Làm thế nào để chỉ ra sai phạm?

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH kỹ năng xử lý đề tài pháp luật trên báo in hiện nay (Trang 105 - 112)

Chương 2. Phóng viên săn tin hình sự

3.2. Các bước khởi đầu bài điều tra

3.3.1. Làm thế nào để chỉ ra sai phạm?

Muốn chỉ ra sai phạm của một sự việc thì cần phải tìm thấy cơ sở để đối sánh, bởi muốn khẳng định 1 quyết định A hay quyết định B là sai thì phải chỉ ra đƣợc quyết định đó sai so với cái gì. Do vậy, việc tìm hiểu luật định và những quy định về vấn đề liên quan đến sai phạm là một bước tối quan trọng.

Quá trình đọc luật, các văn bản dưới luật nhằm trả lời câu hỏi: Theo quy định, vấn đề sẽ đƣợc xử lý thế nào? Thực tế của vấn đề đƣợc phản ánh có đúng luật, hợp với đạo đức xã hội?

a. Đối chiếu với quy định để làm rõ sai phạm

Sau khi xác định đƣợc những dấu hiệu sai phạm, việc quan trọng tiếp theo với phóng viên làm điều tra là phải đối chiếu các văn bản pháp quy để có thể chỉ ra sai phạm của đối tƣợng. Có khi một hành vi bị điều chỉnh bởi rất nhiều luật, từ luật hành chính đến luật dân sự hay nghiêm trọng hơn là luật hình sự. Tuy nhiên, nếu chỉ nói riêng về khía cạnh pháp lý, thường bài điều

LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com

105

tra sẽ rất khô khan. Người đọc hầu hết không phải những chuyên gia pháp lý,

do đó, cần đưa thông tin pháp lý dưới dạng những thông tin gần với đời sống

xã hội, nhìn sự kiện dưới con mắt của đại chúng, để đông đảo người dân có thể thích thú, hiểu rõ vấn đề.

Trong bài phóng sự điều tra về đường dây làm giả bằng đại học trên báo Tuổi Trẻ cuối tháng 7.2007, hầu hết tác giả miêu tả quá trình tìm hiểu, thâm nhập đường dây. Trong này không nói nhiều đến khía cạnh pháp lý về tội làm giả giấy tờ, con dấu, tài liệu, nhà báo chỉ nói về những mắt xích trong đường dây này. Có như vậy, bạn đọc dễ hiểu hơn, và cũng hấp dẫn hơn.

Phần cuối của phóng sự điều tra hai kỳ này có đoạn: “Sau một hồi trò chuyện, hình nhƣ đã tin chúng tôi hơn, “thầy” Hồng bắt đầu nói nhiều.

“Thầy” nói mình làm bằng giả là “làm ơn làm phước” vì nhiều người có năng lực nhƣng không có bằng cấp nên không kiếm đƣợc việc làm, nhờ “thầy” mà

họ có chỗ kiếm sống, có cơ hội thăng tiến. Trò chuyện, “thầy” Hồng luôn nhắc đến “trò Đồng” với sự tin tưởng và đề nghị mọi giao dịch nên gặp “trò Đồng”. “Thầy” Hồng còn kể có người được thầy làm bằng mà được đi du học

ở Hàn Quốc, Trung Quốc và trở thành người thành đạt.

Khi nghe chúng tôi nói cần làm bằng gấp trong ba ngày, “thầy” Hồng chấp nhận. Thế nhưng khi biết còn vài người chưa có chứng minh nhân dân thì “thầy” Hồng cương quyết không làm. Chúng tôi bảo: “Thế thì chắc sẽ phải chờ lâu, vì có người phải về quê để làm chứng minh nhân dân”. Thầy Hồng nhíu mày suy nghĩ: “Thế có giấy tạm trú tạm vắng không, nếu có cũng đƣợc.

Nếu không thì có bất cứ giấy tờ nào có dán ảnh và phải có dấu giáp lai của chính quyền địa phương là được”, phải tuân thủ đúng qui định, vì theo “thầy”

Hồng đây là bằng gốc.

Sau cuộc gặp gỡ, chúng tôi xác minh và được biết tại Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cũng có một giảng viên tên là Trần Mạnh Hồng nhƣng

LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com

106

không phải “thầy” mà chúng tôi gặp, đây là một đối tƣợng mạo danh. Tại Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM cũng không có giảng viên nào tên Lục như lời Đồng kể. Rõ ràng Đồng và người mang tên “thầy” Hồng là hai nhân vật trong một đường dây làm bằng giả.

Không cần dẫn ra nhiều căn cứ pháp lý của điều nọ, khoản kia, nhƣng nhà báo cũng giúp lý giải đƣợc một sự thật về nguồn gốc của những tấm bằng

và khẳng định nó là giả.

Hai tác giả Nguyễn Phan- Hồ Văn còn cung cấp cho đọc giả thông tin chi tiết hơn về sự thật của những tấm bằng bằng một box thông tin gần nhƣ tách biệt với bài: “Bằng gốc” là bằng giả!

Dù Đồng “quảng cáo” làm bằng giả có gốc từ các trường, tuy nhiên qua xác minh thì đường dây của Đồng chuyên “sản xuất” bằng giả hoàn toàn, không có gốc gác gì cả.

Nhìn một bằng giả mà Đồng làm, chính hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM Tạ Xuân Tề cũng phải thốt lên: “Sao mà giống chữ ký tôi thế, nếu đem lên trường chúng tôi công chứng chắc sẽ được thôi”. Còn bằng giả của Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM mặc dù Đồng mới vừa làm xong, nhưng tên hiệu trưởng ký trên bằng lại là ông Phùng Rân - cựu hiệu trưởng trường này.

Khi tìm hiểu thông tin những đường dây tội phạm ngoài xã hội có một điều nguy hiểm là phóng viên thường phải đối mặt với những đe dọa trả thù.

Điều này cũng dễ hiểu bởi những kẻ cùng đinh, những kẻ thiếu hiểu biết rất

dễ làm liều.Khi làm việc để chỉ ra những sai phạm của quan chức, các nhà báo càng đối mặt với nguy cơ bị kiện nhiều hơn. Khi đó, sự chặt chẽ trong câu chữ là cách để giúp phóng viên có đƣợc sự an toàn.

b. Đánh giá mức độ sai phạm

LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com

107

Việc đánh gia mức độ sai phạm đôi khi không đơn giản. Tất cả những người gây ra sai phạm đều có xu hướng làm giảm nhẹ mức thiệt hại hoặc ảnh hưởng tiêu cực của những việc họ gây ra. Vì vậy, việc của nhà báo là tìm hiểu

và đánh giá một cách khách quan, toàn diện nhất về những vấn đề vi phạm.

Ví dụ, trở lại vụ tiêu cực tại Quán Nam, Hải Phòng, khi những lỗ đất đƣợc cấp cho bà Hạnh, em gái ông Nguyễn Văn Thuận, bí thƣ Thành ủy Hải Phòng (ông Thuận có bút phê vào hồ sơ của bà Hạnh) thì mức độ sai phạm ở đây có thể nhìn ra mấy yếu tố: Thứ nhất, việc xét giao cấp đất là của chính quyền (UBND thành phố) nhƣng ông Thuận, vì mục đích cá nhân, muốn gây sức ép để ưu ái người nhà, đã can thiệp vào việc đáng ra không phải chức trách của ông. Thứ hai, việc cấp đất đã tạo tiền lệ xấu cho nhiều quan chức khác, vì nhiều người là lãnh đạo thành phố cũng có bút phê. Thứ 3, việc bút phê tràn lan, tùy tiện dẫn đến việc cấp đất sai, gây ảnh hưởng đến quy hoạch của thành phố, làm mất công bằng xã hội.

Khi đánh giá những mức độ sai phạm, tác động của những hành vi sai trái cần phải sinh động, tự nhiên, tránh giáo điều, lên giọng phán xét. Trong bài Lãnh đạo Hải Phòng bút phê cấp đất vô tội vạ, PV báo Thanh Niên đã mƣợn lời một cán bộ lão thành tại Hải Phòng để đánh giá: “Sau khi phát hiện

ra số hộ đƣợc cấp đất tại Quán Nam lên tới 848 hộ thay vì chỉ có 374 hộ nhƣ quy hoạch, một cán bộ TP tặc lƣỡi: "Việc phá vỡ quy hoạch tại Quán Nam không chỉ là có sai phạm của cán bộ lập dự án, thực thi dự án mà còn có sự liên đới trách nhiệm của các vị lãnh đạo TP đã có thư tay ép cấp dưới giao đất

vô tội vạ. Quy hoạch là phải làm nhà vườn, nhưng nếu không cắt đất thành nhà ống thì làm sao cho đủ chia? Đến nay, khi những sai phạm đã bung ra, sao các vị có thƣ tay không thấy bị xử lý?".

Hoặc nhƣ bài Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên chống lệnh Chính phủ, chúng tôi kết luận:

LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com

108

“Trong thời hội nhập, các tỉnh thành đua nhau kêu gọi đầu tƣ thì Thái Nguyên vẫn giữ cách làm theo kiểu mời vào để "úp sọt", ít nhất là trong lĩnh vực khai thác tận thu khoáng sản. Hệ quả là những núi đất thải của mỏ sắt Trại Cau vẫn ngày một lớn lên, khi mƣa xuống gây xói lở, ô nhiễm nguồn nước; tình trạng đào trộm phế thải vẫn tiếp diễn hằng ngày. Hàng trăm tấn quặng và nguyên liệu quặng của những công ty đặt xưởng tận thu chưa bán được, trong khi các nhà máy luyện gang tại Bắc Kạn và một số địa phương khác đang đói nguyên liệu trầm trọng”.

c. Tìm hiểu nguyên nhân sai phạm

Những sai phạm sau khi đƣợc tìm hiểu rất cần có những đánh giá, những nhận định của phóng viên để tìm ra nguyên nhân sai phạm. Hành vi vi phạm pháp luật nêu trong bài đôI khi chỉ là bề nổi của vấn đề, cái quan trọng

là nhà báo tìm ra đƣợc động cơ dẫn đến hành vi sai phạm. Nếu sai phạm là do năng lực của người gây ra sai phạm nên được đánh giá ở mức độ nhẹ hơn so với sai phạm vì mục đích tƣ lợi. Để tìm hiểu nguyên nhân sai phạm cần gặp càng nhiều người liên quan càng tốt trong đó cần nhất là gặp người bị tố cáo.

Khi biết đƣợc nguyên nhân sai phạm sẽ giúp nhà báo có đƣợc sự cân nhắc khi đưa tin. Khi làm bài về những sai phạm tại bưu điện Hải Phòng trong

vụ án Nguyễn Lâm Thái, chúng tôi đã làm việc “ngửa bài” với ông Trịnh Quang Tác, giám đốc bưu điện này. Ông Tác cho biết, tất cả mọi việc là do quá cả tin, lại thấy thƣ của lãnh đạo ủy ban thể dục thể thao nên ông tin. Điều này cho phép phóng viên hiểu rõ vấn đề và cân nhắc khi đặt bút.

Nhƣng với những thông tin làm rõ về động cơ mục đích tƣ lợi cho cá nhân hoặc người thân của quan chức thì phải cương quyết.

Khi viết bài về dự án Quán Nam tại Hải Phòng, hàng loạt quan chức đã liên đới, trong đó có cả ông bí thƣ Thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thuận.

Khi có tài liệu trong tay, dù đƣợc giải thích là khi đó ông Thuận cũng chỉ vì

LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com

109

dân để ký, bút phê. Nhƣng khi có trong tày tài liệu bút phê của ông cho một người tên Hạnh, người này lại là em gái của ông Thuận. Chính điều này đã chỉ ra động cơ không trong sáng của ông, và chúng tôi đã viết bài: Vụ án đất đai tại Quán Nam, Hải Phòng:! đăng trên Thanh Niên ngày 17/05/2007 (bài ở trang bên).

Khi viết bài này, chúng tôi ban đầu không có nhiều tài liệu, nhƣng càng viết càng có nhiều người cung cấp những nguồn tài liệu hết sức có giá trị.

Trong việc định lƣợng để chỉ ra sai phạm, nhà báo không đi sâu vào phân tích văn bản pháp quy (có đƣợc bút phê hay không) nhƣng nhấn mạnh đến khía cạnh xã hội, tức là bà Hạnh là em của ông thuận, khi đó là Phó bí thƣ thành

ủy, sau khi có bút phê của ông Thuận, bà Hạnh đƣợc cấp đất. Chỉ những thông tin đó đã giúp gợi mở ra các mối quan hệ để bạn đọc tự đánh giá.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com

110

d. Xin ý kiến chuyên gia

Khi làm bất kỳ bài điều tra nào, phóng viên cũng nên xây dựng cho mình một đội ngũ những nhà chuyên gia về lĩnh vực mà nhà báo định tìm hiểu, điều tra. Các chuyên gia không giúp nhiều về mặt tài liệu nhƣng có thể giúp phóng viên nhiều để có đƣợc kiến thức nền. Không phải phóng viên nào cũng rành về mảng xây dựng, cũng tương tự như vậy, phóng viên khi viết về tài chính ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn để giải thích các thuật ngữ.. . Khi tiến hành điều tra, phóng viên cần đến hỏi chuyên gia về những nguyên tắc chung của vấn đề định điều tra nhƣ về kết cấu xây dựng, về lãi xuất huy động hay về các mảng giao thông, đô thị …

Khi viết bài điều tra về tình trạng lún nứt ở hầm Thủ Thiêm, hầm vƣợt sông lớn nhất Đông Nam á, tôi đã hỏi chuyên gia về kết cấu bê tông. Nhà thầu khẳng định chỉ những vết nứt lớn hơn 0,1mm mới phải xử lý, nhƣng các chuyên gia bê tông cho biết là nếu đó là bê tông dự ứng lực kéo trước thì không cho phép vết nứt. Chính điều đó đã giúp chúng tôi chỉ rõ sai phạm của nhà thầu. Không chỉ vậy, các chuyên gia xây dựng còn giúp chúng tôi biết được nguyên lý bê tông co dãn do nhiệt, do thoát hơi nước mặt ngòai hay nứt

do kết cấu nền .. . các vị chuyên gia không cho đƣợc thông tin cụ thể trong bài viết nhưng họ chỉ rõ những đường đi nước bước cho phóng viên có thể khoét đúng vào điểm sai phạm của những người gây ra.

Ngoài ra, khi tiến hành điều tra, nếu cần có thể nhờ các cơ quan khoa học, kỹ thuật thẩm định, làm xét nghiệm . .. để tăng độ tin cậy cho dẫn chứng.

Báo Thanh Niên ngày 5.1.2007 đăng bài về việc mua áo phao tại cục dự trữ quốc gia. Phóng viên của báo (tác giả luận văn này) đã mang chiếc áo phao đến thử tại trung tâm kiểm định đo lường chất lượng khu vực 1 để kiểm định

độ bền của chiếc áo. Kết quả là cả độ bền kéo đứt ngang, kéo đứt dọc đều không đạt yêu cầu. Đây chính là những bằng chứng có sức thuyết phục không

LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com

111

chỉ với bạn đọc mà còn cả với cơ quan chức năng và những đơn vị sử dụng áo phao. Cuối cùng gói thầu mua áo phao của Cục dự trữ quốc gia đã phải hoãn lại, áo của công ty Thanh Sơn đã không đƣợc chấp nhận đƣa vào cục Dự trữ quốc gia (trước đó cục này đã đề xuất cho công ty này trúng thầu).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH kỹ năng xử lý đề tài pháp luật trên báo in hiện nay (Trang 105 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)