Quan niệm, những vấn đề có tính nguyên tắc và tiêu chí đánh giá bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ ở ban tuyên huấn

Một phần của tài liệu bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ ở ban tuyên huấn thuộc phòng chính trị sư đoàn bộ binh trong quân đội hiện nay (Trang 64 - 83)

Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BỒI DƯỠNG

2.2. Quan niệm, những vấn đề có tính nguyên tắc và tiêu chí đánh giá bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ ở ban tuyên huấn

2.2.1. Quan niệm bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ ở ban tuyên huấn thuộc phòng chính trị sư đoàn bộ binh trong Quân đội

2.2.1.1. Bồi dưỡng năng lực công tác

Bồi dưỡng là một khái niệm được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tùy theo cách tiếp cận mà bồi dưỡng được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Theo nghĩa rộng, bồi dưỡng là quá trình giáo dục - đào tạo nhằm hình thành, phát triển những phẩm chất nhân cách theo mục đích đã chọn. Theo nghĩa này, bồi dưỡng bao gồm toàn bộ quá trình giáo dục và đào tạo nhằm trang bị tri thức, truyền thụ kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo và những phẩm chất nhân cách theo mục đích đã xác định diễn ra cả trong nhà trường và trong thực tiễn xã hội. Bồi dưỡng không những có nhiệm vụ trang bị kiến thức, kỹ năng ban đầu mà còn có nhiệm vụ bổ sung, phát triển, hoàn thiện những tri thức, kỹ năng đã có.

Theo nghĩa hẹp, bồi dưỡng là quá trình bổ sung, phát triển, hoàn thiện thêm những cái đã có, hoặc bổ sung, phát triển, hoàn thiện kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng và những phẩm chất nhân cách khác. Như vậy, bồi dưỡng theo nghĩa hẹp là một bộ phận trong toàn bộ quá trình giáo dục - đào tạo, là khâu tiếp nối làm tăng thêm, hoàn thiện thêm các tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng và những phẩm chất, nhằm bảo đảm cho con người đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ trên các lĩnh vực.

Theo Từ điển tiếng Việt “bồi dưỡng” được hiểu theo hai nghĩa chính:

một là, “Làm tăng thêm sức mạnh của cơ thể bằng chất bổ”; hai là, “làm cho

tăng thêm trình độ, năng lực hoặc phẩm chất” [167, tr.115]. Như vậy, bồi dưỡng hiểu theo nghĩa chung nhất là những hoạt động của chủ thể tác động vào đối tượng nhằm làm tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất nào đó của đối tượng.

Mặc dù còn có những cách hiểu khác nhau, song về cơ bản đều thống nhất bồi dưỡng là quá trình làm tăng thêm, hoàn thiện tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo và những phẩm chất nhằm bảo đảm cho con người đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội

Từ những luận giải trên, có thể quan niệm: Bồi dưỡng năng lực công tác là những

hoạt động nhằm bổ sung, phát triển, hoàn thiện những năng lực cần có của con người để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao của đời sống xã hội, giúp cho con người ngày càng tiến bộ toàn diện, đủ sức hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

2.2.1.2. Bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ ở ban tuyên huấn thuộc phòng chính trị SĐBB trong Quân đội

Trong Quân đội, do yêu cầu nhiệm vụ và đặc thù hoạt động quân sự, đòi hỏi việc bồi dưỡng NLCT cho ĐNCB của Quân đội phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, đan xen trong mọi khâu, mọi bước, mọi lĩnh vực của Quân đội.

Do đó, việc bồi dưỡng NLCT của ĐNCB ở ban tuyên huấn thuộc phòng chính trị SĐBB là hoạt động cơ bản, trọng tâm, thường xuyên của cấp ủy, cán bộ chủ trì các cấp trong SĐBB và chính bản thân người cán bộ ở ban tuyên huấn. Việc bồi dưỡng này nhằm củng cố, bổ sung kiến thức, truyền thụ kinh nghiệm, rèn luyện

kỹ năng cho ĐNCB trong thực tiễn, góp phần nâng cao NLCT hoàn thành nhiệm

vụ. Bồi dưỡng NLCT của ĐNCB ở ban tuyên huấn thuộc phòng chính trị SĐBB chủ yếu tiến hành gắn với thực tiễn công tác, theo phương châm bồi dưỡng toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào bồi dưỡng những gì mà ĐNCB ở ban tuyên huấn còn yếu, còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm

vụ và chức trách được giao, đảm bảo tính thiết thực, không hình thức, đại khái.

Từ các tiếp cận trên, có thể quan niệm: Bồi dưỡng năng lực công tác của

đội ngũ cán bộ ở ban tuyên huấn thuộc phòng chính trị sư đoàn bộ binh trong Quân đội là hoạt động có mục đích, có kế hoạch của các chủ thể, lực lượng tác động vào yếu tố cấu thành năng lực công tác của đội ngũ cán bộ ở ban tuyên

huấn nhằm bổ sung, phát triển, hoàn thiện năng lực công tác, bảo đảm cho đội ngũ cán bộ ở ban tuyên huấn hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, góp phần hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của ban tuyên huấn.

Đây là hoạt động bồi dưỡng chuyên sâu về NLCT của ĐNCB ở ban tuyên huấn thuộc phòng chính trị - một bộ phận của công tác bồi dưỡng cán bộ được tiến hành thường xuyên ở các SĐBB trong Quân đội. Vì vậy, quá trình bồi dưỡng phải có sự lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, điều hành thống nhất với sự tham gia của nhiều tổ chức, lực lượng, thông qua nhiều khâu, nhiều bước, bằng nhiều hình thức, biện pháp cụ thể. Đây là quá trình thống nhất giữa hoạt động bồi dưỡng của tổ chức với tự bồi dưỡng, tự rèn luyện của bản thân ĐNCB ở ban tuyên huấn. Quan niệm trên chỉ rõ những nội dung chủ yếu sau:

* Mục đích bồi dưỡng NLCT của ĐNCB ở ban tuyên huấn thuộc phòng chính trị SĐBB trong Quân đội.

Nhằm bổ sung, cập nhật và trang bị kiến thức toàn diện, truyền thụ kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng công tác, góp phần nâng cao NLCT của ĐNCB ở ban tuyên huấn, đảm bảo cho đội ngũ này đủ khả năng hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

* Chủ thể bồi dưỡng NLCT của ĐNCB ở ban tuyên huấn thuộc phòng chính trị SĐBB trong Quân đội bao gồm:

Chi ủy, chi bộ ban tuyên huấn; đảng ủy phòng chính trị; đảng ủy SĐBB là chủ thể lãnh đạo của hoạt động bồi dưỡng NLCT của ĐNCB ở ban tuyên huấn.

Trưởng ban tuyên huấn, chủ nhiệm chính trị, phó chủ nhiệm chính trị (phụ trách công tác tuyên huấn), chính ủy, phó chính ủy các SĐBB là những chủ thể chỉ đạo, quản lý, điều hành hoạt động bồi dưỡng NLCT của ĐNCB ở ban tuyên huấn.

Cục Tuyên huấn thuộc TCCT, phòng tuyên huấn thuộc cục chính trị các quân khu, quân đoàn là những chủ thể chỉ đạo, hướng dẫn đối với hoạt động bồi dưỡng NLCT của ĐNCB ở ban tuyên huấn.

* Lực lượng tham gia bồi dưỡng NLCT của ĐNCB ở ban tuyên huấn thuộc phòng chính trị SĐBB trong Quân đội bao gồm:

Lực lượng tham gia giảng dạy (giáo viên bồi dưỡng).

Đội ngũ cán bộ tham gia bồi dưỡng bao gồm cả trong và ngoài Quân đội,

cả trong và ngoài SĐBB, nhưng tập trung chủ yếu gồm: đội ngũ báo cáo viên cấp tỉnh, cấp huyện trên địa bàn đóng quân; đội ngũ báo cáo viên cấp trên (TCCT, cục chính trị các quân khu, quân đoàn); đội ngũ báo cáo viên của các học viện, nhà trường, trường quân sự trong Quân đội; cán bộ chủ trì SĐBB, thủ trưởng phòng chính trị, thủ trưởng các cơ quan chức năng trong SĐBB (tham mưu hành chính, hậu cần, kỹ thuật, tài chính, ủy ban kiểm tra Đảng). Riêng trưởng ban tuyên huấn và cả một số cán bộ ở tuyên huấn có năng lực và kinh nghiệm tốt, lâu năm có khi vừa là lực lượng giảng dạy, vừa là người học trong các lớp bồi dưỡng.

Lực lượng tham gia vào quá trình bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.

Đối với ĐNCB ở ban tuyên huấn (người được bồi dưỡng, người học),

không chỉ là đối tượng bồi dưỡng NLCT mà còn là lực lượng có vai trò rất quan trọng trong tự bồi dưỡng ở ban tuyên huấn, theo đó trưởng ban bồi dưỡng cho trợ lý, trợ lý có kinh nghiệm, thâm niên công tác bồi dưỡng cho cán bộ trẻ, cán bộ mới, đồng thời cũng là chủ thể tự bồi dưỡng NLCT cho chính mình đáp ứng yêu cầu chức trách, nhiệm vụ.

Đối với các tổ chức, lượng lượng khác: các cấp ủy, tổ chức đảng, ĐNCB,

nhân viên của các cơ quan, đơn vị còn lại trực thuộc của SĐBB như: các ban của phòng chính trị; các ban chính trị của các trung đoàn bộ binh; các tổ chức quần chúng… Trong phạm vi, chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của mình tích cực tham gia, phối hợp, giúp đỡ mọi mặt, đóng góp ý kiến vào xây dựng chương trình, nội dung của quá trình bồi dưỡng, đưa hoạt động bồi dưỡng NLCT của ĐNCB ở ban tuyên huấn đi vào thực chất và đạt kết quả cao.

* Đối tượng bồi dưỡng NLCT của ĐNCB ở ban tuyên huấn thuộc phòng chính trị SĐBB trong Quân đội là: Toàn bộ cán bộ ở ban tuyên huấn không

phân biệt quân hàm, chức vụ, thâm niên công tác, trình độ đào tạo, trình độ học vấn

* Nội dungbồi dưỡng NLCT của ĐNCB ở ban tuyên huấn thuộc phòng chính trị SĐBB trong Quân đội.

Một là, bồi dưỡng, bổ sung, cập nhật kiến thức lý luận cơ bản và trình độ

lý luận chính trị.

Nội dung bồi dưỡng NLCT của ĐNCB ở ban tuyên huấn rất phong phú,

đa dạng, song cần tập trung vào những kiến thức mới của các công trình nghiên cứu về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những vấn đề mới trong đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Không nhắc lại các kiến thức đã giảng dạy ở các Nhà trường Quân đội, các vấn đề đã được quán triệt trong các nghị quyết Đại hội Đảng, nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương… mà cập nhật những tri thức mới, thông tin mới, tư liệu mới từ kết quả của các công trình nghiên cứu, đặc biệt là lĩnh vực quân sự, quốc phòng, xây dựng Quân đội, bảo vệ Tổ quốc. Riêng đối với các đồng chí là trưởng ban tuyên huấn, cần tập trung bồi dưỡng, cập nhật trình độ cao cấp lý luận chính trị, những vấn đề lý luận thực tiễn mới đặt ra, các thông tin thời sự nóng có liên quan… để đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ.

Hai là, bồi dưỡng cập nhật kiến thức về khoa học quân sự và các lĩnh

vực của đời sống xã hội.

Kiến thức khoa học quân sự là nội dung đặc biệt quan trọng trong nâng cao NLCT của ĐNCB ở ban tuyên huấn. Khoa học quân sự gồm có các ngành

và chuyên ngành: Nghệ thuật quân sự, Kỹ thuật quân sự, Khoa học xã hội nhân văn quân sự, Hậu cần quân sự, Y, dược quân sự. Tri thức của khoa học quân sự chứa đựng khối lượng lớn kiến thức lý luận cơ bản và kiến thức quân sự. Các kiến thức của các ngành, chuyên ngành Khoa học quân sự luôn vận động, phát triển gắn với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, cuộc cách mạng khoa học công nghệ quân sự, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, với những biến động chính trị, quân sự, quốc phòng, an ninh, đối ngoại trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, cần bồi dưỡng cho ĐNCB ở ban tuyên huấn những kiến thức cơ bản, những tri thức mới về nghệ thuật quân sự, kỹ thuật quân sự, khoa học xã hội và nhân văn quân sự, hậu cần quân sự, y dược quân sự.

Thiếu những tri thức đó, ĐNCB ở ban tuyên huấn sẽ rất lúng túng trước những vấn đề thực tiễn đặt ra về chiến tranh và Quân đội đã và đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên thế giới, về xây dựng Quân đội, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, khi các thế lực thù địch thay đổi phương thức tiến hành chiến tranh chống các quốc gia độc lập có chủ quyền, sự chạy đua vũ trang giữa các siêu cường, các khối, các nhóm nước.

Kiến thức về các lĩnh vực của đời sống xã hội là bộ phận đặc biệt quan trọng trong cấu trúc NLCT của ĐNCB ở ban tuyên huấn. Nắm không chắc, hiểu không kỹ, không đúng về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại thì ĐNCB ở ban tuyên huấn thuộc phòng chính trị SĐBB khó có thể hoàn thành nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, định hướng tư tưởng, nhận thức cho bộ đội và nhân dân, khó có thể tham gia đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt trong điều kiện kinh tế thị trường, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.

Ba là, truyền thụ kinh nghiệm thực tiễn.

Kinh nghiệm là kết quả sự vận dụng lý luận vào thực tiễn, được thực tiễn kiểm nghiệm. Vì vậy, truyền thụ kinh nghiệm cho ĐNCB ở ban tuyên huấn là nội dung đặc biệt quan trọng. Theo đó cần tập trung truyền thụ kinh nghiệm trên các nội dung sau: Kinh nghiệm tiến hành CTTT ở đơn vị cơ sở trong Quân đội; kinh nghiệm xử lý, giải quyết những vấn đề tư tưởng, tình huống CTTT ở đơn vị cơ sở trong Quân đội; kinh nghiệm trong tham mưu, đề xuất, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra đơn vị trong tiến hành CTTT; kinh nghiệm trong phối hợp, hiệp đồng với các

tổ chức, các lực lượng trong tiến hành CTTT ở các loại hình đơn vị cơ sở trong Quân đội. Riêng đối với các đồng chí là trưởng ban tuyên huấn ở các SĐBB, những đồng chí này sẽ là nguồn phát triển lên phó chủ nhiệm chính trị hoặc chức

vụ cao hơn, do đó cần truyền thụ những kinh nghiệm thực tiễn trong xử lý các tình huống CTĐ,CTCT mang tính bao quát rộng và những kinh nghiệm thực tiễn trong phối hợp, hiệp đồng với các cơ quan, đơn vị khác trong SĐBB…

Bốn là, rèn luyện kỹ năng công tác.

Kỹ năng là yếu tố đặc biệt quan trọng cấu thành NLCT của cán bộ ở ban tuyên huấn. Kỹ năng được hình thành trong quá trình vận dụng các kiến thức, tri thức lý luận vào thực tiễn hoạt động gắn với cương vị công tác, chức trách, nhiệm vụ được giao. Kỹ năng phản ánh sự vận dụng thuần thục, nhuần nhuyễn

lý luận vào thực tiễn để giải quyết hiệu quả các công việc, các nhiệm vụ được giao. Vì vậy, để nâng cao NLCT của cán bộ ở ban tuyên huấn cần quan tâm rèn luyện một số kỹ năng sau đây:

Kỹ năng tham mưu, đề xuất. Đây là kỹ năng rất đặc trưng của ĐNCB cơ

quan chức năng nói chung, ĐNCB ban tuyên huấn nói riêng, được quy định bởi chức năng, nhiệm vụ của ban tuyên huấn và chức trách, nhiệm vụ của ĐNCB ở ban tuyên huấn. Không có kỹ năng tham mưu, đề xuất thì cán bộ ban tuyên huấn khó có thể hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao. Yêu cầu đặt ra đối với kỹ năng tham mưu, đề xuất của ĐNCB ở ban tuyên huấn phải tham mưu đề xuất được những vấn đề ở tầm chủ trương, quan điểm lớn, có giá trị chỉ đạo, định hướng trong một thời gian dài, những vấn đề tham mưu, đề xuất nhằm giải quyết những vấn đề cấp thiết, trước mắt, những tình huống nảy sinh trong thực tiễn. Những vấn đề tham mưu đề xuất phải đúng, trúng, có hiệu quả cao, khắc phục tình trạng những vấn đề tham mưu, đề xuất không sát thực tiễn dẫn đến gặp phải những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện, gây ra những tư tưởng tiêu cực trong đơn vị. Để ĐNCB ở ban tuyên huấn có kỹ năng tham mưu, đề xuất giỏi đòi hỏi phải thường xuyên rèn luyện kỹ năng tham mưu, đề xuất cho đội ngũ này đạt đến độ thuần thục, có thể đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong mọi tình huống.

Kỹ năng xử lý các tình huống tư tưởng. Trong thực tế thường xuyên xảy ra các tình huống tư tưởng, bắt nguồn từ CTTT. Vì vậy, ĐNCB ở ban tuyên huấn phải có kỹ năng xử lý, giải quyết một cách nhanh chóng, chính xác, hiệu quả các tình huống tư tưởng, không để lây lan, tác động tiêu cực đến tư tưởng của bộ đội. Có thể rèn luyện kỹ năng xử lý các tình huống tư tưởng theo các giả định trong các bài tập thực hành, hoặc tình huống thật đã

xảy ra, đã được giải quyết thành công, được xây dựng thành tài liệu huấn luyện cho cán bộ, có thể đưa cán bộ tham gia trực tiếp giải quyết các tình huống tư tưởng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp có thẩm quyền… qua đó giúp cho ĐNCB ở ban tuyên huấn nâng cao kỹ năng xử lý các tình huống, tích lũy cho mình những kinh nghiệm có giá trị đối với cương vị công tác.

Kỹ năng dự báo tình hình tư tưởng, tổng hợp tình hình CTTT ở các đơn

vị cơ sở. Để không bị bất ngờ trước những diễn biến tư tưởng phức tạp của bộ

đội, đòi hỏi ĐNCB ở ban tuyên huấn phải có kỹ năng dự báo tình hình tư tưởng, xác định được xu hướng vận động, phát triển tư tưởng của bộ đội, nhất

là các xu hướng tư tưởng tiêu cực để từ đó đề xuất với đảng ủy phòng chính trị, đảng ủy sư đoàn xác định những chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết nhanh chóng và hiệu quả các vấn đề tư tưởng đặt ra.

Kỹ năng giao tiếp, giải quyết các mối quan hệ công tác với các tổ chức, lực lượng trong và ngoài đơn vị. Trong công tác, ĐNCB ở ban tuyên huấn thường xuyên phối hợp, hiệp đồng công tác với các cơ quan, đơn vị trong và ngoài SĐBB, với cấp ủy, chính quyền, đoàn thể địa phương. Chính vì thế, đòi hỏi ĐNCB ở ban tuyên huấn cần có kỹ năng giao tiếp, giải quyết hài hòa, hiệu quả các mối quan hệ công tác với các cơ quan đơn vị, vừa đảm bảo theo đúng điều lệnh Quân đội, vừa đáp ứng các chuẩn mực trong giao tiếp, ứng xử, các quan hệ xã hội văn minh, lịch sự, tế nhị, mềm dẻo, linh hoạt, tạo được uy tín tốt với các cơ quan đơn vị trong quan hệ công tác. Khắc phục những biểu hiện máy móc, dập khuôn, nặng về hành chính quân sự theo điều lệnh, điều lệ… dẫn đến mất đoàn kết, mâu thuẫn với các cơ quan, đơn vị có quan hệ công tác, tác động bất lợi đến mối quan hệ công tác của phòng chính trị, của SĐBB.

* Hình thức biện pháp bồi dưỡng NLCT của ĐNCB ở ban tuyên huấn thuộc phòng chính trị SĐBB trong Quân đội.

Thứ nhất, cử cán bộ ban tuyên huấn tham dự các lớp tập huấn, bồi

dưỡng nghiệp vụ công tác tuyên huấn do TCCT, cục chính trị các quân khu, quân đoàn tổ chức.

Một phần của tài liệu bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ ở ban tuyên huấn thuộc phòng chính trị sư đoàn bộ binh trong quân đội hiện nay (Trang 64 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(234 trang)
w