1.3. Tài nguyên du lịch văn hóa tiêu biểu vùng ven biển Thanh Hoá
1.3.1. Tài nguyên du lịch văn hóa truyền thống
Di tích lịch sử - văn hoá vùng ven biển Thanh Hóa chứa đựng những truyền thống tốt đẹp, tinh hoa, trí tuệ, tài năng, giá trị văn hoá, kiến trúc, mỹ
thuật của mỗi địa phương. Vì vậy, nhiều di tích lịch sử văn hoá ở đây đã được khai thác trở thành đối tượng phục vụ cho mục đích du lịch như: tham quan, nghiên cứu, thực hiện các nghi lễ tâm linh của nhiều du khách và đã trở thành tài nguyên du lịch văn hóa quý giá trong việc thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế.
- Quần thể kiến trúc tôn giáo Diêm Phố-Ngư Lộc-Hậu Lộc: Nghè - miếu - chùa - phủ Diêm Phố xã Ngư Lộc, một trong 6 xã ven biển huyện Hậu Lộc,
được xây dựng chung trong một quần thể kiến trúc, nhưng mỗi kiến trúc được cấu tạo riêng theo đặc điểm nghi thức từng tín ngưỡng riêng và biệt lập hoàn toàn cả về nội dung lẫn hình thức. Hiện nay khu kiến trúc Diêm Phố đã được tỉnh cấp bằng xếp hạng di tích văn hoá. Trong quần thể này gồm:
- Nghè thờ Thánh cả và bản thổ thần
- Chùa Liên Hoa Tự thờ Phật.
- Phủ thờ thần cá ông.
- Miếu là kiến trúc nhỏ, đây là nơi vong linh của 344 người dân Diêm Phố đi biển bị bão cuốn chết ngày 18/8/1981.
- Đền thờ An Dương Vương và Mỵ Châu công chúa: Tại xã Quảng Châu, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá, có đền thờ Thục An Dương Vương- nhà quân sự tài giỏi, nhà kiến trúc sư lỗi lạc, đã có công dựng nước và giữ nước, cách ngày nay hơn 2 ngàn năm. Bên cạnh là đền công chúa Mỵ Châu, người con gái ngọc vàng và duy nhất của vua Thục đã để “Nỏ thần” vô
ý trao tay giặc. Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu”, cũng được dân làng Bình Hoà lập ngôi đền thờ nàng ngay cạnh vua cha, gọi là đền “Ngọc công chúa”.
- Đền thờ Mai An Tiêm: Thuộc xã Nga Phú huyện Nga Sơn. Cách huyện lỵ Nga Sơn 5km về phía Đông Bắc. Ngôi đền nhỏ đơn sơ nép mình bên sườn núi nhưng chứa đựng cả một huyền thoại đẹp được lưu truyền từ bao đời nay. Mai An Tiêm là người có công khai phá xây dựng đất Nga Sơn từ buổi bình minh của đất nước, dưa hấu Mai An Tiêm là sản vật rất nổi tiếng ở Nga
Sơn. Hàng năm lễ hội Mai An Tiêm diễn ra tưng bừng náo nhiệt từ 12 - 15 tháng 3 âm lịch.
- Đền Độc Cước: Nằm trên đỉnh núi mang tên Cổ Giải, thuộc dày núi Trường Lệ ở thị xã Sầm Sơn. Đền được xây dựng từ thế kỷ XIII, thờ thần Độc Cước (Một Chân), là huyền thoại được lưu truyền qua bao đời nay về chàng trai khôi ngô tuấn tú được Mẹ Núi sinh ra. Vì sự bình yên của người dân làng Núi thân yêu, chàng tự nguyện xẻ thân mình làm đôi, một nửa theo dân chài ra biển khơi, nửa còn lại đứng trên hòn Cổ Giải nơi đầu núi để canh giữ không cho quỷ biển vào bờ quấy rối .Cũng như các vị thần hoàng làng khác, thành hoàng Độc Cước là vị thần cai quản, bảo trợ, trợ giúp cho ngư dân làng biển.
Đền được nhân dân thờ phùng 4 mùa cúng tế. Nơi đây diễn ra lễ hội Bánh chưng – bánh dày hàng năm vào ngày 12/5 AL
- Đền Cô Tiên: Nằm ở một vị trí khá đẹp, thoáng đãng, phía Nam núi Trường Lệ, thị xã Sầm Sơn. Đền thờ bà chúa Liễu Hạnh (theo truyền thuyết Bà chính là cô gái làm nghề hái thuốc, cứu nhân độ thế...). Ngôi đền vinh dự được Bác Hồ về nghỉ tại đó năm 1960 nhân dịp Người về thăm Thanh Hóa và Sầm Sơn. Đứng ở đền có thể nhìn thấy đảo Hòn Mê, cả vùng biển Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, bãi biển các xã Quảng Vinh, Quảng Hùng, huyện Quảng Xương.
Ngôi đền đã được nhiều lần trùng tu, sửa chữa.
- Đền Bà Triều: Đền được xây dựng trên đất làng Trấp, nay thuộc thôn
Công Vinh xã Quảng Cư ( trước đây đền tọa lạc trên đất làng Triều Ngoài, nay thuộc thôn Tiến Lợi, do sụt lở sông, ngôi đền được cha ông di rời đến địa điểm ngày nay). Ngôi đền thờ Bà Triều, tổ sư của nghề dệt Săm Súc, một phương tiện đánh bắt hải sản của ngư dân Sầm Sơn. Đây là một làng nghề truyền thống đang được khôi phục và phát triển tại thôn Tiến Lợi, nơi Bà đã truyền nghề cho con cháu từ xa xưa. Lễ hội truyền thống vào ngày 10/2 AL, với các hoạt động văn hóa thông tin cùng các nghi lễ như: Rước kiệu, tế lễ…Đền Bà Triều mới được nhân dân thị xã Sầm Sơn trùng tu, tôn tạo năm 2004.
- Cửa Thần Phù: Thuộc huyện Nga Sơn. Trước đây vua Trần dẹp giặc phương Nam, đến đây sóng to gió lớn không tiến lên được, nhờ có một đạo sĩ La Viện người địa phương dẫn đường nên mới thoát hiểm. Thắng giặc trở về La Viện đã mất, Vua cho lập miếu thờ và phong là ấp Lãng Chân Nhân Tôn Thần.
- Di tích lịch sử Chiến khu Ba Đình: Chiến khu Ba Đình thuộc xã Ba
Đình, cách trung tâm huyện Nga Sơn 3 km về phía Tây - Bắc. Đây là di tích lịch sử đã được xếp hạng cấp quốc gia. Với lòng yêu nước và tinh thần quả
cảm, chỉ với những vũ khí thô sơ mà tại đây nghĩa quân cần Vương và nhân dân ba làng là làng Mậu, làng Thượng, làng Mỹ Khê đã dũng cảm đánh bại nhiều đợt tấn công của giặc Pháp xâm lược. Địa danh Ba Đình này đã vinh dự
được Bác Hồ đặt thành tên gọi của quảng trường Ba Đình (Hà Nội) lịch sử.
- Chùa Khải Minh: Ngôi chùa thuộc địa phận phường Bắc Sơn, thị xã Sầm
Sơn. Chùa có nhiều tượng Phật đẹp và xung quanh có các cây cổ thụ mọc kín, có cây hàng 2 người ôm không xuể. Chùa đã bị phá và được xây lại năm 1994 với kiến trúc khá đẹp, toàn bằng gỗ, nhưng quy mô nhỏ hơn trước nhiều. Trong chùa hiện có hàng chục bức tượng Phật, trong đó có 11 pho tượng cũ làm trước kia, nhân dân cất giữ được. Một chiếc chuông đồng, nặng khoảng trên chục cân. Đặc biệt, trước chùa có 2 chiếc khánh đá vào loại lớn. Mỗi chiếc có chiều dài 3m, cao 1m dày gần 0,2m, có lỗ xâu chốt, đặt trên 2 cột trụ đá.
- Đền Tô Hiến Thành: Đền được xây dựng ở xóm Tài, làng Núi, nay thuộc phường Trường Sơn, thị xã Sầm Sơn. Đền thờ Tô Hiến Thành, một Đại thần cuối thế kỷ XII, dưới triều nhà Lý. Ông là một viên quan, được lịch sử ca ngợi rất thanh liêm, chính trực. Vào năm 1161, ông được vua Lý Thánh Tôn
cử cầm quân vào dẹp loạn ở vùng ven biển Thanh Hoá, nhờ thế nhân dân địa phương mới được an cư lạc nghiệp. Vì vậy nhiều nơi ở Thanh Hoá, nhân dân
đã lập đền thờ để tưởng nhớ công đức của ông. Hàng năm cứ đến ngày 16/2
âm lịch hàng năm, nhân dân địa phương tổ chức lễ hội thắp hương ở đền.
- Đền thờ Quang Trung : Để tưởng nhớ công lao người anh hùng dân tộc Quang Trung-Nguyễn Huệ, vị lãnh đạo kiệt xuất của phong trào khởi nghĩa nông dân thế kỷ XVIII, nhân dân đã lập đền thờ ông tại làng Do Xuyên, xã HảI Thanh, huyện Tĩnh Gia, cách thị trấn Tĩnh Gia 5km về phía
Đông. Khi nhà Nguyễn lên ngôi, đền thờ bị phá huỷ hoàn toàn. Đến năm
1978, nhân dân địa phương xây dựng một cung nhỏ để thờ trên dấu vết cũ, có kết cấu 2 gian hậu cung mái cuốn vòm, diện tích gian thờ khoảng 35m2. Đền thờ nằm trong hệ thống với chùa Đót Tiên và đền Lạch Bạng. Hàng năm, vào các ngày mùng 5,6,7 Tết Nguyên Đán, lễ hội thờ vua Quang Trung được tổ chức rất trọng thể tại đền.
- Đền Lạch Bạng – Hải Thanh - Tĩnh Gia: Đền Lạch Bạng thuộc xã Du
Xuyên – huyện Tĩnh Gia, là đền thờ Tứ vị Thanh Nương - những vị thần có tầm quan trọng của ngư dân vùng ven biển Thanh Hóa.
1.3.1.2. Tài nguyên du lịch văn hoá phi vật thể 1.3.1.2.1. Phong tục tiêu biểu của vùng ven biển Thanh Hoá
- Tục hạ thủy ở Ngư Lộc – Hậu Lộc: Con thuyền mới đóng xong, trước
khi kéo xuống nước đều phải làm lễ hạ thủy để xin thần linh được nhập con thuyền vào biển cả. Lễ này tùy thuộc điều kiện kinh tế của mỗi nhà, nhưng ít nhất cũng phải mâm xôi, con gà, trầu rượu, vàng hương và phải mời thầy cúng
về làm lễ. Thầy cúng xong, đốt một bánh pháo, mọi người chung quanh đồng thanh hò dô đẩy thuyền, mừng con thuyền chạm nước. Nhà khá giả phải sắm vài ba mâm cỗ, mời họ mạc, xóm giềng đến cùng vui mừng. Cũng trong dịp này những người trong họ và thân tình đều có tiền gạo, rượu đến mừng, nhiều ít tùy từng người, nhưng đây là hình thức tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau rất tình nghĩa của họ hàng làng xóm đối với những gia đình có công việc lớn.
- Tục thờ Cá Ông (Đức Ông): Tục thờ cá voi là một tục lệ riêng và tiêu
biểu của cư dân miền biển. Họ tôn vinh cá voi là vị “Thần hộ mệnh” nên xưng
hô một cách kính cẩn là " Ngài”, là “Ông”, là “ Đức Ông”. Xây đền thờ gọi là
đền “Đức Ông”, nhằm thể hiện lòng tri ân sâu nặng của dân làng đối với cá
voi. Tục thờ này thể hiện rõ qua lễ hội Cầu ngư hàng năm của ngư dân vùng ven biÓn Thanh Hãa.
1.3.1.2.2. Lễ hội tiêu biểu của vùng ven biển Thanh Hoá
- Lễ hội Mai An Tiêm: Truyền thuyết về Mai An Tiêm với quả dưa đỏ
thời vua Hùng đã đi vào sử sách và sống mãi đến ngày nay trong lòng những người dân Nga Sơn-Thanh Hoá. Hàng năm, lễ hội Mai An Tiêm được tổ chức với quy mô cấp tỉnh kéo dài trong 3 ngày từ 13 đến15/4. Ngoài lễ rước kiệu, dâng hương tại đền thờ, sẽ có chương trình diễn lại sự tích Quả dưa hấu để tưởng nhớ người có công khai sơn phá thạch, mở mang bờ cõi, thủy tổ truyền nghề canh nông cho dân trong vùng, cùng các hoạt động văn hoá, liên hoan văn nghệ, trò chơi, trò diễn dân gian, hội vật... Khách du lịch đến lễ hội còn
được tham quan những danh thắng của Nga Sơn, non nước Thần Phù...
- Lễ hội Cầu Ngư - Diêm Phố- Ngư Lộc - Hậu Lộc: Cầu ngư là lễ hội
đặc sắc nhất của ngư dân vùng ven biển Thanh Hóa nhằm tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng dân gian của ngư dân. Một trong những lễ hội được tổ chức với qui mô lớn phải nói tới lễ hội cầu ngư của
bà con ngư dân xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, tổ chức trang nghiêm từ ngày 21
đến 24 tháng 2 âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội truyền thống, mang đậm bản sắc văn hoá vùng biển, thu hút hàng nghìn lượt người tham gia.
- Lễ hội bánh chưng-bánh dày: Lễ hội bánh dày ở thị xã Sầm Sơn là lễ
hội truyền thống có từ xa xưa. Lễ hội tổ chức vào ngày 12.5(âm lịch) hàng năm. Lễ hội thi bánh chưng bánh dày là lễ hội cầu mưa. Đây là lễ hội lớn của người dân thị xã Sầm Sơn, lễ hội này gắn với di tích đền Độc Cước. Lễ hội bánh dày dã trở thành lễ hội truyền thống của người dân Sầm Sơn. Thường thì
dịp lễ hội này lại diễn ra vào lúc bắt đầu một mùa nghỉ mát Sầm Sơn, do vậy
có thể kết hợp tour du lịch lễ hội. Lễ hội này làm tăng sự đa dạng, phong phú của tour du lịch biển
- Lễ hội đua thuyền: Đây là một trong những lê hội lớn của cư dân vùng
ven biển Thanh Hóa, lễ hội được tổ chức tùy thuộc vào điều kiện và thời gian
bố trí của từng huyện. Nhưng một trong lễ hội đua thuyền được tổ chức với qui mô lớn đấy là lễ hội của xã Ngư Lộc – Hậu Lộc. Để tham gia cuộc thi này các thôn trong xã cử ra những người đàn ông tuổi từ 18 – 40 tuổi, có thể lực và kinh nghiệm sông biển giỏi, đặc biệt gia đình không có tang cớ. Địa điểm đua thuyền là đoạn biển từ đầu làng tới cuối làng khoảng 1000m. Giải thưởng tùy thuộc vào qui định của Ban tổ chức mỗi năm một khác. Sau cuộc đua, tất cả
các thuyền đều được nhân dân rót rượu chúc mừng. Sau đó cả làng mở tiệc khao quân, cuộc vui này kéo dài đến bất tận.
- Lễ hội Quang Trung – Tĩnh Gia: Hàng năm, vào các ngày mùng 5,6,7
Tết Nguyên Đán, lễ hội thờ vua Quang Trung được tổ chức rất trọng thể tại
đền Quang Trung tại làng Du Xuyên – huyện Tĩnh Gia rất đông vui tấp nập, nhân dân trong làng và các bản hội trong vùng về dự trong không khí tưng bừng phấn khởi với niềm vui bất tận của ngày xuân. Trong hội có nhiều nghi
lễ truyền thống như: rước kiệu rước võng, tế lễ, đánh cờ, đua thuyền, bơi chải… và các hoạt động văn hóa như văn nghệ, thể thao…thu hút đông đảo khách du lịch đến dự.
1.3.1.2.3. Nghề, làng nghề truyền thống ven biển Thanh Hoá
- Làng nghề chiếu cói Nga Sơn : Cách trung tâm huyện Nga Sơn 3km
về phía Đông Nam là một vùng cói bạt ngàn chạy dài 8 xã với diện tích 4.998,5ha. Vùng đất này nổi tiếng với “Chiếu Nga Sơn-gạch Bát Tràng”.
Chiếu Nga Sơn được ưa chuộng bởi những tính năng ưu việt: gọn nhẹ, thuận tiện, mát, rẻ, chất lượng sản phẩm, kiểu dáng, mẫu mã đa dạng. Đến vùng quê chiếu cói xen lẫn giữa những xóm làng ngày đêm rộn rã tiếng máy dệt chiếu,
xe đay. Các sản phẩm làm từ cói tập trung nhiều ở chợ Hói Đào- xã Nga Liên.
Khách hàng có thể lựa chọn, đặt hàng với bất kỳ số lượng nào
- Nghề dệt Săm Xúc-Sầm Sơn: Nghề dệt Săm xúc thuộc xã Quảng Cư, thị xã Sầm Sơn. Xúc là tấm lưới dệt bằng tơ tằm để bắt con moi, nhờ những tấm xúc này mà dân làng bắt được nhiều hơn. Hiện nay, được sự đầu tư của tỉnh, chính quyền địa phương thị xã Sầm Sơn đang khôi phục lại nghề này để
đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân làng chài, đồng thời khai thác hoạt
động nghề dệt săm xúc vào kinh doanh du lịch với loại hình du lịch nghề, làng nghÒ truyÒn thèng.
- Nghề làm nước mắm ở Khúc Phụ (Hoằng Phụ) : Trong 5 xã biển
huyện Hoằng Hoá chỉ có làng Khúc Phụ (giờ đây có thêm Hoằng Trường) làm nước mắm. Nước mắm Khúc Phụ loại nỏ đầu, loại đặc biệt, để lâu là một "tài sản quý". Uống một chén nhỏ sẽ tăng sức chịu rét cho người đi biển vào mùa
đông, tăng sức khoẻ cho người thợ lặn, chữa được bệnh đau bụng gió, đau bụng bão. Hiện nay, nước mắn Khúc Phụ có mặt trên thị trường để đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhân dân trong vùng và khách du lịch khi đến đây.
- Nghề mây tre đan ở Quảng Phong-Quảng Xương : Làng nghề thuộc xã
Quảng Phong, huyện Quảng Xương, cách Thành phố Thanh Hoá 10km về phía Nam. Ngoài sản xuất nông nghiệp. Quảng Phong còn có nghề mây tre
đan, là nghề thủ công truyền thống của nhân dân trong xã từ lâu đời Sản phẩm
được làm từ nguyên liệu mây, tre, giang, nứa, lá...qua bàn tay đan lát khéo léo của những người dân ở đây đã tạo thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ rất tinh sảo. Hiện nay, sản phẩm của làng nghề đã có mặt trên thị trường trong và ngoài nước.
- Nước mắn Ba Làng - Tĩnh Gia : Nước mắm là gia vị độc đáo không
thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người Việt Nam và đã trở thành món
ăn dân tộc. Cũng như các vùng ven biển Thanh Hoá, Tĩnh Gia là nơi làm nước mắm nổi tiếng nhất, đặc biệt là nước mắm Ba Làng Ba làng: Tên gọi 3 thôn
theo đạo Thiên chúa giáo (xứ đạo Ba Làng) nay gồm 3 thôn: Thượng Hải, Quang Minh, Xuân Tiến thuộc xã Hải Thanh.
- Nghề chế biến cá Diêm Phố Ngư Lộc -Hậu Lộc: Trong 6 xã vùng ven
biển của huyện Hậu Lộc thì nổi tiếng về khai thác và chế biến hải sản là xã
Ngư Lộc, đây là một trong những xã nằm sát mép bờ biển, người dân ở đây sinh sống cách bờ biển là một con đê được xây bằng bê tông, bởi bờ biển ở
đây bị xói lở nghiêm trọng. Là một xã không thể phát triển du lịch tắm biển nhưng lại có nguồn tài nguyên du lịch văn hóa khá đặc sắc, trong đó có loại hình du lịch thăm quan làng nghề. Đây là một xã nổi tiếng về khai thác và chế biến hải sản nổi tiếng không chỉ trong tỉnh mà còn được bán ở nhiều nơi trong cả nước.
- Nghề thủ công mỹ nghệ ốc trai - Sầm Sơn : Trong những năm gần đây
khi khách du lịch đến Sầm Sơn để có những ngày nghỉ hè sảng khoái nô đùa tắm biển và thăm quan những di tích thắng cảnh nổi tiếng, thì giờ đây khách
du lịch còn được đưa đến một số khu sản xuất hàng lưu niệm bằng các nguyên liệu từ hải sản như: vòng ốc, bông tai vỏ sò, nhẫn đồi mồi… Đây không chỉ là những món quà độc đáo, lạ mắt của thiên nhiên, mà còn vì giá các mặt hàng
mỹ nghệ này khá rẻ.
1.3.1.2.4. ẩm thực vùng ven biển
Nói tới tài nguyên du lịch vùng ven biển không thể không nói tới ẩm thực của vùng. ẩm thực từ lâu đã là tấm gương phản ánh đời sống văn hóa của từng miền quê. ẩm thực của Thanh Hóa nói chung, vùng ven biển Thanh Hóa nói riêng khá phong phú và rất được coi trọng. Đây là những huyện, thị vùng ven biển khá nổi tiếng với những đặc sản như: tôm, cua, mực, sò, ghe…là những mặt hàng hải sản quý được đem đi bán ở các tỉnh trong cả nước và xuất khẩu sang nước ngoài.