Chương 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÓNG SỰ TRÊN CÁC BÁO TIỀN PHONG,
2.1 Những đặc điểm về nội dung phản ánh
2.1.1 Về đề tài phản ánh trong tác phẩm
Đề tài là phạm vi đời sống hiện thực được phản ánh trong tác phẩm báo chí.
Về cơ bản, đề tài chính là những sự kiện hay những vấn đề mà nhà báo hướng tới, nhận thức và phản ánh vào tác phẩm.
Trong giai đoạn 1930-1945, các nhà văn, nhà báo đã liên tiếp trình làng một khối lượng tác phẩm phóng sự đồ sộ: Cạm bẫy người, Kỹ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô, Lục xì, Một huyện ăn tết của Vũ Trọng Phụng; Tập án cái đình, Việc làng của Ngô Tất Tố; Ngoại ô, Ngõ hẻm, Thanh niên trụy lạc của Nguyễn Đình Lạp,
Trước vành móng ngựa của Hoàng Đạo; Hà Nội lầm than, Làm tiền, Làm dân… của Trọng lang, Tôi làm xiếc của Tạ Hữu Thiện; Phù du và nhan sắc của Lãng Tử; Hầu Thánh của Lộng Chương…Hầu hết các tác phẩm đều tập trung đi sâu vào việc phản ánh đời sống của nhân dân lao động lúc bấy giờ.
Việc Ngô Tất Tố không dày công đột nhập, lân la khắp các xó xỉnh nhà quê
từ hiên đình tới góc bếp thì cũng không thể có “bộ sưu tập” - Việc làng. Biết bao nhiêu những chi tiết tưởng chừng vụn vặt của cuộc sống đời thường đã được các kí giả huy động kĩ năng tác nghiệp của mình một cách tinh nhậy nhất, hiệu quả nhất
để điều tra, tìm tòi, chớp lấy và tái hiện lại nguyên hình những “vỉa quặng sự thật”
vốn bị chìm lấp hoặc che đậy bởi sự vô tình hay cố ý của công luận. Dưới ngòi bút của những tư cách nhân chứng ấy, dường như tất cả những gì là giả trá, ngụy tạo của tấn tuồng “Âu hóa” nhằm che đậy cho một xã hội mục ruỗng, lung lay đều bị bóc trần, phanh phui. Các nhà văn cũng không ngại ngần bộc lộ thái độ, chính kiến của mình nhằm thức tỉnh con người về những căn bệnh trầm kha, kinh niên đang lây lan trong xã hội với một tốc độ chóng mặt. Tuy nhiên, đằng sau sự phỉ báng, giễu cợt đến gay gắt, quyết liệt, tấm lòng nhân ái của các nhà văn vẫn đọng lại trên từng trang viết. Ấy là nỗi xót thương, chia sẻ, là sự cảm thông với những kiếp người đã
và đang bị cuốn theo những vòng xoáy của một trật tự đảo điên. Có thể nói trước khi phóng sự ra đời, hiếm khi công chúng được tiếp xúc với hiện thực cuộc sống ở chiều sâu, bề chìm một cách chân xác, trên tinh thần hướng thiện như thế. Cho nên hàng loạt những tác phẩm thuộc thể loại mới mẻ này đã nhanh chóng trở thành một
“thực đơn tinh thần” ích dụng đối với đông đảo các tầng lớp nhân dân. Hầu hết các
tờ báo lớn thời kì ấy đều triệt để khai thác phóng sự, coi phóng sự như một thể loại chủ công, “một phương tiện điểm huyệt quan trọng của thông tin báo chí”(3), và phần lớn các nhà văn hiện thực đều ít nhiều gắn bó cùng duyên nghiệp kí giả phóng
sự. Với báo chí, phóng sự đã cùng một lúc thực hiện vai trò đa chức năng: vừa thực thi nhiệm vụ mô tả, điều trần những sự thật nhức nhối, khuất lấp, vừa giúp mở mang, thức tỉnh, khai sáng nhận thức cho công chúng, đồng thời mang đến cho các thế hệ bạn đọc lúc đó một kênh giao tiếp mới, thú vị, tiện lợi hơn bao giờ hết. Còn
đối với các nhà văn, trong cái gọi là “kế sách lấy nghề nuôi nghiệp” thì viết phóng
sự không chỉ nhằm mục đích mưu sinh mà còn để đáp lại lòng khao khát, sự mến
mộ của công chúng, ít nhiều giúp giải tỏa những bức xúc thường nhật, dồn nén, gom góp, tích lũy vốn sống cho những bước đường sáng tạo nghệ thuật về sau.
Đề tài của các phóng sự giai đoạn 1945-1975 hướng tới là các trận đánh, các chiến dịch, thậm chí có khi bao quát cả một không gian rộng lớn của các mặt trận như: Ngược sông Thao của Tô Hoài, Chặt gọng kìm số 4 của Hoàng Lộc, Kí sự Cao
Lạng của Nguyễn Huy Tưởng, Chiến dịch biên giới, Trận phố Ràng của Trần
Đăng… Ngoài ra có thể kể thêm một số tác phẩm tùy bút như: Đường vui, Tình chiến dịch, Tùy bút kháng chiến… của Nguyễn Tuân; các nhật kí như: Ở rừng, Chuyện biên giới… của Nam Cao. Về căn bản những tác phẩm kí này đều mang
dáng dấp kí sự ở tính chất kể người, kể việc một cách sinh động bằng chính sự trải nghiệm của người viết. Các tác giả ít dừng lại khắc họa những chân dung, những số phận nhân vật tiêu biểu mà cái nhìn thường hướng tới toàn cảnh sự kiện trong mối quan hệ đông đảo của các nhân vật. Cái nhìn hiện thực của các nhà văn cũng chủ yếu là cái nhìn thuần khiết ngợi ca. Cuộc sống đời thường cùng những trăn trở, bức xúc, lo toan được đẩy lùi về phía sau, những chuyện mờ chìm, khuất lấp nếu có cũng tạm thời gác lại, tất cả chỉ có đi và đánh, đã đánh là thắng. Với ý thức, quan niệm và mục tiêu như thế, cố nhiên phóng sự khó có thể hiện diện với đúng bản chất đặc trưng của nó. Bắt buộc những trang viết thuộc thể loại này phải có những điều chỉnh để thích ứng với hiện thực chiến tranh. Trên các báo lớn thời kì này lẻ tẻ vẫn
có những phóng sự phản ánh cuộc đấu tranh chống giặc bắt lính trong các vùng tạm chiếm, lên án tội ác của giặc, ca ngợi những tấm gương quên mình vì đồng đội…
nhưng hầu như không mấy để lại ấn tượng về thể loại.
Các tác phẩm phóng sự trên các báo Thanh Niên, Tuổi trẻ TPHCM và Tiền Phong trong 2 năm 2009-2010 tác giả khảo sát nhận thấy hấp dẫn người đọc trước
hết là ở đề tài phong phú, đa dạng với chất lượng thông tin cao, phản ánh hiện thực đời sống một cách chân thực.
Trong quá trình thực hiện luận văn này, tác giả đã tiến hành một cuộc điều tra về các tác phẩm phóng sự được đăng tải trong 2 năm (2009-2010) trên các báo
Thanh Niên, Tuổi trẻ TPHCM, Tiền Phong. Kết quả thống kê cho thấy phóng sự
trên các báo này đã quan tâm đến các mảng đời sống một cách kịp thời, nhanh nhạy, tập trung vào các mảng đề tài chính là kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc tế.
Riêng trên báo Tiền Phong, tác giả đã lựa chọn được 762 tác phẩm phóng sự được đăng tải trong 2 năm 2009-2010. Qua kết quả khảo sát, những bài viết về mảng đề tài xã hội chiếm ưu thế rõ rệt trên báo Tiền Phong (xem bảng 2.1).
Bảng 2.1: Đề tài phản ánh trên báo Tiền Phong (2009-2010)
STT Mảng đề tài Số lượng bài Tỷ lệ (%)
1 Kinh tế 124 16.3%
2 Văn hoá 272 35.7%
3 Xã hội 315 41.3%
4 Quốc tế 51 6.7%
Thống kê trên cho thấy, hầu như các tác phẩm phóng sự báo chí được đăng tải trên báo Tiền Phong trong 2 năm 2009-2010 đề cập đến đời sống xã hội, với 315 bài, chiếm tỷ lệ 41.3% trong tổng số 762 bài phóng sự. Cụ thể là:
Năm 2009 có: Mẹ Phú giang hồ (Số ra ngày 30/1); Bản siêu đẻ (Số ra ngày
30/1); "Dù xây chín bậc phù đồ..." (Số ra ngày 6/2); Làng vẫy (Số ra ngày 8/2);
Thung lũng mỹ nhân (Số ra ngày 12/3); Những khoảng đời sáng tối (Số ra ngày 17/3); "Quảng Ngãi: Đỏ đen trường gà Nghĩa Dõng " (số ra ngày 22/5); Xóm mò
sắt (Số ra ngày 10/6); "Chuyện khó tin ở Thái Bình: Biếu thóc xin con" (Số ra ngày
5/7); Loạt bài: "Nạn nhảy cầu Bãi Cháy tự tử: Hoang đường và sự thật” (Số ra từ ngày 20/7-22/7/2009); "Nơi chắt chiu sự sống" (Số ra ngày 21/9); Loạt bài: "Nữ PV
Tiền Phong dự tuyển lấy chồng Hàn" (Số ra từ ngày 11/12-14/12)…
Năm 2010 có: Sống trong sợ hãi (Số ra ngày 24/3); "Có một 'lão Hạc' thời nay” (Số ra ngày 17/4); "Những bóng người nhỏ thắp đèn trên biển lớn" (Số ra ngày 19/6); "Duyên nợ trần đời" (Số ra ngày 19/6); Vào thế giới hoang tưởng (Số ra
ngày 22/6); Loạt bài: Sự thật “ma thuốc độc” (Số ra ngày 23/6); Loạt bài "Tuổi thơ
bị đánh cắp (Số ra từ ngày 25/6-3/7); "Nhọc nhằn dưới đáy sông Thương" (Số ra ngày 17/7); "Thung lũng mồ côi" (Số ra ngày 17/8); "Chuyện của lính biên phòng
nơi Cửa sóng" (Số ra ngày 6/12); "Anh Chiến vác tù và" (Số ra ngày 8/12)…
Ngoài mảng đề tài xã hội chiếm tỷ lệ lớn, các đề tài trên báo Tiền Phong
cũng có những tác phẩm đáng chú ý như: Về quê vì rối (Số ra ngày 5/1/2009); Vạn chài khát chữ (Số ra ngày 7/2/2009); Đầu Kỷ Sửu xem chọi trâu (Số ra ngày 13/2/2005); Loạt bài: "Trầm tích Trường Sa" (Số ra từ ngày 27/4-8/5/2009); "Huyệt
đạo thiêng trên đỉnh Ngàn Nưa" (Số ra ngày 6/9/2009); "Tiếp loạt bài “Những chuyện trái khoáy trong làng Mỹ thuật Việt Nam”: Nhà công thành…vàng riêng"
(Số ra ngày 15/12/2009);
So với báo Tiền Phong, đề tài phóng sự trên báo Thanh Niên phong phú hơn
do đã đề cập đến mọi khía cạnh của đời sống. Trong tổng số 1266 tác phẩm phóng
sự được đăng tải trong báo này trong 2 năm 2009-2010, tác giả đã tiến hành thống
kê, phân loại và đã thu được một số kết quả. Trong đó, các tác phẩm phóng sự tập trung vào mấy mảng đề tài chính dưới đây (xem bảng 2.2)
Bảng 2.2: Đề tài phản ánh trên báo Thanh Niên (2009-2010)
STT Mảng đề tài Số lượng bài Tỷ lệ %
1 Kinh tế 306 24.2%
2 Văn hoá 403 31.8%
3 Xã hội 322 25.4%
4 Quốc tế 235 18.6%
Kết quả thống kê thể hiện khác với báo Tiền Phong, các mảng đề tài được
phản ánh đồng đều hơn.
“Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực
phát triển nền kinh tế - xã hội. Chăm lo văn hoá là chăm lo đến nền tảng tinh thần của xã hội. Thiếu nền tảng tinh thần tiến bộ và lành mạnh, không quan tâm giải
quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội thì không thể có sự phát triển kinh tế xã hội bền vững”.
Chính vì vậy, báo Thanh Niên trong 2 năm 2009-2010, mảng đề tài về văn hoá chiếm một khối lượng bài vở lớn nhất với 403 bài phóng sự (chiếm 31.8%).
Con số này cho thấy sự phong phú về chủ đề của các tác phẩm trong mảng đề tài này với các tác phẩm phóng sự như “Luật tục núi rừng, bài 1: Bắt chồng” (Số 138, Thứ hai, ngày 18/5/2009); “Luật tục núi rừng, bài 2: Nước mắt đàn ông” (Số 139, Thứ ba, ngày 19/5/2009); “Luật tục núi rừng, bài 3: Rắc rối táng tục” (Số 140, Thứ
tư, ngày 20/5/2009); “Luật tục núi rừng, bài cuối: Tảo hôn” (Số 141, Thứ năm,
ngày 21/5/2009); “Việc nhà thờ họ thành di tích lịch sử Quốc gia: Cần xem lại cách
thẩm định của Viện Sử học” (Số 232, Thứ năm, ngày 20/8/2009); “Tiếng chuông chùa trong sương” (Số 136, Chủ nhật, ngày 16/5/2010); …
Trong các tác phẩm phóng sự trên báo Thanh Niên, các tác phẩm phản ánh
chân dung những người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật cũng được thể hiện khá
rõ nét và có nhiều tác phẩm đã thực sự gây được ấn tượng với công chúng như phóng sự “Quái kiệt Tám Vân” của Hoàng Kim (Số 020, Thứ ba, ngày 20/1/2009);
Loạt phóng sự về “Chuyện đời danh hài: Tư Ếch về quê căm câu” của Hà Đình Nguyên (Số 047, Thứ hai, ngày 16/2/2009); “Xuân Hương - Người nội trợ của nghệ
thuật” của Hoàng Kim (Số 048, Thứ ba, ngày 17/2/2009); “Phạm Bằng - Tinh hoa nấp ở trong” của Thanh Nguyễn (Số 049, Thứ tư, ngày 18/2/2009); “Hề nhựa Thanh Hoài” của Hà Đình Nguyên (Số 050, Thứ năm, ngày 19/2/2009); “Cha già con mọn Hề Sa” của Hoàng Kim (Số 051, Thứ sáu, ngày 20/2/2009); “Bảo Chung - Bao Công kỳ cục án” của Hoàng Kim (Số 052, Thứ bảy, ngày 21/2/2009); “Hiệp gà trở lại” của Thanh Nguyễn (Số 054, Thứ hai, ngày 23/2/2009); “Quái kiệt Tùng Lâm sau những lần tử thần gõ cửa” của Hà Đình Nguyên (Số 055, Thứ ba, ngày
24/2/2009); “Công Lý - Đóng hài vì xấu trai” của Trang Nguyễn (Số 057, Thứ năm, ngày 26/2/2009); “Minh Vượng - Tuổi thơ bụi bặm” của Trang Nguyễn (Số 058, Thứ sáu, ngày 27/2/2009); “Hồng Tơ và Cậu Hai “Tốc kê”” của Hà Đình Nguyên
(Số 059, Thứ bảy, ngày 28/2/2009); “Vân Dung đồng bóng” của Thanh Nguyễn (Số
061, Thứ hai, ngày 2/3/2009));…
Không chỉ có những tác phẩm biểu dương hay ca ngợi, phóng sự Thanh Niên cũng có những tác phẩm phê phán những hiện tượng tiêu cực trong các hoạt động văn hoá như Phóng sự “Nhà trọ tràn vào di tích quốc gia” (Số 094, Thứ bảy, ngày 4/4/2009); Phóng sự “Việc đập bỏ để xây mới đền thờ Lý Chiêu Hoàng: Tu bổ không thể là đập nát!” (Số 102, Chủ nhật, ngày 12/4/2009); “Việc đập bỏ để xây mới đền thờ Lý Chiêu Hoàng: Người dân đau lắm” (Số 103, Thứ hai, ngày
13/4/2009); “Lễ hội hoa Anh Đào: Không cướp hoa nhưng…” (Số 103, Thứ hai,
ngày 13/4/2009); “Việc đập bỏ để xây mới đền thờ Lý Chiêu Hoàng: Giám đốc Sở
VHTTDL Bắc Ninh nói gì?” (Số 104, Thứ ba, ngày 14/4/2009); "Cú lừa văn chương mang tên Phạm Thị Lan" (Số 338, Thứ sáu, ngày 4/12/2009); “Di tích đang dần bị biến dạng” (Số 311, Chủ nhật, ngày 7/11/2010); “Thành nhà Mạc biến thành lò gạch” (Số 319, Thứ hai, ngày 15/11/2010)…
Các phóng sự trên báo Thanh Niên đã bám sát đời sống một cách năng động.
Trong mảng đề tài về xã hội, cuộc sống xung quanh chúng ta đã hiện lên với rất nhiều vấn đề phức tạp, đa dạng, muôn hình muôn vẻ với những câu chuyện nhiều khi tưởng như khó tin. Nhưng đấy chính là cuộc sống và sức hấp dẫn của phóng sự trên báo Thanh Niên trước hết cũng gắn chặt với những sự thật điển hình. Những
bài phóng sự trong mảng đề tài này rất chú ý đến các quan hệ xã hội như đền ơn đáp nghĩa, hoạt động nhân đạo, người tàn tật, bất hạnh, môi trường sinh thái… Số lượng bài càng trở nên phong phú hơn và mảng đề tài xã hội có thêm nhiều bài viết sâu sắc.
Trong năm 2009 có 217 bài viết về xã hội, tiêu biểu có các tác phẩm như Loạt bài: "Loạn giữ xe cận tết” của nhóm tác giả Lê Anh Đủ - Trần Hà Thanh (Số 015/016, Thứ năm/Thứ sáu, ngày 15-16/1/2009). Bài viết đề cập đến tình trạng trông giữ xe tại trung tâm thành phố Hồ Chí Minh những ngày giáp tết và những hệ lụy từ tình trạn “bãi ít xe nhiều” của thành phố Hồ Chí Minh. Loạt bài viết gây ấn tượng mạnh đối với độc giả từ cách tác giả đặt tít cho 2 kỳ, kỳ 1 với nhan đề:
“Không gửi thì biến". Đúng như tiêu đề của phóng sự, thực trạng trông giữ xe đã trở
nên nghiêm trọng hơn khi mà việc trông giữ xe được diễn ra ngang nhiên và tự do thu vé với mức phí khác nhau, khác như quy định ghi trên vé. Thậm chí, nhiều điểm trông giữ xe không cần phiếu, tác giả phóng sự có đưa ra một giả dụ: Ai đó bị mất
xe thì chắc chắn một hành trình tố tụng gian khó sẽ bắt đầu với phần bất lợi nghiêng hẳn về phía khách hàng. Tuy vậy, giá giữ xe không vé cũng chẳng thua gì những máy chém khác. Câu hỏi đặt ra ở đây là Chi cục Thuế sẽ căn cứ vào đâu để thu thuế tại những bãi giữ xe thuộc loại “siêu lụi” như thế này. Trong kỳ 2 “Đục nước béo
cò”, nhóm tác giả còn phản ánh rõ nét hơn tình trạng loạn giữ xe ở nhiều địa điểm
trong thành phố Hồ Chí Minh. Và một tình huống thật như đùa là “Phiếu giữ xe…
không có giá trị nhận xe?!”. Trong đoạn kết của phóng sự, tác giả cũng đưa ra một
số nhận định của tình trạng trên, đó là ký cương hành chính không được thực hiện, ngay cả trong các cơ quan quản lý nhà nước. Tác phẩm đã phản ánh một thực trạng phổ biến hiện nay, với lối viết rõ ràng, mạch lạc, dẫn chứng cụ thể và có sự trải nghiệm của chính bản thân tác giả, vì vậy, tác giả đã tạo được sự quan tâm, chú ý của công chúng.
Loạt bài Phóng sự "Những người tử tế” với bài 1: “Ông Ba cứu người, vớt xác bên sông" của tác giả Lê Anh Đủ (Số 047, Thứ hai, ngày 16/2/2009) và bài 2:
“Xe cứu thương của Hai Lúa” của tác giả Tiến Trình (Số 048, Thứ ba, ngày
17/2/2009) và bài cuối: “Hiệp sỹ trên biển”của tác giả Hiền Cừ (Số 049, Thứ tư, ngày 18/2/2009) là một trong những bài viết về tấm lòng của những con người trong đời sống xã hội. Nhưng đọc các phóng sự, chúng ta cảm nhận được sự nhân hậu của con người ở đâu cũng có và niềm tin vào con người được nhân lên. Bởi, trong gian khổ, cực nhọc để mưu sinh, tình người vẫn lên tỏa sáng trong họ. Bài viết ca ngợi những con người bình dị, chân chất, luôn góp vui cho đời những việc làm tưởng nhỏ mà vô cùng ý nghĩa. Đó là ông Ba với một chiếc thuyền nhỏ, ngày ngày bươn chải kiếm sống dưới chân cầu Bình Lợi (Thành phố Hồ Chí Minh) để nuôi gia đình.
Nhưng qua bao năm, ông và gia đình đã cứu sống biết bao người rơi xuống sông cũng như đã đưa lên bờ bao nhiêu thi thể. Đúng như tác giả Lê Anh Đủ đã viết: