu học và các nội dung liên quan đến nhận thức về cảnh báo phòng ngừa, cũng nhƣ những kỹ năng cân cần thiết để phòng tránh TNTT ở lứa tuổi này.
Đã trình bày một cách khái quát một số đặc điểm địa bàn nghiên cứu nhƣ tình hình KT-XH của xã Giao Phong Việc chính quyền, Nhà trường và cộng đồng phối hợp quan tâm đến bảo vệ, chăm sóc trẻ em và phòng tránh TNTT ở trẻ em.