Phóng sự trên báo Tuổi trẻ TPHCM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH Đặc điểm của phóng sự trên báo in hiên nay (Trang 38 - 42)

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỂ LOẠI PHÓNG SỰ

1.2. Tình hình phóng sự trên các báo Tiền Phong, Thanh Niên và Tuổi trẻ

1.2.3 Phóng sự trên báo Tuổi trẻ TPHCM

Báo Tuổi trẻ TPHCM là cơ quan ngôn luận của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

TPHCM. Tờ báo chính thức ra mắt số đầu tiên đúng vào ngày Quốc khánh 2/9/1975. Khi mới ra đời, báo được xem như tờ báo phong trào. Thời kỳ bao cấp, bình quân mỗi năm tờ báo chỉ xuất bản 600.000 bản. Báo in được phân phối do Ban biên tập quyết định cho mỗi cơ sở Đoàn.

Giai đoạn từ 1980 đến 1985 là thời kỳ báo tự xoay sở thể thoát khỏi bao cấp, đồng thời xây dựng phát triển đi lên một cách bền vững. 7/1980, Tuổi trẻ bắt đầu phát hành 2 kỳ/tuần. Thực tế cuộc sống thôi thúc tờ báo đáp ứng nhu cầu cách mạng

và nhu cầu bạn đọc ngày một nhiều hơn. 1/1983, tờ Tuổi trẻ Chủ nhật ra đời mỗi

tuần cung cấp một chuyên đề, một lĩnh vực khác nhau mà xã hội quan tâm. Đồng thời, nó nhằm đáp ứng nhu cầu bạn đọc về các nội dung khác như văn hoá, văn nghệ, khoa học kỹ thuật. Đầu năm 1994, tờ Tuổi trẻ Cười chính thức ra đời đáp ứng hơn nữa nhu cầu giải trí của độc giả.

Giai đoạn từ năm 1986 đến nay, chứng kiến sự lớn mạnh không ngừng và vượt trội của Tuổi trẻ. Tờ báo đã khẳng định vững chắc vị trí, vai trò của mình trong lòng công chúng. Ngày 2/9/2002, Tuổi trẻ tăng lượng phát hành lên 6 số/tuần, liên tục từ thứ 2 đến thứ 7.

Tuổi trẻ TPHCM là tờ báo thu hút ngày càng lớn số lượng độc giả, không chỉ

có giới trẻ mà còn mở rộng một cách toàn diện ra nhiều đối tượng khác. Về hình thức của tờ báo với 16 trang không kể trang 24h và quảng cáo với việc phân nhiều chuyên trang, chuyên mục hấp dẫn như trang giới thiệu và đăng tải những tin bài quan trọng; trang 2, 3, 14: Thời sự; trang 4: Pháp luật – Nhà nước – Công dân; trang 5: Tuổi trẻ và bạn đọc; trang 6: Đời sống đô thị; trang 7: Phóng sự và ký sự; trang

8,9: Nhịp sống trẻ; trang 10: Khoa học và Giáo dục; trang 11: Kinh tế; trang 12, 13:

Văn hóa – Nghệ thuật - Giải trí; trang 14, 15: Thể thao; trang 16: Thế giới hôm nay.

Báo Tuổi trẻ TPHCM không ngừng mở rộng phạm vi khắp các tỉnh thành

trên toàn quốc, đặc biệt là thủ đô Hà Nội. Những thông tin đăng tải trên báo hấp dẫn, nhiều chiều, đảm bảo tính thời sự cao, đặc biệt, ngày nay bạn đọc biết đến Tuổi

trẻ TPHCM với tư cách là một tờ báo có tính chiến đấu cao trong làng báo Việt

Nam. Vì thế mà uy tín mà tờ báo tạo nên trong lòng công chúng là không nhỏ một chút nào.

Thời điểm hiện tại, ngoài toà soạn chính ở TPHCM, Tuổi trẻ TPHCM đã có văn phòng đại diện ở nhiều tỉnh như Cần Thơ, Nha Trang, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Huế, Nghệ An, Hà Nội. Trong đó, văn phòng tại Hà Nội được xem là số một, chuyên thu thập và cung cấp những thông tin chính thống và quan trọng nhất, do đặc thù của thủ đô.

Báo Tuổi trẻ TPHCM có tất cả 4 ấn phẩm chính là Tuổi trẻ ngày – Tờ báo có lượng phát hành và uy tín hàng đầu Việt Nam, Tuổi trẻ cuối tuần, Tuổi trẻ cười, Tuổi trẻ online. Tờ báo có đội ngũ phóng viên, cộng tác viên đông đảo, có chất

lượng về cả chiều sâu cũng như chiều rộng.

Tuổi trẻ TPHCM là một trong số không nhiều tờ báo ở nước ta có chuyên

mục “phóng sự-ký sự” ổn định và thường xuyên đăng tải các tác phẩm phóng sự.

Nếu so sánh với toàn bộ làng báo nước ta hiện nay, xét trên cả phương diện nội dung và hình thức thì có lẽ phóng sự trên báo Tuổi trẻ TPHCM chiếm một số lượng khá lớn. Điều này cho thấy Ban Biên tập của tờ báo đã rất có ý thức chăm chút cho chuyên mục và thể loại phóng sự.

Trong 2 năm 2009-2010, tác giả luận văn đã khảo sát 1220 tác phẩm đăng tải trong chuyên mục “Phóng sự-ký sự” của báo Tuổi trẻ TPHCM để phân tích. Nhìn

chung, phóng sự trên báo Tuổi trẻ TPHCM đã thể hiện khá rõ ràng và sinh động

những đặc điểm của thể loại phóng sự hiện đại với dung lượng trung bình khoảng

1500 chữ, mỗi bài thường có ít nhất 1 ảnh đăng kèm; phần nội dung bám sát đời sống một cách khá linh hoạt thông qua vai trò quan trọng của nhân vật trần thuật, các nhân chứng và ngôn từ, bút pháp, giọng điệu mềm mại, khá sinh động.

Mặc dù là tờ báo của Đoàn TNCSHCM Thành phố Hồ Chí Minh nhưng

phóng sự trên báo Tuổi trẻ TPHCM không chỉ giới hạn phạm vi phản ánh trong khu vực Thành phố Hồ Chí Minh hay khu vực ĐBSCL mà nó phản ánh đến mọi miền của Tổ quốc. Điều đó cho thấy khả năng tổ chức đội ngũ cộng tác viên của Ban Biên tập, đồng thời cho thấy năng lực của các tác giả phóng sự trên tờ báo này.

Cũng giống như phóng sự trên báo Thanh niên, phóng sự trên báo Tuổi trẻ TPHCM trong 2 năm 2009-2010 đã thực sự phát huy được thế mạnh, góp phần quan trọng trong việc tạo ra bản sắc của tờ báo này. Cũng chính do việc chú trọng phát huy những sức mạnh của thể loại nên trên báo Tuổi trẻ TPHCM cũng đã hình thành một đội ngũ phóng viên phóng sự quen thuộc với công chúng như Vũ Bình, Thế Anh, Trường Vũ…

Những thành công của phóng sự trên báo Tuổi trẻ TPHCM cũng là một bằng chứng cho thấy năng lực khám phá hiện thực của phóng sự trên các loại hình báo in, báo mạng trong bối cảnh đời sống báo chí hiện nay ở nước ta. Đọc các tác phẩm phóng sự trên báo Tuổi trẻ TPHCM công chúng như tìm được câu trả lời cho những mâu thuẫn trong cuộc sống của mình vậy.

Tuổi trẻ TPHCM đã trở thành tờ báo thân thuộc, gần gũi với bạn đọc trong cả

nước. Phong cách thông tin của báo đã trở thành một hình mẫu mà không ít tờ báo hiện nay đang muốn làm theo. Không phải ngẫu nhiên mà ta hay nghe nói: “Cách

làm tin của báo Tuổi trẻ”, “Tính chiến đấu như Tuổi trẻ”, đặc biệt là phóng sự báo

Tuổi trẻ… Điều đó khẳng định tầm ảnh hưởng to lớn của báo Tuổi trẻ TPHCM đối với đời sống tinh thần của công chúng.

* Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, tác giả đã nêu ra một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thể loại phóng sự như tình hình nghiên cứu về thể loại bao gồm: quan niệm về thể loại, các dạng phóng sự, cái “tôi” trần thuật trong phóng sự, ngôn ngữ trong phóng sự;

những điều kiện và yếu tố để phóng sự phát triển; đặc điểm của phóng sự Việt Nam qua các thời kỳ phát triển. Đồng thời, tác giả cũng trình bày những nét chính về tình hình phóng sự trên các báo Thanh Niên, Tuổi trẻ TPHCM, Tiền Phong. Trên cơ sở

nắm vững đặc trưng thể loại phóng sự nói chung và phóng sự trên ba báo được khảo sát nói riêng, từ đó trong chương 2 tác giả sẽ tiến hành khảo sát những đặc điểm về

nội dung và hình thức trên ba báo trên. Trên cơ sở đó, tác giả rút ra được thực trạng phát triển của phóng sự trên báo in hiện nay. Tác giả nhận thấy, tờ báo nào cũng đều thấy được sức mạnh của thể loại phóng sự nên đã rất chú trọng đến việc đăng tải các tác phẩm phóng sự trên báo mình như có hẳn một trang chuyên về phóng sự. Một tờ báo khẳng định được chất lượng của tờ báo một phần cũng phụ thuộc vào chất lượng thông tin từ những tác phẩm phóng sự.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH Đặc điểm của phóng sự trên báo in hiên nay (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)