6. Cấu trúc luận văn
1.4. Vài nét về tác gia Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình nhà nho, tại làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyệnNam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị của thực dân phong kiến.
Hoàn cảnh xã hội và sự giáo dục của gia đình đã ảnh hưởng sâu sắc đến Người ngay từ thời niên thiếu.
Với tinh thần yêu nước nồng nàn, thương dân sâu sắc, sự nhạy bén về chính trị, Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu nước lúc bấy giờ.Tháng 6 năm 1911, Người đã quyết tâm ra đi tìm con đường để cứu dân, cứu nước. Suốt 30 năm hoạt động, Người đã đi đến nước Pháp và nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Người hòa mình với những phong trào của công nhân và nhân dân các dân tộc thuộc địa, vừa lao động kiếm sống, vừa học tập, hoạt động cách mạng và nghiên cứu các học thuyết cách mạng. Năm 1917, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản đã đưa Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Từ đây, Người đã nhận rõ đó là con đường duy nhất đúng đắn
để giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.
Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là cuộc đời trong sáng cao đẹp của một người cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình cho Tổ quốc, cho nhân dân, vì lý tưởng cộng sản, vì độc lập, tự do của các dân tộc bị áp bức, vì hòa bình và công lý trên thế giới
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh không nhận mình là nhà văn, nhà thơ, mà chỉ là người bạn của văn nghệ, người yêu văn nghệ. Nhưng rồi chính hoàn cảnh thôi thúc, nhiệm vụ cách mạng yêu cầu, môi trường xã hội và thiên nhiên gợi cảm, cộng với tài năng nghệ thuật và tâm hồn nghệ sĩ chan chứa cảm xúc, Người đã sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị. Hồ Chí Minh xem văn nghệ là hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp
Cách mạng; nhà văn cũng phải ở giữa cuộc đời, góp phần vào nhiệm vụ đấu tranh và phát triển xã hội
Người đặc biệt chú ý đến đối tượng thưởng thức. Văn chương trong thời đại Cách mạng phải coi quảng đại quần chúng là đối tượng phục vụ. Người nêu kinh nghiệm chung cho hoạt động báo chí và văn chương: “Viết cho ai?”,
“Viết để làm gì?”, “Viết cái gì?” và “Cách viết thế nào?”. Người chú ý đến quan hệ giữa phổ cập và nâng cao trong văn nghệ. Phổ cập không có nghĩa là
hạ thấp phẩm chất của văn chương, mà phải tiếp tục nâng cao phẩm chất ấy, qua đó nâng dần trình độ thưởng thức nghệ thuật, trình độ thẩm mĩ của nhân dân. Các khía cạnh trên liên quan đến nhau trong ý thức và trách nhiệm của người cầm bút.
Văn chương không phải là sự nghiệp chính của Người. Nhưng trong quá trình hoạt động cách mạng. Người đã sử dụng văn chương như một phương tiện có hiệu quả. Sự nghiệp văn chương của Hồ Chí Minh được thể hiện trên các lĩnh vực:
+ Văn chính luận + Truyện và kí + Thơ ca a/ Văn chính luận:
- Do yêu cầu của hoạt động cách mạng, Người viết nhiều về văn chính luận. Mục đích để tiến công trực diện với kẻ thù hoặc nêu phương hướng đường lối, nhiệm vụ cách mạng ở từng thời điểm lịch sử.
+ Những năm hai mươi của thế kỉ XX hàng loạt những bài báo đăng trên
tờ báo “ Người cùng khổ”, “Nhân đạo”, “Đời sống thợ thuyền” viết bằng tiếng Pháp và kí tên Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần bộ mặt tàn ác của bọn thực dân đối với nhân dân các nước thuộc địa. Điển hình cho loại văn chính luận này là “Bản án chế độ thực dân Pháp”.
+ Bản án chế độ thực dân Pháp đã vạch rõ: Ép buộc hàng vạn dân bản xứ đổi máu vì “mẫu quốc” trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất; Bóc lột, đầy đoạ họ trong rƣợu cồn, thuốc phiện; Tổ chức bộ máy cai trị đàn áp, bất chấp công lí, vi phạm nhân quyền, đánh, giết người vô tội vạ. Tác phẩm hấp dẫn người đọc ở cứ liệu, sự việc, sự kiện chân thật và tình cảm sâu sắc mãnh liệt
và nghệ thuật châm biếm sắc sảo của Người.
+ “Tuyên ngôn độc lập”; “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, “Lời kêu gọi chống Mĩ cứu nước”, ra đời. Đó là lời hịch truyền đi vang vọng khắp non sông làm rung động trái tim người Việt Nam yêu nước. Những áng văn chính luận của Người viết ra không chỉ bằng trí tuệ sáng suốt, sắc sảo mà bằng cả tấm lòng yêu ghét phân minh, trái tim vĩ đại đƣợc biểu hiện bằng ngôn ngữ chặt chẽ, súc tích.
b. Truyện và kí:
- Đây là những truyện Người viết trong thời gian hoạt động ở Pháp, tập hợp lại thành tập truyện và kí. Tất cả đều đƣợc viết bằng tiếng Pháp. Đó là những truyện Pari (1922), Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Con người biết mùi hun khói (1922), Đồng tâm nhất trí (1922), Vi Hành (1923), Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925).
- Nội dung của truyện và kí đều tố cáo tội ác dã man, bản chất tàn bạo của bọn thực dân và tay sai đối với các nước thuộc địa. Đồng thời đề cao những tẩm gương yêu nước cách mạng.
- Bút pháp nghệ thuật hiện đại, tạo nên những tình huống độc đáo, hình tượng sinh động, nghệ thuật kể chuyện linh hoạt, trí tưởng tượng phong phú, vốn văn hoá sâu rộng, trí tuệ sâu sắc, trái tim tràng đầy nhiệt tình yêu nước và cách mạng.
- Ngoài tập truyện và kí, Người còn viết: Nhật kí chìm tàu (1931), Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963).
c. Thơ ca:
- Nhật kí trong tù (1942 - 1943) bao gồm 134 bài thơ phần lớn là những bài từ tuyệt, viết bằng chữ Hán, Người làm chủ yếu ở thời gian 4 tháng đầu.
Tập nhật kí bằng thơ đã phản ánh chính xác những điều mắt thấy tai nghe của chế độ nhà tù Trung Hoa dân quốc Tưởng Giới Thạch. Tập thơ thể hiện sự phê phán sâu sắc
Song điều đáng lưu ý ở tập thơ Nhật kí trong tù là tính chất hướng nội. Đó
là bức chân dung tự hoạ về con người tinh thần của Người. Một con người có tâm hồn lớn, trí tuệ lớn. Con người ấy luôn khao khát tự do hướng về tổ quốc, nhạy cảm trước cái đẹp của thiên nhiên, xúc động trước đau khổ của con người.Đồng thời nhìn thẳng vào mâu thuẫn xã hội thối nát tạo ra tiếng cười đầy trí tuệ. Bằng sự kết hợp giữa bút pháp hiện đại và cổ điển, giữa trong sáng giản dị và thâm trầm sâu sắc, Nhật kí trong tù là tập thơ sâu sắc về tư tưởng độc đáo và đa dạng về bút pháp. Đó thực sự là đỉnh cao thơ ca Hồ Chí Minh.