CHƯƠNG 3: CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KỲ THỊ XÃ HỘI VÀ ỨNG PHÓ VỚI SỰ KỲ THỊ XÃ HỘI CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH NỮ
3.1 Các nhân tố tác động đến kỳ thị xã hội đối với người đồng tính nữ . 66
3.1.2 Ảnh hưởng từ thông điệp truyền thông
Một trong những nguyên nhân dẫn đến kỳ thị xã hội nằm ở thông điệp truyền thông, bởi hầu như mọi cá nhân trong xã hội đều tiếp nhận các thông điệp truyền thông đến việc hình thành thế giới quan. Hiện nay, các phương tiện truyền thông đại chúng đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển tải các thông điệp truyền thông đến người dân một cách rộng rãi, nhanh chóng. Người dân dễ dàng tiếp cận với các phương tiện truyền thông từ những tờ báo, tạp chí, bản in trên giấy đến các tạp chí điện tử, bản tin trên báo mạng (internet).
Những thông điệp mang định kiến hoặc thiếu tính khoa học về người đồng tính nữ có thể tạo ra hoặc củng cố những nhận thức sai lệch và thái độ kỳ thị. Ngược lại, những thông điệp khách quan, khoa học sẽ giúp cộng đồng hình thành nhận thức đúng và hành vi chuẩn mực đối với nhóm xã hội này. Theo kết quả nghiên cứu
“Khảo sát hình ảnh LGBT trên báo chí ” của Viện nghiên cứu xã hội kinh tế và môi trường (iSEE) hợp tác với Học viện báo chí và tuyên truyền (năm 2011) cho thấy tỷ
lệ lớn các nhà truyền thông đã sử dụng ngôn ngữ làm tăng định kiến, nhấn mạnh khuôn mẫu giới và đánh đồng các khái niệm trong khi khắc họa chân dung người đồng tính, từ đó vẽ lên hình ảnh nhóm người đồng tính là những người có bản năng tình dục khác thường, hành vi tình dục không được chấp nhận, đời sống tình dục ẩn chứa nhiều hiểm họa, không có khả năng duy trì quan hệ đôi lứa lâu dài, tư cách đạo đức không tốt, và không có biểu hiện rõ ràng về nhu cầu ngoài nhu cầu tình dục hay
về quan hệ gia đình, xã hội ngoài quan hệ với bạn tình. Cách khắc họa chân dung người đồng tính như vậy hoàn toàn không phù hợp với hiểu biết chính thống và các nghiên cứu khoa học về người đồng tính. Nghiên cứu này chỉ ra một số bài viết còn thể hiện sự kỳ thị của tác giả với người đồng tính. Sự kỳ thị đối với người đồng tính trong nghiên cứu này thể hiện ở việc sử dụng các khái niệm liên quan đến xu hướng tính dục đồng tính bị sử dụng nhầm lẫn, khắc họa phiến diện và mô tả lệch lạc cộng
đồng người đồng tính điều này đã dẫn đến thông điệp truyền thông mang tính chất
kỳ thị người đồng tính, tác động đến người đọc.
Biểu đồ 3. 1 Ngôn ngữ miêu tả về đồng tính trong bài viết (%)
(Nguồn: Viện nghiên cứu xã hội kinh tế và môi trường)
Tuy việc sử dụng ngôn ngữ gọi tên có tính tiêu cực và thể hiện sự kỳ thị ở các tiêu đề bài viết ngày càng có xu hướng giảm theo thời gian, nhưng số liệu nghiên cứu trên cho thấy tỷ lệ sử dụng ngôn ngữ này vẫn còn lớn. Nắm sức mạng truyền thông đại chúng trong tay, nhiều nhà truyền thông, vô tình hay hữu ý đã cho mình gán những nhãn không đẹp lên người đồng tính và những gì liên quan đến họ
từ sợ hãi, giật gân đến thấp hèn, bệnh tật. Từ đây sự phán xét và phân biệt đối xử của xã hội đối với nhóm thiểu số này có thể được tạo ra và củng cố.
Hiện tượng kỳ thị trong các bài viết xem xét dựa trên nhiều khía cạnh, kết quả là số bài thể hiện sự kỳ thị lên đến 41% tổng số bài báo được đưa vào nghiên cứu, chỉ có 18% thể hiện thái độ tích cực, không thể hiện thái độ kỳ thị với người đồng tính, không hạ thấp giá trị của họ dựa trên xu hướng tính dục. Tuy nhiên, xét theo thời gian, tỷ lệ bài viết thể hiện sự kỳ thị có xu hướng giảm dần từ 57% xuống 29% năm 2008, tỷ lệ bài viết không thể hiện thái độ tăng từ 30% năm 2004 lên 48%
44
33
30 29
17 16
14
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50
Gây sự hiếu
kz, giật gân, câu khách
Tích cực Sự thấp
hèn/coi thường
Đấu tranh đạo đức, chống tệ nạn xã hội
Nhân đạo Nỗi sợ Y tế, bệnh
tật
Trong nghiên cứu này, đa số người dân đã tiếp cận thông tin về người đồng tính nữ thông qua các phương tiện truyền thông, mức độ tin cậy vào các phương tiện và nội dung truyền tải khá lớn, có đến 83% người dân tin cậy vào các chương trình truyền hình của trung ương và địa phương, 57% tin cậy vào báo, tạp chí, bản tin in trên giấy và 43% tin cậy vào báo, tạp chí điện tử.
Biểu đồ 3. 2 Đánh giá mức độ tin cậy của phương tiện truyền thông đưa tin về
người đồng tính nữ (%)
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Số liệu trên cho mức độ tin cậy cao của người tham gia nghiên cứu vào các nhà quản lý truyền thông đặc biệt là với các chương trình truyền hình mà theo họ đã được kiểm duyệt kỹ càng trước khi công chúng được tiếp cận. Độ tin cậy càng giảm dần với các phương tiện truyền thông có mức độ kiểm duyệt lỏng lẻo đặc biệt là báo, tạp chí điện tử. Mặc dù vậy, báo và tạp chí điện tử góp phần không nhỏ làm phong phú, đa dạng nguồn thông tin, góp phần định hướng tư duy và quan điểm công chúng.
Một lần nữa, truyền thông đại chúng khẳng định sức mạnh của mình tác động đến sự tin cậy của người dân vào các thông tin từ các phương tiện truyền thông truyền tải tới, cộng với các thông điệp mang tính kỳ thị cao đối với nhóm người đồng tính đã tạo nên những tác động đến thái độ của người dân đối với người đồng tính nữ, làm gia tăng sự kỳ thị đối với người đồng tính nữ.
43 57 83
53 39
4 4 16 1
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Báo tạp chí điện tử, bản tin trên mạng toàn cầu
Báo, tạp chí, bản tin in trên giấy
Các chương trình truyền hình của trung ương và địa phương Tin cậy Vừa tin, vừa không tin Không tin cậy