Các chương trình du lịch khai thác yếu tố tài nguyên DLVH…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH khai thác sản phẩm du lịch văn hóa vùng ven biển thanh hóa (Trang 50 - 79)

Chương 2: Thực trạng khai thác sản phẩm du lịch văn hóa vùng ven biển Thanh Hoá

2.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh Thanh Hoá và sản phẩm du lịch văn hóa vùng ven biển Thanh Hóa

2.1.3. Các chương trình du lịch khai thác yếu tố tài nguyên DLVH…

Hiện nay các công ty du lịch trong và ngoài tỉnh đều đã và đang xây dựng tour du lịch đến vùng ven biển Thanh Hóa với những chương trình phong phú hơn nhằm đa dạng các sản phẩm du lịch để thu hút khách. Ngoài những chương trình tắm biển, nghỉ dưỡng, khách du lịch còn có điều kiện tìm hiểu nhiều hơn về vùng ven biển Thanh Hóa. Đấy là những chương trình thăm quan nghề, làng nghề du lịch, những di tích lịch sử văn hóa, đặc biệt khách du lịch có thể tìm thấy những nét văn hóa đặc trưng của ngư dân thông qua những phong tục tập quán, lễ hội.

2.1.3.1. Những chương trình du lịch khai thác yếu tố tài nguyên du lịch văn hoá truyền thống

Hiện nay du lịch Thanh Hóa đã và đang khai thác những chương trình du lịch có yếu tố tài nguyên du lịch văn hóa truyền thống như sau:

- Hà Nội - Đền Bà Triệu - Hải Tiến (Tắm biển và thăm quan làng nghề nước mắn) - Hà Nội (2ngày/1đêm. Đi và về bằng ô tô)

- Thành phố Thanh Hoá - Đền Bà Triệu - Chùa Sùng Nghiêm - Làng cá

Ngư Lộc - Thành phố Thanh Hoá (Đi về trong ngày)

- Thăm quan và mua sắm tại làng nghề dệt chiếu cói Nga Sơn. ( 1ngày)

- Hà Nội - Ngư Lộc (Làng cá Ngư Lộc, đền Diêm Phố, lễ hội đua thuyền)

(Đi và về trong ngày)

- Thanh Hoá - Đền Bà Triệu - Quần thể kiến trúc Diêm Phố – Hậu Lộc

(Đi và về trong ngày)

- Thành phố Thanh Hóa - Sầm Sơn ( thăm quan đền Độc Cước - đền Cô

Tiên - Đền Tô Hiến Thành - Hoàng Minh Tự) (Đi về trong ngày)

- Thành phố Thanh Hóa - Tĩnh Gia (chùa Đót Tiên, đền thờ Quang Trung, đền Lạch Bạng, giáo xứ Ba Làng) (1,2 ngày bằng đường bộ hoặc thủy)

- Thành phố Thanh hóa - Đền Bà Triệu - Ngư Lộc (đền Diêm Phố, thăm quan làng cá Ngư Lộc và tục hạ thủy) (Đi và về bằng ôtô)

- Hà nội - Hải Hòa (Tĩnh Gia) - Làng nghề mây tre đan Quảng Phong (Quảng Xương) (2ngày/1 đêm, đi và về bằng ôtô hoặc tàu hỏa)

- Hà Nội - Đền Bà Triệu - Sầm Sơn (đền Độc Cước, đền Cô Tiên, đền Bà Triều, thăm dự lễ hội Bánh trưng bánh dày) (2ngày/1đêm, đi và về bằng ôtô

hoặc tàu hỏa)

- Hà Nội - Động Từ Thức- tham gia lễ hội Mai An Tiêm (1ngày)

2.1.3.2. Những chương trình du lịch khai thác yếu tố tài nguyên du lịch văn hóa mang tính hiện đại

- Hà nội – Sầm Sơn ( nghỉ dưỡng và tham gia lễ khai mạc “Mùa du lịch Sầm Sơn và thăm quan khu du lịch văn hoá - giải trí Huyền thoại thần Độc Cước) (2ngày/1đêm, đi và về bằng ôtô hoặc tàu hỏa)

- Hà Nội – Sầm Sơn (tắm biển, thi đấu bóng chuyền, bóng đá và tham gia lướt ván, canô trên biển) (3 ngày/2đêm, đi và về bằng ôtô hoặc tàu hỏa)

- Hà nội – Sầm Sơn (tắm biển, tham dự lễ khai mạc Mùa du lịch Sầm Sơn

và tham quan các di tích lịch sử – văn hóa) (2ngày/1đêm, đi và về bằng ôtô

hoặc tàu hỏa)

2.2. Thực trạng khai thác sản phẩm du lịch văn hóa vùng ven biển Thanh Hãa

2.2.1. Đặc điểm của hệ thống các tài nguyên du lịch văn hóa được khai thác trong kinh doanh du lịch

Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể khác có thể sử dụng phục vụ mục đích du lịch.

Khi nghiên cứu và đánh giá các giá trị hệ thống các tài nguyên du lịch văn hóa vùng ven biển vào hoạt động kinh doanh phục vụ du lịch, chúng ta có thể thấy có những đặc điểm nổi bật, và đây chính là những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc để tạo thành sản phẩm du lịch văn hóa mang đậm nét văn hóa địa phương vùng ven biển Thanh Hóa.

Về phong tục tập quán, lễ hội của vùng này đều liên quan tới việc ngư

dân thể hiện tấm lòng thành kính của mình với các đối tượng thần linh - vị thần có ảnh hưởng tới đời sống nghề nghiệp, tình cảm của họ như: lễ hội Cầu

ngư, Bánh chưng - bánh dày, Bà Triều, lễ hạ thủy hoặc để thể hiện sức khỏe dẻo dai để chinh phục tự nhiên của các ngư dân thông qua hội Đua thuyền.

Đây là một trong những lễ hội lớn nhất và mang đậm nét văn hóa địa phương của vùng ven biển Thanh Hóa.

Cùng với lễ hội, phong tục thì các di tích lịch sử – văn hóa ở đây bao gồm cả kiến trúc và các đối tượng được thờ ở đây đều liên quan và ảnh hưởng tới nghề nghiệp và đời sống tinh thân thần của mình như một số ông, bà tổ nghề của làng, đền thờ Tứ vị Thánh nương, Ngư Ông (cá Voi). Đặc biệt khách

du lịch khi tới điểm du lịch Sầm Sơn sẽ được biết đến kiến trúc độc đáo của

đền Độc Cước và vị thần quan trọng đối với ngư dân vùng ven biển.

Nghề và làng nghề thủ công truyền thống của vùng ven biển Thanh Hóa luôn gắn với môi trường sống ở đây. Nghề nghiệp chủ yếu của ngư dân vùng ven biển là đánh bắt và chế biến hải sản. Bên cạnh đấy còn có những nghề liên quan tới môi trường sống nghề và đi biển của họ như nghề đan lưới, làm muối, đan lát thủ công…

Ngoài các đặc điểm nêu trên của tài nguyên du lịch văn hóa hiện đã và

đang được khai thác, còn phải nói tới một nhân tố rất quan trọng, đấy là nguồn nhân lực phục vụ trong du lịch. Hiện nay tại vùng ven biển Thanh Hóa, đối tượng phục vụ du lịch chủ yếu là người dân tại địa phương. Với thể lực dẻo dai của người dân vùng biển, cùng truyền thống chân thực, thật thà, đầy lòng hiếu khách, đặc biệt là sự dồi dào về số lượng. Người dân ở vùng này chính là yếu

tố quan trọng đóng góp vào hiệu quả phát triển của sản phẩm du lịch văn hóa vùng ven biển và quyết định sự thành bại của mọi ngành kinh tế, trong đó có kinh tế du lịch.

2.2.2. Thực trạng khai thác sản phẩm du lịch văn hoá

2.2.2.1. Thực trạng về doanh thu và lượng khách du lịch vùng ven biển (tại các huyện, thị xã ven biển ) Thanh Hóa

Qua bảng số liệu ta thấy, số lượng khách và doanh thu du lịch toàn tỉnh cũng như vùng ven biển Thanh Hóa ( 5 huyện và 1 thị xã) đều có tăng hàng

năm. Trong những năm gần đây, nhờ sự quan tâm, đầu tư của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương, du lịch Thanh Hóa đã có những khởi sắc

đáng kể, kéo theo là lượng khách du lịch đến Thanh Hóa nói chung và các huyện,thị xã ven biển nói riêng cũng tăng đáng kể. Năm 2005 các huyện (vùng ven biển) đạt 584.473 lượt khách nhưng đến năm 2007 đã đạt được 1.418.632 lượt khách. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 – 2005

đạt 34,32% / năm. Khách du lịch đến vùng ven biển Thanh Hóa chủ yếu là tham quan, nghỉ dưỡng, hội thảo, tắm biển (chiếm khoảng 70% lượng khách, tuy nhiên trong đó tỷ lệ khách đi du lịch vì mục đích thăm quan, tiêu dùng các sản phẩm du lịch văn hóa là rất thấp, trung bình chỉ đạt 2.8 %, trong đó tăng mạnh vào năm 2007, đạt 5.4% do đây là năm diễn ra sự kiện 100 năm du lịch Sầm Sơn. Khách đến du lịch vùng này thường tập trung từ tháng 5 – tháng 9 hàng năm. Một số năm trở lại đây thì số lượng khách du lịch đến từ các tỉnh miền Trung và miền Nam đã có tăng nhưng số lượng không đáng kể. Còn thị trường khách quốc tế chỉ chiếm 0.6 % lượng khách du lịch đến vùng ven biển Thanh Hóa, tập trung chủ yếu từ thị trường ASEAN.

Bảng 2.3: Doanh thu và lượng khách tới vùng (các huyện) ven biển Thanh Hóa

Năm Lượng khách Doanh thu

Toàn tỉnh (lượt khách)

5 huyện, 1 thị xã

(lượt khách)

Tỷ trọng lượng khách có sử dụng sản phẩm DLVH tại các huyện ven biển

Toàn tỉnh

(triệu

đồng)

5 huyện,

1 thị xã

(triệu

đồng)

Tỷ trọng Doanh thu

có sử dụng sản phẩm DLVH tại các huyện ven biển

2004 730.845 584.473 1.2 % 160.435 132,764 1.3 %

2005 940.041 761.425 1.5 % 185.000 143.975 1.9 %

2006 1.215.145 985.634 2.6 % 382.955 299.094 2.8 %

2007 1.753.847 1.418.632 5.4 % 523.500 439.145 4.9 %

Năm 2004 doanh thu du lịch của vùng ven biển mới chỉ đạt 132.164 triệu đồng nhưng tăng mạnh hàng năm, đến năm 2006 đạt 299.094 triệu đồng,

đặc biệt năm 2007 đạt 439.145 triệu đồng. Tuy nhiên, hiện nay lượng khách

và doanh thu trong hoạt động du lịch của vùng này chỉ tập trung vào du lịch nghỉ biển, còn tỷ trọng đối với sản phẩm du lịch văn hóa chỉ đạt tỷ trọng rất ít, trung bình đạt 2.8 %, tập trung vào năm 2007, đạt 4.9 %

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu doanh thu của du lịch vùng ven biển

Thanh Hoá qua các năm N¨m 2005 N¨m 2006 N¨m 2007

Qua biểu đồ trên ta thấy, nhịp độ tăng bình quân của doanh thu từ dịch

vụ ăn uống là 17%, từ dịch vụ khác là 16,9%. Tuy nhiên, tỷ trọng về doanh thu

ăn uống (từ 42,9% năm 2005, xuống 40,8% năm 2007) và doanh thu khác lại

có chiều hướng tăng; doanh thu từ các dịch vụ khác chiếm quá ít so trong tổng doanh thu từ du lịch (từ 17,9% - năm 2005 đến 21,9%- năm 2007); Mặc dù năm 2007, tỷ trọng về các dịch vụ khác, trong đó có chi phí cho việc tiêu dùng các sản phẩm du lịch văn hóa cao hơn do đây là năm tổ chức sự kiện 100 năm Thanh Hóa nhưng với sự tăng trưởng trên cho thấy các dịch vụ bổ trợ của du lịch vùng ven biển đang còn rất thiếu và kém hấp dẫn để thu hút du khách.

40,8%

37,3%

21,9%

Lưu trú Ăn uống Khác

40.2%

40.8%

19.0%

Lưu trú Ăn uống Khác

39,1%

42,9%

17,9%

Lưu trú Ăn uống Khác

2.2.2.2. Các sản phẩm du lịch văn hóa truyền thống 2.2.2.2.1. Sản phẩm du lịch tham quan các di tích lịch sử – văn hóa

Vùng ven biển Thanh Hóa là nơi tập hợp khá nhiều tài nguyên du lịch văn hóa và tự nhiên. Đây chính là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.

Tuy nhiên trên thực tế các sản phẩm du lịch văn hóa ở vùng này lại khá đơn

điệu, chưa có khả năng hấp dẫn khách du lịch. Khách du lịch khi đến đây thăm quan, với các đối tượng khách du lịch có khả năng thanh toán cao, nhất

là khách nước ngoài sẽ không có cơ hội chi tiêu cho các dịch vụ, cho nên thời gian lưu trú tại đây hầu như không có. Bởi khách du lịch đến vùng ven biển Thanh Hóa để tắm biển, nghỉ dưỡng và du lịch kết hợp với hội nghị, hội thảo… là chủ yếu. Việc tới thăm quan các di tích lịch sử - văn hóa ở đây chỉ hiện mang tính kết hợp trong quá trình đi du lịch của họ.

Hiện nay, tại một số điểm du lịch văn hóa của vùng các di tích lịch sử – văn hóa đã được được đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, tuy nhiên đây chỉ là 1 số di tích nằm ở điểm du lịch thu hút khách như Sầm Sơn, còn những di tích khác hiện chưa có kế hoạch đầu tư và thậm chí đang có nguy cơ xuống cấp như:

đền Quang Trung, chùa Đót Tiên ở Hải Thanh – Tĩnh Gia, đền Diêm Phố Ngư

Léc - HËu Léc…

Sản phẩm du lịch văn hóa ở đây còn rất nghèo nàn, đơn điệu. Khách du lịch trước khi đến đây hầu như chưa được nghe giới thiệu, quảng cáo về các tài nguyên du lịch văn hóa này, mà thường khi đến đây mới được biết đến, và việc đến thăm quan không có tính chủ động và với số lượng nhỏ.

Điều này cho thấy, hiện nay các cấp, ngành, chính quyền địa phương chưa chú trọng và quan tâm để đầu tư, xây dựng các cơ sở vật chất phục vụ du lịch, cũng như chính sách đầu tư, xây dựng để khai thác sản phẩm du lịch văn hóa một cách hiệu quả.

Để tạo ra “thương hiệu” riêng với thị trường cạnh tranh và trong mắt khách du lịch, các doanh nghiệp lữ hành có thể khai thác các giá trị văn hóa trong mỗi tài nguyên du lịch văn hóa để xây dựng chương trình du lịch văn hóa đặc sắc bán cho khách du lịch kết hợp với du lịch tắm biển. Nhưng hiện nay, hầu như các doanh nghiệp lữ hành đóng tại vùng ven biển nói riêng, trong

và ngoài tỉnh nói chung chỉ mới dừng lại ở việc đưa khách đến để nghỉ mát và kết hợp đến các di tích lịch sử – văn hóa này để thể hiện lòng tín ngưỡng với

đối tượng được suy tôn chứ chưa chú trọng xây dựng các bài thuyết minh hấp dẫn cùng các chương trình quảng cáo để đáp ứng nhu cầu hiểu biết của khách

du lịch về lịch sử hình thành các di tích lịch sử cũng như giá trị kiến trúc và văn hóa truyền thống của người dân vùng này.

2.2.2.2.2. Sản phẩm du lịch phong tục tập quán, lễ hội

Cùng với hệ thống các di tích lịch sử – văn hóa có khả năng thu hút khách du lịch thì phong tục tập quán, lễ hội ở đây cũng mang những nét độc

đáo nổi bật và khác lạ so với các vùng khác. Gắn liền với môi trường sống và nghề nghiệp chính của ngư dân, các lễ hội và phong tục tập quán ở đây đều mang bản sắc địa phương như: lễ hội Cầu Ngư, Đua thuyền, Bánh chưng – bánh dày, lễ Hạ thủy…Đây là những nguồn tài nguyên du lịch được kết tinh ở dạng văn hóa phi vật thể khá thu hút khách du lịch. Thông qua lễ hội, phong tục tập quán của ngư dân, khách du lịch sẽ có điều kiện hiểu rõ hơn về đời sống văn hóa tinh thần, cũng như những mong ước trong cuộc sống của ngư

dân ở đây đối với các đối tượng thần linh. Song, dù các tài nguyên du lịch này

có độc đáo đến như vậy, nhưng sản phẩm du lịch tham quan lễ hội, phong tục tập quán ở đây vẫn chưa có khả năng thu hút khách du lịch đến và lưu trú lại.

Bởi việc khai thác các giá trị tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể vào hoạt

động kinh doanh du lịch của vùng này chưa được chú trọng nhiều. Hiện nay các sản phẩm du lịch lễ hội, phong tục ở vùng này tuy có những nét độc đáo nhưng chưa phong phú về số lượng. Có rất nhiều lễ hội, phong tục độc đáo

nhưng hiện chưa được khôi phục lại và khai thác hết các giá trị văn hóa đặc sắc phục vụ cho mục đích du lịch. Nhất là phần hội chưa được đầu tư mở rộng

để đa dạng các hình thức vui chơi giải trí nhằm thu hút du khách tham gia trực tiếp trong chương trình.

Những yếu tố tiếp theo làm sản phẩm du lịch này chưa thu hút được nhiều khách, đấy là hiện nay ở vùng này chưa được đầu tư kinh phí cho việc xây dựng các trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho mục đích du lịch lễ hội, phong tục, nhất là khâu xúc tiến quảng bá chưa được quan tâm một đồng bộ nên hiệu quả không cao. Điều đáng nói ở đây là các doanh nghiệp lữ hành chưa biết phối kết hợp với Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Thanh Hóa và các huyện trong vùng để đầu tư khai thác các giá trị đặc sắc trong các lễ hội, phong tục để đưa vào kinh doanh du lịch, cũng như việc quảng bá sản phẩm,

tổ chức đón khách trong những dịp diễn ra tổ chức các sự kiện văn hóa, lễ hội truyền thống. Đặc biệt, nguồn kinh phí đầu tư khai thác, bảo vệ, tôn tạo, nâng cấp và phát triển cho các nguồn tài nguyên du lịch văn hóa này còn thấp. Đây

là một trong những lý do chính làm cho sản phẩm du lịch văn hóa vùng ven biển Thanh Hoá ngày càng trở nên đơn điệu cùng với sự xuống cấp về môi trường, cảnh quan của nhiều điểm du lịch.

2.2.2.2.3. Sản phẩm du lịch nghề, làng nghề thủ công truyền thống

Khách du lịch mỗi khi có dịp đến với vùng ven biển sẽ cảm thấy chuyến

đi của mình thật sự thú vị. Sau khi tắm biển, tham quan các di tích lịch sử – văn hóa và tìm hiểu đời sống tinh thần của người dân trong vùng thông qua các lễ hội và phong tục tập quán ở đây. Ngoài ra, khách du lịch còn có thể đến tham quan, mua sắm một số hàng hóa gia dụng đặc trưng gắn liền với môi trường biển tại những làng nghề hay tại các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hóa trong vùng. Đây chính là điều kiện thuận lợi để vùng ven biển Thanh Hóa

có thể phát triển mạnh loại hình du lịch làng nghề song song với loại hình du

khách đến đông, sử dụng các dịch vụ và lưu trú lâu hơn. Và đây cũng chính là

điều kiện thuận lợi để hoạt động du lịch văn hóa nói riêng, du lịch vùng ven biển nói chung thu được nhiều doanh thu và lợi nhuận. Tuy nhiên với các điều kiện thuận lợi như vậy nhưng sản phẩm du lịch làng nghề ở đây còn khá

nghèo nàn, đơn điệu, chưa có khả năng thu hút khách đến tham quan và mua sắm. Bởi do các cơ sở sản xuất kinh doanh và làng nghề cũng như các doanh nghiệp lữ hành chưa biết cách khai thác các giá trị văn hóa và xác định đây chính là tài nguyên du lịch quan trọng để xây dựng thành sản phẩm du lịch làng nghề đặc thù của vùng ven biển. Khách du lịch đến đây ngoài mua hàng hóa về sử dụng và làm quà lưu niệm cho người thân thì họ còn có nhu cầu

được tham quan, tìm hiểu về cơ sở sản xuất, nhất là một số bí quyết để làm ra những sản phẩm hàng hóa này. Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất và hộ kinh doanh tại những làng nghề trong vùng, và hướng dẫn viên du lịch chỉ mới dùng lại ở việc đưa khách tới mua hàng hóa mà chưa đáp ứng được nhu cầu nâng cao hiểu biết của họ. Hiện nay Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Thanh Hóa và các ban ngành cũng chưa có kế hoạch đầu tư, hướng dẫn các các hộ kinh doanh doanh và các doanh nghiệp lữ hành khai thác các yếu tố tài nguyên này, cho nên sản phẩm du lịch làng nghề của vùng ven biển Thanh Hóa còn nghèo nàn, thiếu qui mô và tính hấp dẫn. Một trong những yếu kém của sản phẩm du lịch làng nghề đấy là yếu tố văn hóa doanh nghiệp. ở đây các hộ kinh doanh chưa có sự đầu tư trong việc lên kế hoạch phục vụ khách du lịch, nhất là thái độ giao tiếp, ứng xử với khách. Đây chính là vấn đề hiện

đang bị khách du lịch có ý kiến nhiều như: chèn ép và không lịch sự trong giao tiếp với khách hàng. Đặc biệt, các ban ngành du lịch tỉnh, vùng ven biển chưa đưa ra chiến lược khôi phục một số làng truyền thống đang có nguy cơ bị mai một như: nghề dệt Săm Súc, đan lát… và việc lên kế hoạch giới thiệu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ thông qua các điểm trưng bày bán và giới thiệu sản hàng thủ công mỹ nghệ trong tỉnh và vùng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH khai thác sản phẩm du lịch văn hóa vùng ven biển thanh hóa (Trang 50 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)