Chương 2. Phóng viên săn tin hình sự
3.2. Các bước khởi đầu bài điều tra
3.2.1. Tìm đề tài cho bài điều tra
Để có một bài điều tra hay cần phải có đề tài hay, muốn có đề tài hay phải có nguồn tin tốt cộng với sự chịu khó, tò mò và nhà báo luôn biết đặt câu hỏi “vì sao”.
Trong bài điều tra, có thể phân ra làm hai giai đoạn, giai đoạn một là giai đoạn chuẩn bị, hay còn có thể gọi là giai đoạn đánh hơi. Giai đoạn hai là giai đoạn triển khai thực hiện.
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
76
Giai đoạn 1 là giai đoạn bắt đầu phát hiện các dấu hiệu cho một bài điều tra, đó là khâu đầu tiên trong đầu nhà báo hình thành nên một manh mối, một ý tưởng. Đó cũng là cách căng ăng ten lên để phát hiện đề tài (đây có thể coi là các đề tài giả định, vì có thể sau khi tìm hiểu, những điều phóng viên nghĩ lại không đúng nhƣ thực tế, và đề tài đó có thể phải bỏ ngang). Trong giai đoạn đầu, phóng viên cần lướt qua các tài liệu (nếu có), hỏi một số chuyên gia về vấn đề cơ bản (ví dụ vết nứt ở tường một tấm bê tông của tòa nhà có phải là biểu hiện của việc kết cấu tòa nhà có vấn đề, hay đó chỉ là biểu hiện bình thường của sự co ngót bê tông do nhiệt.. .). Theo cuốn Nhà báo Hiện đại, có hai câu hỏi mà phóng viên phải trả lời ở giai đoạn 1, đó là: Có đáng viết thành bài không (nên hiểu rộng ra là vấn đề này có đáng để điều tra không) và câu hỏi thứ hai là: Mình có thể làm đƣợc không. Nếu không trả lời đƣợc hai câu hỏi đó, tốt nhất, phóng viên nên từ bỏ ngay đề tài để tìm kiếm và triển khai đề tài khác. Đôi khi sự nấn ná chỉ làm mất thời gian và không mang lại hiệu quả thực tế nào, trong khi còn quá nhiều đề tài khác chờ phóng viên khám phá.
Thực tế, hai câu hỏi trên là giải đáp cho hai vấn đề quan trọng nhât của bài điều tra. Nếu phóng viên qúa để tâm vào những điều vụn vặt đôi khi chỉ ra đƣợc sai phạm, làm đúng nhƣng tòa soạn vẫn không đăng, vì một lý do đơn giản, vấn đề điều tra của phóng viên không đáng đăng báo. Ví dụ: Thời gian gần đây có tố cáo của một số cán bộ trong Viện kiểm sát nhân dân TP Hà Nội
về việc ông Viện trưởng Viện kiểm sát thành phố đi xe vượt tiêu chuẩn, lại có
xe đưa đón tận nhà (trong khi theo quy định cấp viện trưởng viện KSND Thành phố không có tiêu chuẩn xe đƣa đón tận nhà). Khi vào làm, tôi đƣa đề tài trao đổi với Phó tổng thƣ ký toà soạn, nhà báo Việt Hƣng giải thích:
“Chuyện đi xe vƣợt tiêu chuẩn bây giờ quá nhiều, nếu ta cố làm chuyện đó chả khác nào bới lông tìm vết, còn nhiều đề tài hấp dẫn hơn để ta bỏ công sức
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
77
vào làm. Đề tài này có cố làm cũng khó thành công”. Và quả thực, khi gặp ông Viện trưởng đi xe qúa tiêu chuẩn đó, ông ta giải thích: “Hôm đó tôi đi công tác, mà đường từ nhà tôi ra sân bay gần hơn từ cơ quan ra sân bay nên tôi nói lái xe qua đón tôi cho tiện đường”. Vậy là phóng viên đành chịu.
Câu hỏi thứ hai, có những vấn đề có thể làm đƣợc, nhƣng có những vấn
đề không thể làm đƣợc thì tốt nhất nên bỏ ngay. Ví dụ, ở Việt Nam, những vấn đề về bất công tôn giáo, về chuyện nhà sƣ tố cáo không đƣợc tự do hành
lễ hay chuyện giáo dân đòi đất .. . là những điều “kỵ” nên dù có lao vào làm thì cơ quan báo chí cũng không đăng tải vì đó là vấn đề “nhạy cảm”.
Muốn viết đƣợc bài điều tra, nhà báo phải tìm đề tài, vậy đề tài cho bài điều tra thường ở đâu?
a.Bạn đọc là tai mắt của nhà báo
Bạn đọc tin cậy vào một tờ báo, vào một nhà báo chính là nhờ vào uy tín, độ phổ biến của một tờ báo hay thương hiệu của một phóng viên. Bạn đọc
sẽ hầu nhƣ rất ít khi mang đơn khiếu nại vấn đề đất đai đến báo sinh viên Việt Nam hay báo Hoa Học trò, một người bị án oan ít khi mang đơn đến báo Nhân Dân hay Hà Nội Mới bởi những báo này không thường xuyên có những dạng bài tương tự. Chính vì vậy, một tờ báo có tính chiến đấu cao sẽ có rất nhiều đơn thƣ của bạn đọc. Ví dụ báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Tiền Phong, Lao Động, Đại Đòan Kết, Thanh tra, Công an nhân dân .. . luôn là những tờ báo có
số lƣợng đơn thƣ cực lớn.
Mỗi ngày nhƣ báo Thanh Niên, Tiền Phong, Lao Động nhận đƣợc gần
100 lá thƣ các loại, trong đó có tới 90% là thƣ khiếu nại, tố cáo.. . đây là nguồn tin rất tốt cho phóng viên. Nếu đƣợc giao mảng bạn đọc, các phóng viên sẽ có nguồn thông tin vô cùng phong phú để có thể tiến hành các bài điều tra. Tuy nhiên, công việc này đòi hỏi phải tỉ mỉ, chịu khó bởi trong cả trăm lá đơn có khi chỉ chọn ra đƣợc 1 việc để tiến hành làm.
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
78
Báo Tuổi trẻ ngày 20.6.2008 đã có bài viết về hàng loạt những bài báo điều tra đình đám của báo này đều từ bạn đọc cung cấp.
“Có một người tên Đồng, ngụ Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu) chuyên làm bằng ĐH dỏm, đường dây của Đồng rất lớn". Đây là thông tin của bạn đọc tên Y.. Chúng tôi lên đường về Phú Mỹ xác minh với sự hướng dẫn nhiệt tình của anh Y., một đường dây làm bằng cấp giả đã lộ diện. Nhưng làm sao để Đồng tin tưởng làm bằng cho mình, làm sao để Đồng chịu "lòi" ra thêm những người đứng phía sau Đồng?
Băn khoăn của chúng tôi đã đƣợc giám đốc một công ty giúp tháo gỡ bằng cách anh lấy ôtô đi cùng chúng tôi gặp Đồng và "thầy của Đồng". Cuối cùng loạt bài điều tra "Thâm nhập một đường dây làm bằng cấp giả” (Tuổi Trẻ ngày 30-7-2007) ra đời.
"Có đường dây làm chứng chỉ giả, qui mô lớn nhất miền Nam", anh H.
thông tin cho Tuổi Trẻ nhƣ thế. Chúng tôi cùng anh H. ngồi với nhau, cùng vò đầu bứt tai làm sao để thâm nhập đường dây mà "cò” không nghi ngờ! Anh H.
nhận thêm nguy hiểm vào thân: "Thôi đƣợc, cứ điện thoại cho nó nói có người bên Trung tâm đào tạo y tế cho số. Nếu nó không tin cứ nói tên mình là
nó OK liền...".
Chúng tôi lo lắng hỏi anh H. không sợ trả thù sao thì anh cười bảo:
"Mình ghét mấy cái trò này lắm, cùng lắm là chơi nó luôn, sợ gì nó”. Vậy là sau hơn một tháng, loạt bài "Xâm nhập đường dây mua bán chứng chỉ ngoại ngữ, tin học" (Tuổi Trẻ ngày 5-11-2007) đã vạch trần việc làm ăn gian dối, học giả thi thật do Trung tâm Hỗ trợ phát triển tin học - ngoại ngữ thuộc Hội Khuyến học VN tổ chức.
Chính bạn đọc là những người đã cung cấp thông tin cho nhà báo. Tại sao bạn đọc đến với báo này mà không đến với báo kia, tại sao bạn đọc gặp
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
79
phóng viên này mà không tìm gặp phóng viên khác? Đó chính là vì uy tín, thương hiệu của tờ báo (như trên đã nói).
Bên cạnh thương hiệu tờ báo, cái tên của tác giả ký dưới mỗi bài báo cũng là một thương hiệu, nếu một người thấy tác giả có bài hay viết về vấn đề tương tự như của họ, nhiều trường hợp họ sẽ tìm đến báo và gặp chính người viết bài đó để trao đổi. Hơn bất kỳ lĩnh vực nào, báo chí có tác động dƣ luận rất lớn, do vậy, sau khi một bài báo đăng, sẽ có rất nhiều người quan tâm, và
họ sẽ truyền nhau tờ báo, người viết báo. Một tờ báo càng quyết liệt chống tham nhũng, tiêu cực, một nhà báo càng nổi tiếng trong việc chống tiêu cực trong lĩnh vực nào đó thì họ càng nhận đƣợc nhiều đơn thƣ. Có thể nói không ngoa rằng số lƣợng và chất lƣợng thông tin tỉ lệ thuận với độ nổi tiếng của một tờ báo và của người làm báo.
Nếu nhà báo từng có tên tuổi làm điều tra trên báo, người đó sẽ được đông đảo bạn đọc tìm đến. Một mẹo nhỏ, với những bài điều tra chất lƣợng, nhà báo nên để email dưới bài. Như vậy sẽ có một kênh liên lạc rất tốt với bạn đọc. Điều này báo chí phương tây đã làm từ hàng chục năm nay, họ để điện thoại, địa chỉ hoặc email dưới mỗi bài báo để nhận phản hồi của độc giả
và đó cũng là một kênh để độc giả liên hệ với bạn. Sở dĩ tôi cho rằng nên để email vì bạn có thể ẩn danh, có thể đỡ bị quấy rối bằng điện thoại lúc nửa đêm, và email cũng là cách thuận tiện, rẻ tiền nhất cho những người đọc báo, nhất là những người đọc báo trên mạng.
Khi có địa chỉ, email, những người liên quan sẽ cung cấp cho bạn những thông tin quý giá để viết bài tiếp theo. Những người có việc tương tự hoặc những chứng cứ khác, họ có thể tìm đến bạn khi đã tin tưởng bạn qua một số bài viết.
Có đến khoảng 30-40 % đơn thƣ gửi đến báo là đơn thƣ nặc danh, những đơn thƣ này không nên ném ngay vào thùng rác nhƣng cũng không nên
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
80
ƣu tiên số một. Cần ƣu tiên số một là những đơn thƣ phản ánh vấn đề mang tính đại chúng, như chuyện quan địa phương tham ô đất đai, lãnh đạo một tỉnh, một huyện ưu ái cấp đất cho người nhà trái quy định, một công trình lớn
bị ăn cắp vật liệu dẫn đến xuống cấp nghiêm trọng. Có thể đƣa ra tiêu chí:
Vấn đề liên quan đến quan chức cấp nào? ảnh hưởng đến nhiều người không?
Có nhiều bằng chứng không? Hậu quả để lại là gì? Người tố cáo có để lại địa chỉ không?
Khi trả lời đƣợc những vấn đề trên thì phóng viên có thể xác định có nên lưu tâm đến lá đơn đó hay không.
Nếu đơn nặc danh, chỉ nêu hiện tƣợng, không có bằng chứng thì chỉ đáng lưu tâm tham khảo, để dò la tình hình nếu đó là vấn đề hay. Đã có trường hợp tôi nhận đơn tố cáo nặc danh chỉ ra một số sai phạm tại công ty bánh kẹo Hải Châu. Đơn này không nêu tên nhƣng chỉ ra những số liệu khá chi tiết, nêu vấn đề về dây chuyền sản xuất bánh mềm Peja 70 tỷ đồng giờ đắp chiếu. Sau đó, tôi đã tìm hiểu qua cán bộ, nhân viên biết đúng là có chuyện
đó, tôi đã thu thập tài liệu và làm đƣợc bài viết “Công ty bánh kẹo Hải Châu:
Thua lỗ 15,6 tỷ đồng, lãnh đạo vẫn lên chức” đăng trên báo Thanh Niên ngày 13.8.2006. Sau đó, Bộ Tài nguyên môi trường đã lập đoàn thanh tra và kết luận đúng nhƣ những gì báo nêu.
Đơn thƣ bạn đọc nhiều khi nêu những vấn đề quá nhỏ nhƣ chuyện hai nhà hàng xóm tranh nhau một bức tường hay chuyện hai thanh niên cùng thôn đánh nhau mà chưa được bồi thường .. . Trong cuộc sống còn nhiều vấnd dề lớn hơn mà phóng viên cần giành thời gian lưu tâm, do đó, với những vụ nhỏ nhƣ vậy, nhà báo không nên giành quá nhiều thời gian, trừ những vụ nhỏ nhưng mang tính bất thường. Ví dụ: Vì 2 người hàng xóm mâu thuẫn tranh nhau bức tường nhưng chính quyền địa phương không can thiệp mà vòi tiền
cả hai nhà ...
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
81
Nếu chỉ trông chờ vào đơn thƣ của bạn đọc đôi khi phóng viên sẽ phải thất vọng vì số lƣợng đơn nhiều nhƣng để chọn ra đƣợc 1 lá đơn để làm kỹ lại quá ít. Nhiều trường hợp người dân không hiểu biết về luật, thậm chí họ đã cam chịu cảnh bất công, sai phạm từ lâu nên đã quen với cái khổ, cái bất công. Nhà báo Trần Dzĩ Hạ, một nhà báo kỳ cựu của Đài Tiếng nói Việt Nam từng viết: “Thói xấu đã thành thói quen thì người ta không còn nhận ra nó là thói xấu nữa”. Nếu qua kênh thông tin nào đó, nhà báo tìm hiểu đƣợc sự bất thường, sự bất công ở một địa phương nào đó, dù không có đơn nhưng phóng viên vẫn có thể tìm hiểu, hỏi han người dân và câu chuyện với họ đôi khi chính là những lá đơn tố cáo chi tiết nhất, xác thực nhất.
Với một số đơn thư, người tố cáo chỉ nêu hiện tượng nhưng không có bằng chứng, phóng viên có thể liên hệ để chỉ cho họ cách thu thập bằng chứng. Điều này rất có lợi với những trường hợp chính quyền hành xử không phải với dân, các cơ quan chức năng o ép dân, vòi tiền người dân … Một ví
dụ, năm 2007, tôi nhận đƣợc đơn thƣ của một số hộ dân ở quận Hoàng Mai phản ánh tình trạng hợp tác xã nông nghiệp ở Tương Mai chia chác đất công.
Nếu tôi xuống làm việc công khai sẽ dứt dây động rừng, tôi đã cho người dân mƣợn máy ghi âm, chỉ cho họ cách xử dụng và bảo họ ghi âm tòan bộ nội dung cuộc họp xã viên. Quả nhiên, trong cuộc họp, mọi vấn đề chia chác đất đai đã lộ diện. Sau đó, cùng với một số tài liệu, tôi đã viết bài 8000 m2 đất công đã bị chia chác nhƣ thế nào?
b. Lần theo dấu vết
“Con voi” di chuyển bao giờ cũng để lại dấu vết: Những sai phạm lớn bao giờ cũng bộc lộ ra ngoài bằng những biểu hiện cụ thể, nếu phóng eien chú
ý phát hiện sẽ tìm đƣợc đề tài thú vị.
Nhà báo có thể ngồi nhà để viết bình luận thông qua việc thu nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau; có thể gọi điện thoại để lấy tin và viết tin
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
82
nóng, nhưng không thể ngồi ở Toà soạn sử dụng các phương tiện liên lạc để viết bài phóng sự điều tra. Để tìm ra đƣợc sự thật, bắt buộc nhà báo phải đi, phải đến, phải nhìn, phải nghe rồi mới thấy đƣợc vấn đề mình cần viết.
Nhà báo Vũ Thị Hải, phóng viên báo Nông thôn ngày nay, tác giả loạt bài về tham nhũng đất đai Đồ Sơn trên báo Văn Nghệ Trẻ kể: Khi có thông tin
về rừng phòng hộ đê biển Tràng Cát bị tàn phá, tôi đã đến gặp và làm việc với lãnh đạo Hội Chữ thập đỏ Hải Phòng để nắm bắt tình hình, sau đó đi thực tế.
Đây là một vụ phá hủy rừng phòng hộ rất nghiêm trọng, đe doạ đến sự an nguy của 3,5 km đê biển và ảnh hưởng khôn lường tới môi trường sinh thái
mà đặc biệt là ảnh hưởng tới hệ sinh thái biển. Ngoài ý nghĩa chắn sóng hộ
đê, rừng ngập mặn Tràng Cát, Hải Phòng còn là nơi sinh sản của nhiều loài thủy sản có giá trị xuất khẩu cao, hoa rừng còn tạo điều kiện phát triển nghề nuôi ong lấy mật, góp phần cải thiện đời sống của người dân ven biển. Qua điều tra, đƣợc biết, nguyên nhân chính khiến rừng bị phá hủy là do một số doanh nghiệp đào đắp đầm nuôi trồng thủy sản, làm cho nước thủy triều không vào ra đƣợc nên rừng ngập mặn bị chết hàng loạt. Sau loạt bài điều tra này, các cơ quan chức năng của thành phố Hải Phòng đã vào cuộc, đƣa ra những hình thức xử lý các hành vi sai phạm của các doanh nghiệp và các giải pháp khôi phục, trồng lại rừng phòng hộ. Theo đó, một số doanh nghiệp có nhiều sai phạm nghiêm trọng đã bị thu hồi dự án đầu tƣ nuôi trồng thủy sản và các doanh nghiệp buộc phải nộp kinh phí trồng lại rừng”.
c.Khai thác tài liệu từ cơ quan chức năng
Đôi khi những bài báo hay chỉ bắt đầu tƣ một câu trong một bản báo cáo, đôi khi những bài tham luận tưởng chừng như tẻ nhạt lại có thể là một gợi ý hay. Nếu biết cách khai thác tài liệu có thể cho phóng viên vô số đề tài.
Trong số đó, tài liệu từ các báo cáo của ngành Kiểm tóan, Hải Quan, quản lý thị trường, thuế .. . là những tài liệu đắt giá cho phóng viên.
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com