Đình Vĩnh Bình

Một phần của tài liệu Đề tài khái quát lịch sử hình thành phát triển của cư dân Tam Kỳ pptx (Trang 36 - 40)

2.4.1. Quá trình thành lập làng Vĩnh Bình

Năm 1473, đời Hồng Đức thì cư dân Việt đã định cư vững chắc tại vùng đất mới Hà Đông, cùng với làng Phương Hoà làng Vĩnh Bình được thành lập với tên gọi đầu tiên là làng Vĩnh An, sau này được đổi thành Vĩnh Phước và cuối cùng là Vĩnh Bình. Tộc Lê với Lê Đại Lang tiền hiền được xem là người có công lập làng, theo phổ hệ thì ông tên là Lê Văn Hạ. Tiếp sau đó là tộc Nguyễn, Trương, Trần được xem là các tộc hậu hiền và được tôn vinh trong văn cúng. Hiện nay, trong làng có tất thảy 14 tộc họ cùng sinh sống và sinh hoạt tại đình.

Làng có con sông Đầm chảy qua nên những vùng lân cận quen gọi làng với tên tục là làng Đầm, các làng phía trên như Phương Hoà, Mỹ Thạch nếu có đến làng chơi thì cũng chỉ gọi là xuống Đầm.

Ngày xưa, ở làng từng tồn tại nghề làm lưới, đóng ghe thuyền, trình độ khá cao với những loại thuyền lớn đi giao lưu với các vùng lân cận, ra tận sông Thu Bồn, cửa Đại trao đổi nông sản và mua gạch ngói, vải vóc... chở về trong làng. Làng có con sông Đầm chảy qua nên cũng có một bộ phận dân cư sống bằng nghề chài lưới nên cạnh nghề nông là chủ yếu, hiện nay rất nhiều người dân sinh sống với nghề trồng dưa hấu... Vĩnh Bình nói riêng, Tam Thăng nói chung được xem là xã anh hùng bởi truyền thống đấu tranh cách mạng trung kiên, anh dũng của người dân.

2.4.2. Quá trình ra đời đình làng Vĩnh Bình

Di tích lịch sử văn hoá đình làng Vĩnh Bình toạ lạc tại thôn Vĩnh Bình, xã Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ. Phía Đông giáp đường bêtông và trạm y tế xã

Tam Thăng, Tây giáp thửa đất 922, Nam giáp đường bêtông và thửa đất 919, Bắc giáp đường ĐT 615.

Nằm về phía Bắc và cách trung tâm thành phố 8km theo đường chim bay, xuất phát từ trung tâm thành phố Tam Kỳ theo quốc lộ 1A ra hướng Bắc khoảng 6km là đến ngã ba Kỳ Lý thuộc xã Tam Đàn, huyện Phú Ninh, từ đây chúng ta rẽ phải theo đường 615 đi về hướng Đông khoảng 2km bên tay phải là di tích đình làng Vĩnh Bình. Đến với đình chúng ta có thể xuôi theo đường thuỷ hoặc đường bộ đều được cả.

Sau khi ổn định vùng đất mới, để tưởng nhớ các vị tiền nhân, tiền hiền, hậu hiền đã có công khai sơn phá thạch lập làng người dân đã cùng nhau xây dựng ngôi đình với quy mô bề thế lớn nhất vùng thời bấy giờ với sự kết hợp của những người thợ làng Kim Bồng (Hội An) và Văn Hà (Tam Thành). Trên một khu đất rộng, đình được xây dựng theo lối kiến trúc hình chữ nhất có mặt chính quay về hướng đông nam nơi con sông Đầm chảy qua trước mặt, tấm bình phong cùng đỉnh đồng che chắn lối vào chính đình.

Đình được xây dựng năm Đinh Tỵ 1833 cùng thời điểm với đình làng Mỹ Thạch, kiến trúc đình đã bị thay đổi qua nhiều lần trùng tu và dỡ lên tháo xuống do chiến tranh. Mãi đến năm 1963, đình vẫn giữ được kiến trúc 5 gian 2 chái ban đầu, phần móng tường chịu lực được bao quanh bằng đá ong màu nâu sẫm, tuy nhiên đến nay đình chỉ còn lại 3 gian 2 chái, toàn bộ khung đình chịu lực trên 20 cột (4 hàng mỗi hàng 5 cột), chúng đều được kê trên đá tảng hình vuông nhô lên khỏi nền đình khoảng 2-3cm, tất cả các cột đều được liên kết theo kiểu thức kẻ chuyền với hai đoạn kèo ngắn hay còn gọi là nhị đoạn, các đầu đuôi kèo được chạm khắc hoa văn. Phần kèo nóc kiên kết mái tiền và mái hậu vẫn giữ kết cấu theo kiểu thức giao nguyên, đỡ hai bụng kèo này là một biến thể vì kèo Huế gồm một cây đỡ ngán phía trên, chống bên dưới là trụ trốn (cây trỏng) phìng bụng đặt trên một đấu (đế con tôm) được chạm khắc tỉ mĩ. Phần đuôi trính ăn mộng xuyên qua cột cái (cột nhất tiền) chạm đầu con rồng cách điệu, đặc biệt trụ trốn có lắp thêm đòn đông hạ (cây xà cò).

Mái lợp ngói âm dương, trên nóc là hình tượng “Lưỡng long tranh nguyệt”, các mái ngói nhô ra được trang trí hình những con chim phụng và xuống thấp hơn là hình “giao lá” - mà theo lời giải thích của cụ Nguyễn Sạ thì đó là những con rồng con.

Gian chính giữa với ba bệ thờ, gian giữa thờ tiền hiền - các bậc tiền bối có công khai khẩn lập làng, hai gian tả hữu thờ các vị có công và đức hạnh trong làng, ngoài ra đồng chí tỉnh uỷ viên Hồ Thấu (làm việc và mất tại làng) cũng được thờ phụng trong đình với bàn thờ và di ảnh.

Theo cụ Lê Hạnh (sinh năm 1923) là dòng trưởng của Lê Đại Lang tiền hiền, ông nội cụ từng giữ chức lý trưởng trong làng thì hiện nay làng không thờ Thành Hoàng trong đình, ông cũng cho biết trước đây có thờ Bà Đại Càn nhưng sau này do chiến tranh loạn lạc và cũng vì nhiều lý do chủ quan khác mà việc thờ Bà không còn nữa. Bà Đại Càn là một tước hiệu mà vua Gia Long đã ban cho người đàn bà đã giúp ông trốn thoát trong cuộc truy đuổi của quân Tây Sơn, sau này khi đã giành được chính quyền vua ban lệnh cho làng phải thờ phụng Bà. Trước đây trong đình còn có một “Bàn sắt thờ phổ hiệu” của làng, một vị lý trưởng họ Nguyễn ngang ngược, quyền thế đã đem sửa bản phổ hệ đó rằng “Lê tiền hiền mà Nguyễn cũng tiền hiền”, tuy nhiên sau này khi không còn đương chức sợ làng phạt vạ ông tráo “Bàn sắt thờ phổ hiệu” này về đình làng Thanh Tân, sau này khi các cụ ở Vĩnh Bình muốn ngỏ ý thỉnh về nhưng dân làng Thanh Tân không chấp nhận.

Đầu thế kỷ XX, cả nước sôi sục tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm, đình được chọn làm khu an dưỡng đường của tỉnh uỷ Quảng Nam - Đà Nẵng, đây còn là nơi làm việc của UBKCHC xã Quý Thạch, trường học đào tạo các lớp bình dân, là trụ sở hoạt động bí mật của cán bộ cách mạng gắn liền với địa đạo Kỳ Anh...

năm mọi người đều đến thắp hương cúng vái để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên bởi ai cũng quan niệm nhờ công lao, ơn phước của ông bà mà con cháu mới được như hôm nay. Từ mồng một đến mồng ba tết thì cửa đình luôn rộng mở và ông Từ túc trực thường xuyên ở đình để bà con ở làng cũng như những người đi xa về đến cúng tế, nguyện cầu. Ngày mùng 7 là lễ hạ nêu, cúng Thần Nông, sau ngày này dân làng mới được ra đồng, trước đây nếu ai vi phạm sẽ bị phạt vạ vì sợ thần linh quở phạt ảnh hưởng đến cả làng. Đồng thời với ngày giỗ làng thì mọi người cũng tổ chức hội đua thuyền truyền thống, ngày xưa còn thuê cả đoàn tuồng, gánh hát bộ về diễn rất linh đình.

Bài văn tế tiền hiền cũng là một phần trong lễ hội của đình, đại thể như sau:

“ .... Cảm cáo vu:

Tiền triệu hương hiền Lê Đại Lang vị tiền. Hậu triệu hương hiền Nguyễn Đại Lang vị tiền. Tăng lễ, phụ tế chư tiên linh vị tiền.

Quân công, hương công chư tiên linh vị tiền.

Cập tiền nhơn chư phái tộc, hữu công, hữu đức vu bổn thôn. Đồng lai phối hưởng.

...

Thôn Vĩnh Bình phong cảnh thanh thanh. Nay con cháu đều an cư lập nghiệp. Nguyện một lòng nối tiếp chí người xưa. Dù gian lao giải nắng với dầm mưa. Quyết một lòng kế thừa công nghiệp tổ. Để chứng tỏ tấm lòng muôn thưở.

Kính đôi dòng ghi nhớ đức tiền nhân...”

Đình được công nhận là di tích Lịch sử - Văn hoá cấp tỉnh ngày 20/2/2009.

Chương 3. Giá trị đình làng trong đời sống hiện nay của người dân thành phố Tam Kỳ

Một phần của tài liệu Đề tài khái quát lịch sử hình thành phát triển của cư dân Tam Kỳ pptx (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w