Hoạt động khai thác tài nguyên du lịch văn hóa thành sản phẩm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH khai thác sản phẩm du lịch văn hóa vùng ven biển thanh hóa (Trang 72 - 75)

Chương 2: Thực trạng khai thác sản phẩm du lịch văn hóa vùng ven biển Thanh Hoá

2.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh Thanh Hoá và sản phẩm du lịch văn hóa vùng ven biển Thanh Hóa

2.2.6. Hoạt động khai thác tài nguyên du lịch văn hóa thành sản phẩm

Vùng ven biển Thanh Hóa ngoài có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên

là bờ biển dài hơn 100km và đẹp vào loại nhất ở nước ta, mà còn có nguồn tài nguyên du lịch văn hóa khá hấp dẫn làm tăng khả năng thu hút khách du lịch

mỗi khi tới đây như: các di tích lịch sử – văn hóa đền Độc Cước, đền Cô Tiên,

đền Lạch Bạng…, lễ hội Cầu ngư, Bánh chưng – bánh dày, hội Đua thuyền…Với nguồn tài nguyên du lịch văn hóa phong phú như vậy nhưng các sản phẩm du lịch văn hóa ở đây còn khá nghèo nàn, đơn điệu, chưa phát triển xứng với tiềm năng vốn có của tài nguyên du lịch bởi một số nguyên nhân:

Đối với các doanh nghiệp lữ hành ngoài tỉnh khi xây dựng và bán các chương trình du lịch cho khách đến vùng ven biển Thanh Hóa thì chủ yếu vẫn

là sản phẩm du lịch truyền thống là nghỉ biển mà chưa có sự chú trọng đến việc khai thác các giá trị văn hóa của nguồn tài nguyên du lịch văn hóa, vốn rất đặc sắc và mang đậm nét văn hóa địa phương vùng ven biển để xây dựng thành các sản phẩm du lịch văn hóa. Chính điều đó cũng hình thành lên một tâm lý chung đối với du khách và các nhà kinh doanh thì vùng ven biển Thanh Hóa chỉ thích hợp cho loại hình du lịch nghỉ biển mà chưa thấy được hết các giá trị văn hóa trong mỗi tài nguyên du lịch văn hóa trên địa bàn.

Cũng như các công ty lữ hành ngoài tỉnh, các doanh nghiệp lữ hành hoạt động trên địa bàn vùng ven biển hiện chỉ tập trung ở điểm du lịch Sầm Sơn, (còn các huyện khác thì hầu như chưa có các doanh nghiệp du lịch đóng tại địa phương, mà chủ yếu là từ các trung tâm du lịch nơi khác đưa khách

đến) vì đây là điểm du lịch đang thu hút và phát triển nhất trong vùng, tuy nhiên các doanh nghiệp này cũng chỉ dừng lại ở việc khai thác loại hình du lịch nghỉ biển. Với số lượng khách đến vùng ven biển Thanh Hóa nói chung, Sầm Sơn nói riêng hàng năm ngày càng gia tăng, trong khi đó số lượng doanh nghiệp lữ hành cũng như chất lượng động lại quá ít và yếu. Hiện tại toàn bộ vùng ven biển mới chỉ có 10 doanh nghiệp trong đó chỉ 1, 2 doanh nghiệp làm lữ hành quốc tế và chủ yếu tập trung tại điểm du lịch Sầm Sơn. Chính điều này khiến cho một số đối tượng khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch (nội địa và quốc tế) đi theo hình thức tự tổ chức khi đến những điểm du lịch khác trong vùng sẽ gặp nhiều khó khăn khi muốn tìm kiếm chương trình du lịch văn hóa

của các công ty du lịch lữ hành. Điều này cho thấy tại sao hiện nay khách du lịch chủ yếu tập trung tại điểm du lịch Sầm Sơn, cho nên gây ra việc mất vệ sinh môi trường và an ninh xã hội, gây ra tình trạng biến động giá cả sinh hoạt và hàng hóa, nhiều khi vượt quá khả năng chi tiêu của người dân địa phương nhất là những người mà thu nhập của họ không liên quan đến du lịch.

Với số lượng và chất lượng lao động của các doanh nghiệp còn quá ít và kém nên việc khai thác các sản phẩm du lịch văn hóa gặp nhiều khó khăn.

Chủ yếu các doanh nghiệp lữ hành khai thác sản phẩm du lịch dựa trên những gì sẵn có, mà chưa có sự đồng tư trong việc tạo ra những sản phẩm mới, đa dạng để thu hút khách hàng, cũng như tạo ra “thương hiệu độc quyền” riêng trên thị trường cạnh tranh, dẫn đến sản phẩm du lịch văn hóa vùng ven biển còn đơn điệu và kém phần hấp dẫn khách du lịch. Nhiều tài nguyên du lịch văn hóa (văn hóa vật thể, phi vật thể) chưa được đầu tư để khai thác nên chất lượng sản phẩm còn yếu kém và chưa có tính chuyên nghiệp.

Do chưa nhận thức được du lịch là ngành kinh tế quan trọng nên các doanh nghiệp lữ hành, đặc biệt là đội ngũ nhân viên của các doanh nghiệp lữ

hành vùng ven biển Thanh Hóa chưa có sự đầu tư nhiều trong nghiệp vụ chuyên môn, nhất là khâu giao tiếp ứng xử với khách du lịch. Dẫn đến chất lượng phục vụ khách còn thấp, hiệu quả trong kinh doanh không cao để đáp ứng với yêu cầu thực tại, điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm du lịch văn hóa của vùng

Hiện nay, các doanh nghiệp lữ hành đóng trên địa bàn vùng ven biển chỉ hoạt động mang tính độc lập mà chưa có sự phối kết hợp Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch và các ban ngành có liên quan để tạo ra các sản phẩm văn hóa đặc trưng thông qua việc tổ chức các sự kiện văn hóa – xã hội. Đặc biệt,

do hoạt động kinh doanh lữ hành của các doanh nghiệp du lịch không có sự phối hợp với cơ quan quản lý du lịch, các ngành, các cấp và chính quyền địa phương trong quản lý và phát triển du lịch chưa đồng bộ, dẫn đến hiệu quả

thấp. Kể cả các doanh nghiệp lữ hành ở điểm du lịch Sầm Sơn là nơi hiện đang phát triển và thu hút khách du lịch nhất trong vùng nhưng vẫn có nhiều yếu kém, thiếu xót trên nhiều lĩnh vực, quan trọng nhất là họ chưa tạo ra được môi trường kinh doanh theo kỷ cương, pháp luật.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH khai thác sản phẩm du lịch văn hóa vùng ven biển thanh hóa (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)