CHƯƠNG III QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CÂY HÔNG
III. Gieo tạo cây con
1. Chuẩn bị vườn ươm
Vườn ươm chọn nơi đất bằng phẳng, đất cát pha hoặc thịt nhẹ còn màu mỡ, thấm nước và thoát nước tốt. Cần chú ý chọn nơi không bị úng nước dù là tạm thời trong suốt quá trình ươm cây.
Phát dẫy sạch cỏ và thực bì, phơi khô, gom và đốt. Cày hoặc cuốc trước khi gieo ít nhất 15 ngày cho đất ải. Đất đã ải đập nhỏ hoặc bừa kỹ 2-3 lần. Lên luống theo chiều cao sao cho khi mưa thoát nước nhanh nhất. Sau khi lên luống đập nhỏ đất mặt luống cho các hạt đất có kích thước nhỏ đều và bé hơn 1cm là được. Trộn 2-3 kg phân chuồng hoặc 1kg phân vi sinh trên mỗi mét vuông mặt luống. Trộn đều với đất mặt độ sâu 5cm và san cho bằng phẳng. Rải đều lên trên một lớp cát sạch khoảng 1 đến 2 gánh cho một luống 10m2 rồi dùng thanh gỗ rà lại cho thật phẳng mặt và tạo gờ luống để hạt không bị trôi ra khỏi luống sau khi gieo.
Trước khi gieo tưới nuớc cho ẩm khắp mặt luống rồi phun phòng nấm bằng benlát nồng độ 5 phần vạn (5g benlát đã được hoà tan trong cồn pha cho 1 bình phun 10 lít). Phun đều trên khắp mặt luống trước khi gieo hạt.
20
2. Gieo hạt
Hạt gieo không cần xử lý trước. Dùng tay rải đều hạt trên mặt luống với lượng gieo 10-12g hạt tốt cho một luống gieo 10m2. Nên chia đôi rải hạt làm hai lần cho đều. Hạt Hông rất dễ gieo đều vì nó có màu trắng nên dễ dàng quan sát lượng hạt trên mặt luống. Sau khi gieo dùng sàng, sàng thêm một lớp cát sạch đủ để vừa che kín hạt. Chú ý không lấp quá dày. Tưới bằng bình phun thuốc sâu cho đủ ẩm khắp lượng cát phủ. Trong 20-25 ngày đầu cần che mặt luống bằng tấm màng polyetylen để tránh mưa làm trôi hạt, làm dập nát cây mầm đồng thời giữ ẩm cho luống gieo giảm bớt số lần phun tưới. Dùng thanh tre làm khung thành hình vòm trên mặt luống để đỡ tấm polyetylen. Hai bên thành luống đè bằng đất cục để giữ cho gió khỏi bay. Khi phun tưới mở ra và sau khi phun xong lại đậy lại chư cũ.
3. Chăm sóc cây gieo
Thường xuyên quan sát giữ ẩm cho luống gieo, không để cho cát trên mặt khô trắng. Khoảng 10 ngày sau khi gieo cây mọc, lúc này vẫn phải tiếp tục dùng bình phun giữ ẩm cho luống gieo. Định kỳ phun phòng nấm 15 ngày một lần bằng benlát với nồng độ như
cũ, cần phun cho đủ ướt đều thân và lá cành cây con. Khi cây được 4 lá là có thể dỡ bỏ nilông che và tưới bằng thùng tưới có hương sen lỗ nhỏ.
4. Cấy cây vào bầu
Khi cây được 6 lá thì tiến hành cấy ra bầu. Dùng túi bầu với kích thước 9 x 12cm để cấy cây. Hỗn hợp ruột bầu gồm 90% đất tầng mặt + 10% phân chuồng hoai đã được ủ lẫn với 3-4% phân super lân… Sau khi cấy phải che cho cây 2-3 ngày cho cây phục hồi sau đó
dỡ toàn bộ vật che để có đủ ánh sáng cho cây mọc. Trong thời gia nuôi cây có thể tưới thúc cho cây bằng phân u rê nồng độ 1-2%, hoặc có thể phun phân vi sinh thiên nông qua
lá theo chỉ dẫn.
Thông thường sau khi cây đã phục hồi sẽ sinh trưởng rất nhanh. Kể từ khi gieo cho đến khi cây đủ tiêu chuẩn đem trồng từ 75-90 ngày tuỳ theo thời vụ gieo và đất vườn ươm.
21
5. Tiêu chuẩn cây con
Cây con cao 25-35 đường kính cổ rễ trên 5mm đó là lúc trồng tốt nhất. Cần tính toán thời vụ gieo sao cho thật khớp với thời vụ trồng vì chỉ cần để quá 1-2 tuần là cây đã quá tiêu chuẩn, cây Hông con thân rất mềm nếu để cao quá sẽ rất dễ gẫy khi vận chuyển khi trồng.
IV Trồng rừng Hông:
Để đảm bảo cây hông sống khỏe và lớn nhanh, cần thực hiện đúng quy cách và trình
tự như sau.Trước tiên mặt đất phải được làm cỏ hoặc phát thực bì sạch sẽ, đánh dấu các hố
sẽ đào cho thẳng hàng và đúng khỏang cách như trong dự án, sau đó mới tiến hành đào hố
22
1. Xử lý thực bì
Hông là loài cây ưa sáng cực đoan, do vậy dù áp dụng phương thức trồng nào xử lý thực bì cũng là yếu tố phải coi trọng. Cần đảm bảo sau khi trồng Hông không bị loài cây khác che bóng. Tốt nhất là phát thực bì toàn diện kết hợp trồng các cây nông nghiệp trong năm đầu. Có thể đốt nếu có các biện pháp đảm bảo không để lửa cháy lan ra các khu vực xung quanh.
2. Làm đất
Ở những nơi đủ điều kiện tiến hành làm đất bằng cơ giới, đất được rà sạch cây bụi, gốc cây gỗ sau đó tiến hành cày ngầm rạch trồng theo đường đồng mức với độ sâu 40- 50cm, rồi đào lấp hố trồng cây trên rạch cày kích thước 30x30x30cm. Có thể cày máy toàn diện bằng lưỡi cày thường rồi đào hố trồng cây.
Làm đất cục bộ
Ở những nơi dốc tiến hành làm đất thủ công. Sau khi xử lý thực bì tiến hành đào hố với kích thước 50x50x50cm. Hố trồng phải được đào và lấp trước khi trồng ít nhất 15 ngày.
3. Bón phân
Nếu có điều kiện bón lót cho mỗi gốc Hông 3-5kg phân chuồng đã ủ mục hoặc 1-3
kg phân NPK. Việc bón phân được thực hiện lúc lấp hố. Phân được trộn đều ở phần đất từ đáy đến 2/3 độ sâu hố từ đáy lên, sau đó lấp đầy hố chuẩn bị trồng cây.
Lượng phân cung cấp căn cứ vào dinh dưỡng từng loại đất sao cho phù hợp. Bón lót kết hợp rải Basudin để trừ kiến, côn trùng sống trong đất cắn rễ cây.
Bảng 3. 1. Lượng phân bón, cây giống, CDCD được tính cho 1 chu kỳ
TT Vật liệu sản xuất Đơn vị Khối lượng
1 Cây hông giống ( 1000 cây/ha) Cây/ha 1000
2 Phân NPK ( 1-3kg/hốc) tấn/ha 2,2
3 Phân bò ủ mục (3-5kg/hốc) tấn/ha 4,1
4. Thời vụ trồng
Ở miền Bắc tốt nhất trồng từ tháng 4-6. Không nên trồng Hông vào vụ thu cây sẽ mất một mùa sinh trưởng và năm sau cũng phát triển kém.
5. Phương thức và mật độ trồng
Tuỳ theo phương thức trồng mà mật độ có thể thay đổi từ 600-1000 cây/ha. Có thể trồng Hông với chức năng phòng hộ theo phương thức trồng tạo cảnh quan môi trường, phòng hộ cho cây nông nghiệp (Trồng Hông theo hàng cự ly 10m, 20m, 30 m trên hàng
23
trồng cây cách cây 2,5mét, (ứng với mật độ 400 cây, 200 cây, 133 cây/ha). Phương thức này áp dụng cho vùng đất thấp gần khu dân cư, khu công nghiệp để cải thiện môi trường sinh thái và vẫn canh tác cây nông nghiệp như Lạc, Ngô, Đỗ,…
6. Kỹ thuật trồng
Cây trồng đủ tiêu chuẩn quy định, không trồng cây quá lớn. Trước khi trồng 5-7 ngày ngừng tất cả các biện pháp chăm sóc, cắt bớt 1/2 phiến lá của một nửa số lá phía gốc cây. Thời vụ trồng tốt nhất là trước mưa 1-2 tháng, trồng lúc này Paulownia ít bệnh thối
cổ rễ và có đủ nguồn nước cho cây sinh trưởng tốt, trước khi đem trồng phải tưới vừa đủ
ẩm cho bầu. Trồng cây vào những ngày mưa khi đất trong hố đã đủ ẩm. Khi trồng chú ý lèn chặt đất xung quanh bầu đến ngang cổ rễ rồi phủ thêm một lớp đất xốp lên cao hơn cổ
rễ 2-3cm. Cần chú ý khi trồng không làm cong gập các rễ thò ra ngoài bầu.
Dùng dao lam rạch dọc túi bầu ở hai bên đối diện theo đường kính, rạch xuống tận đáy túi.
Bới giữa hố đất, sâu xuống bằng chiều cao của bầu cây.
Đặt bầu cây xuống hố mới bới, nhẹ nhàng lấy bịch ươm bầu.
Dùng đất trên miệng hố lấp vào gốc cây sao cho đất ở gốc cây cao hơn mặt đất 5 – 6
cm và thoai thoải ra phía ngoài.
Dùng 1 thanh tre cắm đỡ cây, thanh tre này có bản rộng từ 1 – 2 cm đủ cứng vững để
đỡ cây là được, chiều dài của nó cao hơn chiều cao của cây 30 cm, dùng dây mềm buộc lỏng giữa cây và thanh tre.