CHƯƠNG III QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CÂY HÔNG
V. Chăm sóc bảo vệ rừng trồng
1. Nghiệm thu
Sau khi trồng 15 ngày tiến hành nghiệm thu. Nếu tỷ lệ sống thấp hơn 85% phải tiến hành trồng dặm ngay các hố cây bị chết.
Chăm sóc cây sau khi trồng
Tưới nước: Trong 10 ngày đầu, nếu không mưa, mỗi buổi sáng phải tưới cây một lần
đủ làm ẩm tòan bộ số đất quanh gốc cây
Bón phân: Bón thúc 1 lần cho trong năm trồng đầu tiên vào giai đoạn cuối mùa mưa – đầu mùa khô.
Cách bón: Đào rãnh tròn xung quanh gốc tương đương với vành tán của cây, rãnh sâu 30cm, rộng 30 cm trộn phân với đất (mỗi gốc 1 kg phân vi sinh + 0.15 kg NPK, trộn thật đều) và rải đều vào rãnh, xong dùng đất lấp đầy rãnh và tưới nước đẫm vào rãnh.
24
Tỉa chồi: sau 2 tháng thì bắt đầu tỉa chồi để gia tăng sinh khối gỗ trong cây, tỉa liên tục 1 tháng/lần cho tới khi cây lên đến chiều cao 10 m thì ngưng.
Cắt tỉa: Kỹ thuật khi cắt cây:
+ Cắt/chặt ngang thân cây cách gốc 2-3 cm. Sau khi cắt cây thì quét vôi vào vết cắt
để phòng chống nấm bệnh, sâu bọ hại cây.
Cắt cây theo hướng dẫn ở hình ảnh trên
+ Từ 15-30 ngày sau khi cắt cây, cây sẽ mọc mầm mới. Khi mầm cây mọc có chiều cao từ 10-15 cm, cần loại bỏ những mầm nhỏ, chỉ để lại 01 mầm chính/01 cây (chọn mầm thẳng và mọc khỏe nhất).
Chồi mọc lại sau khi cắt cây (giữ lại chồi khỏe nhất và cắt bỏ những chồi còn lại)
- Yêu cầu kỹ thuật khi tỉa cành/tỉa chồi (tuyệt đối không ngắt lá cây): Chỉ tỉa cành đến 2/3 chiều cao cây (để lại các cành ở gần ngọn); lưu ý khi tỉa cành không cắt sát thân
25
cây vì nó sẽ gây ra khuyết tật trên gỗ (tiến hành tỉa cành khi cành đạt đường kính từ 1-1,5
cm). Phải cắt tỉa cành ngang cho cây đến chiều cao 8m.
Phòng trừ sâu bệnh
Côn trùng phá hoại: bọ dày bám mặt dưới của lá, sâu voi ăn lá, sâu róm cắn lá, bọ
cánh cứng, bọ xít châm lá… có thể sử dụng các loại thuốc phòng trừ như: Sherpa 25EC,
Atabron 5EC, Regent 800WG, Confidor, Supracide 40EC, Sec Saigon, Sapen Alpha
5EC…
Một số bệnh phổ biến: bệnh héo rũ, chết cây con dùng Bordaux, Cooc Man để phòng
ngừa
2. Chăm sóc rừng trồng
Rừng trồng được chăm sóc 3 năm liên tục:
* Năm thứ nhất
Ba tháng sau khi trồng tiến hành chăm sóc lần thứ nhất. Xới nhẹ xung quanh gốc sâu
7-10cm thành vòng tròn đường kính 90-100cm. Nhặt hết cỏ rác, phát hết cành nhánh các
cây bụi xung quanh có ảnh hưởng đến cây trồng.
26
Chăm sóc lần thứ hai: Cuối mùa mưa tiến hành chăm sóc lần thứ hai (6-7 tháng sau khi trồng). Nội dung gồm xới đất vun gốc, cắt đứt các loại dây leo bám vào cây trồng, tỉa bớt các cành gần gốc để tạo đoạn thân dưới cành dài và thẳng.
* Năm thứ hai: Chăm sóc hai lần
Lần một: Nội dung chăm sóc như lần đầu năm thứ nhất nhưng mở rộng phạm vi xới xáo thành vòng tròn đường kính 1-1,2m quanh hố. Trong lần chăm sóc này bón thúc cho cây 50-100g NPK hoặc 20-30g ure cho một gốc. Xới nhẹ 1 vòng cách gốc 20-30cm sâu 10cm, rải đều phân vào rãnh rồi lấp đất bằng đất mặt. Bón thúc vào những ngày râm mát, sau những ngày mưa đất ẩm.
* Năm thứ ba: Chăm sóc hai lần như năm thứ hai.
27
3. Quản lý, bảo vệ
Cây trồng cần bảo vệ tốt ngay những ngày đầu. Cây Hông rất mềm dễ gẫy nên tuyệt đối không để trâu bò vào khu vực trồng trong 1-2 năm đầu và ngăn chặn các hành vi vô ý thức của người như bẻ ngọn và cành nhánh cây.
Sau khi trồng phải lập hồ sơ ghi chép các xử lý kỹ thuật, tình trạng rừng trồng và các ghi chú cần thiết khác.
4. Cơ cấu nhân sự, công nhân hàng năm thực hiện trồng, chăm sóc, khai thác 1.000 ha rải
rác ở nhiều địa phương thuộc tỉnh Lai Châu, cụ thể theo bảng sau:
+ Nhân công trồng, chăm sóc trực tiếp
Bảng 3. 2. Chi phí chăm sóc rừng trồng trong 3 năm liên tục
I Năm 1
1 Nhân công rải phân 32 hố/công
2 Nhân công trồng cây, vun 48 hố/công
3 Nhân công tưới nước 5 công/ha
4 Xới đất quanh gốc (xới tiếp 70cm so với năm đầu) 24 gốc/công
5 Chi phí cắt tỉa cành, sâu bệnh 48 gốc/công
II Năm 2
1 Xới đất quanh gốc (xới tiếp 100cm so với năm đầu) 32 gốc/công
2 Chi phí cắt tỉa cành, sâu bệnh 60 gốc/công
28
III Năm 3
1 Xới đất quanh gốc (xới tiếp 150cm so với năm đầu) 24 gốc/công
2 Chi phí cắt tỉa cành, sâu bệnh 48 gốc/công