Đánh giá sự tác động của dự án với phát triển kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu báo cáo thuyết minh dự án trồng rừng trồng cây hông tại huyện sìn hồ tỉnh lai châu (Trang 38 - 60)

CHƯƠNG IV QUY MÔ ĐẦU TƯ DỰ ÁN

II. CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT HÀNG NĂM

7. Đánh giá sự tác động của dự án với phát triển kinh tế - xã hội

+ Về xã hội

Dự án đi vào vận hành khai thác sẽ sử dụng hàng trăm lao động địa phương thường xuyên liên tục trong vòng 50 năm.

+ Về phòng hộ và môi trường:

Hiệu quả và có ý nghĩa lớn nhất, nâng cao được độ che phủ của rừng, chống xói mòn, tạo môi trường sinh thái tự nhiên, hạn chế về lũ lụt, thiên tai, chống biến đổi khí hậu.

Khôi phục hệ sinh thái tự nhiên trên địa bàn đã bị chiến tranh và con người tàn phá trước đây góp phần phục hồi tính đa dạng sinh học, đảm bảo sự phát triển bền vững của rừng.

+ Về hiệu quả kinh tế

Hiện giá thuần tài chính (NPV): Biểu thị giá trị hiện tại của dòng lưu chuyển tiển tệ

35

hay giá trị của dự án ở thời điểm hiện tại. NPV = 220.586.334.061.

Tỷ suất hoàn tài chính (IRR). Biểu hiện khả năng sinh lợi của dự án cho doanh nghiệp. IRR = 23% > 9,79% nên dự án khả thi về mặt tài chính.

Sau 6 năm đi vào hoạt động khai thác dự án sẽ thu hồi vốn và sinh lời cho nhà đầu tư. Khi dự án triển khai và đi vào hoạt động sẽ giải quyết việc làm và thu nhập trực tiếp khoảng trên 100 lao động. Thu nhập của người lao động sẽ ổn định khoảng 5.000.000VNĐ - 8.000.000VNĐ/tháng và có thể tăng bình quân từ quỹ phúc lợi khoảng 5% -10% sau mỗi năm.

Góp phần “ Phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế”.

36

CHƯƠNG V TÍNH BỀN VỮNG DỰ ÁN

1. Tính bền vững về kinh tế

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh nói riêng và cả nói chung nhu cầu gỗ nguyên liệu của thị trường là rất lớn cung không đủ cầu, có rất nhiều nhà máy chế biến sản phẩm gỗ ghép thanh, băm dăm xuất khẩu, gỗ cho nhà máy giấy cũng đã và đang phải nhập khẩu nguyên liệu. Vì vậy việc phát triển trồng Hông cho năng suất gấp 5-6 lần các loại cây khác, thời gian cho thu hoạch khai thác của cây Hông ngắn, việc này đem lại hiệu quả kinh tế cao với tính bền vững của dự án

2. Tính bền vững về kỹ thuật

Các cán bộ, công nhân tham gia dự án sẽ được đào tạo, tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc và quản lý bảo vệ rừng sản xuất. Dự kiến, sau tập huấn sẽ giúp họ thu được những kiến thức kỹ thuật cần thiết để duy trì các hoạt động sau khi giai đoạn hỗ trợ của dự

án kết thúc.

3. Tính bền vững về môi trường

Cải tạo môi trường tại vùng có dự án, biến những vùng đất trống thành rừng cây Hông xanh mướt, vừa là vùng nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy, vừa cải thiện môi trường sinh thái, chống biến đổi khi hậu, tạo cảnh quan du lịch và góp phần cải tạo đất, qua đó tăng tính bền vững trong sử dụng đất.

4. Tính ổn định về mặt xã hội

Có việc làm, thu nhập cho hàng trăm lao động địa phương (bà con dân tộc thiểu số với trình độ thập theo đúng chủ trương của Chính phủ về cơ chế chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững). Lao động được được đào tạo tập huấn, có công ăn việc, có thu nhập làm ổn định, trình độ của người dân được nâng lên

đã góp phần giảm tệ nạn xã hội, tác động tích cực nâng cao đời sống an sinh xã hội, ổn định xã hội ở địa phương giữ gìn trật tự xã hội, an ninh quốc phòng.

37

CHƯƠNG VI: RỦI RO VÀ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU

1. Rủi ro về mặt kỹ thuật

Nhìn chung người dân được giao quyền sử dụng đất lâm nghiệp đã khá quen thuộc với việc trồng các loài cây lâm nghiệp. Tuy nhiên, để phát triển các khu rừng trồng đạt năng suất và lợi nhuận cao thì người lao động còn thiếu kỹ năng và các kỹ thuật cần thiết. Các nhà quản lý dự án đảm bảo sẽ tuyển dụng một đội ngũ kỹ thuật viên có năng lực và làm việc có hiệu quả.

2. Rủi ro sâu bệnh, dịch hại và thảm hoạ thiên tai

Những sự cố về thiên tai như các đợt rét bất thường và kéo dài làm chậm tốc độ phát triển của cây trồng, mưa lũ có thể gây đổ gẫy cây 1-2 năm tuổi, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án. Tuy nhiên ưu điểm của Cây Hông phát triển rất nhanh, thân cây gỗ lớn, thích ghi được với thời tiết khắc nghiệt của thời thiết, khí hậu nên có khả năng phòng tránh được một số thiên tai dịch họa. Cần thiết phải theo dõi và có những giải pháp giảm thiểu thiệt hại với sự hợp tác của chính quyền địa phương.

3. Rủi ro thị trường và giá cả

Hiện tại nhu cầu gỗ nguyên trên địa bàn tỉnh Lai Châu và các tỉnh lân cận rất lớn và giá cả khá ổn định.Tuy nhiên, việc khai thác rừng trồng có thể bắt đầu từ năm thứ 6 trở đi, khó có thể đoán trước thị trường và giá gỗ nguyên liệu, mặc dù người ta dự đoán rằng xu hướng thị trường và giá cả tăng lên do nhu cầu về gỗ nguyên liệu sẽ vẫn rất lớn. Điều quan trọng là những người tham gia dự án cần được cung cấp thông tin đầy đủ về thị trường và giá gỗ nguyên liệu, để họ có thể quyết định thời điểm khai thác tốt nhất để bán sản phẩm.

38

CHƯƠNG VI KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. ĐỀ XUẤT ƯU ĐÃI, HỖ TRỢ ĐẦU TƯ

1. Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp:

Đề nghị được xem xét ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiêp theo các luật và thông

tư nghị định:

- Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế;

- Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và Luật số 32/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;

- Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật thuế;

- Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;

2. Ưu đãi về miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất.

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

- Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất;

- Nghị quyết số: 03/2000/NQ-CP ngày 2/2/2000 của Chính phủ về: Đất đai, thuế, đầu

tư tín dụng, lao động khoa học, công nghệ, môi trường, thị trường, bảo hộ tài sản đã đầu tư.

- Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về Cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

3. Hỗ trợ về đầu tư:

Được hỗ trợ từ nguồn vốn dự án trồng rừng sản xuất theo quyết định số 38/2016/QĐ- TTg ngày 14/9/2016 của thủ tướng chính phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công

ty nông, lâm nghiệp

II. KIẾN NGHỊ:

- Để thực hiện dự án có hiệu quả đề nghị UBND tỉnh Lai Châu, các cấp các ngành tạo điều kiện giúp đỡ trong mọi lĩnh vực liên quan đến dự án.

39

- Khi dự án đầu tư và hình thành, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ thêm về vốn đối với các hạng mục đầu tư như đường vào dự án, điện… Quan tâm, hướng dẫn, bổ sung

và có những chính sách khuyến khích thêm đối với dự án.

Để dự án triển khai đảm bảo đúng tiến độ và kế hoạch, đảm bảo hiệu quả mong đợi như phân tích kinh tế, tài chính tại Phần III Thuyết minh dự án. Dự án cần quan tâm 1 số nội dung:

- Dự án phải được phê duyệt để tổ chức thực hiện;

- Nguồn vốn để thực hiện dự án được cung cấp đầy đủ đúng tiến độ. Đặc biệt nguồn vay cần được quan tâm;

- Bộ máy quản lý. Chỉ đạo được thiết lập như đề xuất trong dự án, đồng thời đảm bảo chi phí để bộ phận này hoạt động.

III. KẾT LUẬN:

Dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư. Trên cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, chủ trương kêu gọi đầu tư của UBND tỉnh Lai Châu. Đặc biệt là Quyết định ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu số 1152/QĐ-UBND “V/v phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh giai đoạn 2021 - 2030”

Dự án được thực hiện tại các khu đất trống, đồi núi trọc, địa hình khó khăn, vì vậy cần có sự quyết tâm cao, dám nghĩ, dám làm, không chùn bước trước khó khăn. Để góp phần làm giàu cho địa phương và xã hội theo sự phát triển của nhà nước. Xây dựng mô hình dự án trồng cây Hông tại các tỉnh miền núi phía bắc, phù hợp với tình hình chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương, Đảng và của Nhà nước đối với xã vùng núi.

Cụ thể, phù hợp với chính sách phát triển rừng sản xuất của chính phủ theo Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công

ty nông, lâm nghiệp.

Qua phân tích tài chính cho thấy dự án có hiệu quả, khả thi cao. Giúp người dân có việc làm, thu nhập cho gia đình, trình độ được nâng lên và tăng nguồn gỗ nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy sản xuất chế biến gỗ địa bàn tỉnh, và xuất khẩu….

Dự án đầu tư trồng rừng, trồng cây công nghiệp (cây Hông), gắn với sản xuất nông lâm kết hợp, phủ xanh đất trống đồi núi trọc theo hướng kinh doanh tổng hợp phát triển

40

bền vững đầu tư và thực hiện được dựa trên các tài liệu điều tra cơ bản mới nhất và tin cậy nhất hiện có trong vùng, đảm bảo tính khoa học, tính kinh tế, tính xã hội.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Quốc tế KTD Đại Việt xin cam kết chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam, các quy định có liên quan của tỉnh

Kính đề nghị các cấp, ngành liên quan của tỉnh xem xét, phê duyệt chấp thuận chủ trương đầu tư dự án của Công ty chúng tôi để dự án được triển khai đạt hiệu quả và đúng tiến độ./.

Một phần của tài liệu báo cáo thuyết minh dự án trồng rừng trồng cây hông tại huyện sìn hồ tỉnh lai châu (Trang 38 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)