Một số đề xuất, kiến nghị

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ LIỆP TÈ, HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA (Trang 44 - 49)

CHƯƠNG 2: NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ LIỆP TÈ, HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA

2.5. Một số đề xuất, kiến nghị

2.5.1. Giải pháp hoàn thiện về phía pháp luật

- Xây dựng chính quyền, cải cách hành chính, công tác tiếp dân

Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 26/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ,

31

Chỉ thị số 14/CT-UBND của UBND tỉnh đẩy mạnh việc học tập và làm theo

tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh. Thực hiện tốt công văn 155 của BTV Thành phố ủy, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; nâng cao chất lượng, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ CBCC. Triển khai đề án Nâng cao chất lượng hoạt động của Ban nhân dân thôn, giai đoạn 2016-2020 đã được thành phố phê duyệt.

Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, củng cố các mô hình mới

đã triển khai thành công trong năm qua, xây dựng các hoạt động hành chính theo hướng phục vụ nhân dân, đột phá ở một số lĩnh vực.

Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật. Củng cố và xây dựng các

tổ hoà giải ở các thôn, đẩy mạnh hoạt động trợ giúp pháp lý lưu động, tư vấn pháp luật cho người dân một cách kịp thời. Thực hiện tốt công tác tiếp dân sáng chủ nhật hằng tuần và kịp thời giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, không để tình trạng khiếu nại, khiếu kiện vượt cấp, không để xảy ra điểm nóng gây mất trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã. Phối hợp với Công đoàn cơ quan đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sáng tạo trong đội ngũ cán bộ, công chức nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả trong công việc, chăm

lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động chính quyền xã

Khoản 2 Điều 111 Hiến pháp năm 2013 xác định: “Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân được tổ chức phù hợp với nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định”. Việc thể chế hóa quy định này của Hiến pháp đặt ra các yêu cầu đổi mới cách thức tổ chức, hoạt động của chính quyền xã theo hướng tổng hợp đa ngành, liên ngành và không đơn thuần chỉ là “cánh tay nối dài” của cơ quan nhà nước cấp trên. Nhìn chung, ở cấp cao hơn, các cơ quan nhà nước cần phải được tổ chức thành một hệ thống các cơ quan có tính chuyên môn hóa cao, để có điều kiện chuyên sâu nghiên cứu, chỉ đạo, quản lý hoặc giải quyết về một lĩnh vực cụ thể nhất định trong hoạt động của nhà nước, còn ở

32

cấp cơ sở như xã, thường mang tính đa ngành, liên ngành. Chẳng hạn, khi giải quyết các công việc quan trọng có liên quan đến cơ sở, như tài chính, giáo dục, xây dựng, trật tự - an ninh thì UBND xã bắt buộc vừa phải tuân theo các quy định của cơ quan nhà nước cấp trên, vừa phải tuân theo quyết nghị của HĐND phường . Như vậy, nếu các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước ở cấp cao hơn do nhiều loại cơ quan khác nhau cùng thực hiện thì ở cấp phường chỉ

do một cơ quan là UBND xã , thực hiện theo cách tổng hợp đa ngành và liên ngành.

Bởi lẽ, một đặc trưng nổi bật ở cấp cơ sở, trong đó có cấp xã, là sự thống nhất, đôi khi đến mức nhất thể hóa, quá trình lãnh đạo, quản lý với quá trình trực tiếp triển khai thực hiện trên thực tế các đường lối, chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước. Do phải quản lý một địa bàn lãnh thổ nhất định với một số thôn/làng có truyền thống tự quản khá cao và chịu sự chế ước của một số đặc điểm vùng miền, có khi của cả đặc điểm tộc người và tôn giáo, nên chính quyền xã có vai trò độc lập tương đối. Vì thế, xét

về nguyên tắc, trong tổ chức và hoạt động của chính quyền xã, luôn đòi hỏi tính chất đa ngành, liên ngành với một số nét đặc thù và tính độc lập nhất định tùy từng loại hình xã (xã đồng bằng, xã vùng ven đô, xã vùng núi, xã vùng đông dân tộc ít người, xã có nhiều tín đồ các tôn giáo,...).

Thực tế hiện nay cho thấy chính quyền cơ sở không thể làm tất cả mọi việc giống như một nhà nước thu nhỏ trên địa bàn. Theo quy định của pháp luật cũng như trên thực tế, chính quyền địa phương các cấp đã có sự xác định lại vai trò, chức năng của mình. Trong quá trình tách bạch chức năng quản lý nhà nước với chức năng quản lý kinh doanh, chính quyền địa phương và cơ sở không còn là chủ thể trực tiếp tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh. Điều này phù hợp với quá trình chuyển đổi vai trò nhà nước nói chung, từ một nhà nước quản lý là chủ yếu sang một nhà nước phục vụ. Theo đó, chính quyền cơ

sở cũng đã có sự giảm bớt các lĩnh vực quản lý, đồng thời đẩy mạnh việc phát triển xã hội - văn hóa, như phát triển mạng lưới y tế, giáo dục, bảo đảm cung

33

cấp các dịch vụ công cho cộng đồng và người dân, hỗ trợ và mở rộng quyền

tự quản của các thôn/làng trong việc phát triển và giải quyết các vấn đề văn hóa - xã hội trên cơ sở kế thừa và phát huy hương ước hay luật tục.

Chính quyền địa phương và cơ sở còn có vai trò điều phối, khắc phục các khiếm khuyết do sự phát triển của kinh tế thị trường gây ra, bảo vệ môi trường, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, thực hiện bảo trợ xã hội đối với các đối tượng chính sách và đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội, nhằm thực hiện dân chủ và công bằng trong phát triển. Tuy vậy, ngay cả trong lĩnh vực này chính quyền địa phương và cơ sở cũng không hoàn toàn tự mình làm tất

cả, mà chỉ là chủ thể chính, đứng ra thu hút và huy động toàn thể xã hội cùng tham gia thực hiện.

34

2.5.2. Giải pháp đối với Ủy ban nhân dân

- Tập trung quản lý điều hành ngân sách tiết kiệm, hiệu quả, tăng cường khai thác các nguồn thu

Tập trung quản lý, điều hành ngân sách tiết kiệm, hiệu quả, tăng cường khai tác các nguồn thu để có biện pháp thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, phấn đấu tăng thu từ 15-20%. Thực hiện điều hành chi ngân sách chặt chẽ, tiết kiệm hiệu quả, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, tăng dự phòng ngân sách để chủ động phòng, chống thiên tai, dịch bệnh. Lập bộ chính xác các nguồn thu, đảm bảo công bằng, tập trung vào đất 5% thu đủ, không bỏ sót.

- Nâng cao năng lực, tiến tới tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức phường

Trong điều kiện trình độ dân trí của nhân dân đã được nâng cao, tính chất quản lý ngày càng phức tạp, đòi hỏi việc quản lý nhà nước cần phải khoa học, bài bản chính vì thế cán bộ, công chức cấp phường cần phải có trình độ, nhất là kỹ năng thực hành tổng hợp. Nếu cán bộ cấp trên cần phải chuyên sâu, thì cán bộ cấp phường lại phải có tri thức ở diện rộng, đa năng, có thể giải quyết được nhiều vấn đề rất khác nhau trực tiếp nảy sinh ở cơ sở, để hướng dẫn cho người dân thực hiện.

Do vậy, cần nghiên cứu đổi mới tiêu chuẩn các chức danh cán bộ phường, kể cả cơ chế điều chuyển cán bộ, công chức cấp thành phố cho các

cơ quan cấp phường và nghiên cứu đổi mới tại các cơ sở đào tạo cán bộ cấp

cơ sở theo hướng đa chức năng hơn, coi trọng kỹ năng thực hành hơn.

35

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ LIỆP TÈ, HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w