Đình làng Mỹ Thạch

Một phần của tài liệu Đề tài khái quát lịch sử hình thành phát triển của cư dân Tam Kỳ pptx (Trang 26 - 31)

2.2.1. Quá trình thành lập làng Mỹ Thạch

Làng Mỹ Thạch thuộc tổng Chiên Đàn, phủ Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam xưa. Làng có diện tích điền viên thổ trạch khá rộng, chia làm 14 xứ đồng bao gồm : Rừng Nho, Trà Nao, Bà Lai La, Tro Kiếu, Tro Vưng, La Ngá, Bí Thu, Đá Bạc, La Quay, Thông Dương, Bà Nà, Sanh Tắc, Cây Cầy, Gò Đá. Và được chia làm 5 xóm: xóm Mỹ Đông, Mỹ Tây, Mỹ Nam, Mỹ Bắc và Mỹ Trung. Theo ranh giới hành chính hiện nay thì xóm Mỹ Đông, Mỹ Bắc thuộc Phường Tân Thạnh; xóm Mỹ Trung và 1/2 Mỹ Tây thuộc phường Hoà Thuận, một nửa còn lại của xóm Mỹ Tây và Mỹ Nam thuộc phường An Mỹ.

Theo cụ Nguyễn Đương (85 tuổi), một bậc cao niên trong làng và cũng là người trông coi đình thì làng được thành lập vào những năm đầu thế kỷ XVIII, các bản gia phả hay sắc phong cũng bị thất lạc hết cả nên cũng không xác định được danh tính các bậc Tiền hiền Hậu hiền cũng như tộc họ nào đến trước, chỉ biết rằng hiện nay tộc Nguyễn và tộc Huỳnh là hai tộc họ lớn ở làng nhưng có phải là hai tộc họ khai canh khai khẩn hay không thì không ai dám chắc, những vị cao niên biết rõ hơn về làng thì đã mất từ lâu. Ngày xưa, làng cũng có một số ruộng hương điền khá lớn, hơn 30 mẫu tại đồng Bầu Biển thuộc xứ Rừng Nho, đồng Trường Đình thuộc xứ Tro Vưng và 3 mẫu đất vườn nay chính là khuôn viên của Văn Thánh Khổng Miếu.

người dân chuyển sang buôn bán và lập nghiệp bằng con đường học vấn, ruộng đất ở làng cũng không còn bao nhiêu do quy hoạch đô thị và phát triển công nghiệp ở tỉnh nhà.

Làng Mỹ Thạch cùng với làng Phương Hoà đã từng được xem là ranh giới Chăm- Việt trong thời đại lúc bấy giờ, người Chiêm Thành còn luyến tiếc vùng đất của mình nên thường xuyên quay lại quấy rối, vì vậy mà có câu ca dao:

“ ...Kể từ bến Ván kể ra

Cây Trâm, Trà Lý bước qua Bầu Bầu Đi về chợ Vạn, Thầu Đâu

Phương Hoà, Mỹ Thạch đứng đầu con nghê”

“Quán bà Rầu, đầu con nghê ” (nay thuộc Quán Gò, Thăng Bình, Quảng Nam nhưng những di tích đó nay đã không còn nữa).

2.2.2. Quá trình ra đời của đình làng Mỹ Thạch

Đình làng Mỹ Thạch thuộc làng Mỹ Thạch, tổng Chiên Đàn, phủ Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Nay thuộc khối phố Mỹ Thạch Đông, phường Tân Thạnh, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Phía đông giáp con đường Bạch Đằng đang xây dựng, hướng bắc là dãy trường học cũ đã bỏ hoang và hướng nam là đất hoa màu của ông Nguyễn Tâm và ông Trần Giàu - những người dân trong làng, hướng Tây - phía sau lưng đình giáp với con đường làng.

Từ UBND thành phố Tam Kỳ đi thẳng về hướng Đông gặp đường quốc lộ 1A (đường Phan Bội Châu) rẽ tay phải đến Kho bạc tỉnh, đối diện là đường bêtông dẫn vào làng, theo đường này khoảng 1km rẽ trái là đến ngôi đình của làng.

Ban đầu đình được tạo dựng tại xứ Tro Vưng, đến năm Minh Mạng thứ 13 (năm 1833) không hiểu vì lý do gì đình được dời về xóm Mỹ Đông xứ Rừng Nho, nay là khối phố Mỹ Thạch Đông, phường Tân Thạnh.

Mặt chính của đình nằm về hướng đông, lệch về hướng bắc khoảng 300, nơi có dòng sông Bàn Thạch chảy qua. Cây đa cổ thụ che mát sân đình cùng với

ngơi ở đây khi ra đồng về, trẻ con thì ra đây chơi đùa bơi lội, ghe thuyền đi qua cũng neo lại đây để tiện lên bờ trao đổi cá tôm, cũng bởi vì lý do ấy mà dân làng cũng như những vùng lân cận hay gọi là Bến Đình, cái tên ấy vẫn đi liền với đình Mỹ Thạch cho đến hôm nay.

Ngày nay, đình là một công trình kiến trúc có hình chữ nhất với ba gian hai chái, các gian này được liên kết với nhau bằng khung sườn gỗ có tường gạch, đá ong liên kết vôi xi măng bao xung quanh. Cũng theo bác Đương thì khuôn viên ngôi đình trước đây rất rộng, cổng tam quan bao bọc ngôi đình và sát với bờ sông, từ cổng vào đình là bức bình phong được trang trí nằng kỹ thuật đắp nổi, gắn sành sứ công phu hình thú tứ linh. Ban đầu, đình được xây dựng theo lối chữ Đinh 3 gian 2 chái, gian giữa có phần hậu tẩm nhô ra phía sau, mái của gian thờ này bằng hình tháp và cao hơn các ngăn trước, hai bờ chái đầu hồi được trang trí hai con kỳ lân thể hiện sự dũng mãnh, uy nghiêm. Sau này, trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm với chủ trương tiêu thổ kháng chiến dân làng Mỹ Thạch đã tự nguyện tháo dỡ cổng Tam quan và đập phá tường rào, bình phong để bộ đội ta dễ bề kiểm soát khi địch đến.

Bên trong đình là sáu hàng cột được làm bằng gỗ mít, đế các cột được kê trên đá tảng và các đầu cột liên kết bằng kèo kẻ chuyền với hai đầu được chạm hình con giao, ngoài ra chúng được liên kết bằng các xuyên, xà và đòn tay tròn đặt trên kèo, giữa các xuyên thượng hạ đều có các ô xuyên bông trang trí hình hoa lá, bát bửu và thú tứ linh. Cây đòn đông được lận cong hai đầu, nối suốt ba gian, ở phần trên chính giữa điện thờ là bức hoành phi bằng chữ Hán ghi lại niên đại xây dựng ngôi đình “Minh Mạng thập tam niên, tam nguyệt kiến nhật tạo lập”- tức là ngôi đình được xây dựng vào ngày lành tháng tốt năm Minh Mạng thứ XIII, năm 1833. Lối vào ba gian đều được ngăn bằng cửa bảng khoa, mái được lợp bằng ngói âm dương. Do qua nhiều lần tu sửa nhưng nên cấu kiện gỗ bên trong đình chỉ giữ lại hầu rất ít, một số đuôi trính và đuôi kèo hiên đã được thay tế bằng gỗ kiền kiền và tô xi măng, quét vôi.

Năm 1964, sau một trận lụt lớn các tường hồi của đình bị đổ, hậu tẩm của đình cũng bị sụp, lúc bấy giờ làng không còn công quỹ nên các bị thân hào trong làng lúc bấy giờ đã kêu gọi nhân dân lấy đất sét làm hồ xây lại tường cho kín, lợp lại mái hiên để tránh mưa dột làm hư hỏng các cột gỗ bên trong đình.

Năm 1968, Mỹ nguỵ xây dựng lại Tín đường Quảng Tín, ruộng làng bị giải toả nên ban Ban quản trị và đại diện các chi tộc phái đã quyết định lập hai gian hàng ở chợ Kỳ Hương (năm 1956 chính quyền Mỹ Nguỵ thành lập xã Kỳ Hương, chợ cũng ra đời từ đó), giữ lại vốn kiếm tiền lời lo hương khói cho ngôi đình. Các bệ thờ được trang trí lại, ở gian giữa để chữ “ Thành” với đôi câu đối:

“ Mỹ tự hương yên phong nhã vận Thạch đình phụng sự vĩnh tôn mưu”

Bên trên là thời gian tu sửa lại đình “Mậu Thân niên mạnh đông tu tả”_ tức là: được sửa chữa năm Mậu Thân 1968. Hai bên bệ thờ bên tả ghi chữ “Vũ Hậu” và bên hữu ghi “Quang Tiền”.

Năm 1976 sau khi nước nhà được thống nhất, người dân lưu tán nay quay trở về quê hương, chợ Kỳ Hương vì thế mà ế ẩm, hai gian hàng của làng ở chợ đành phải bán dùng vào việc tu sửa lại đình và lo việc phụng thờ, tấm hoành phi

“ Lưu Mãi Ân Đức” được treo lên để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và cũng là ghi nhớ công lao của những người đã góp phần tu sửa lại đình.

2.2.3. Lễ hội chính tại đình làng Mỹ Thạch

Vào cuối năm dân làng cũng tổ chức cúng xóm ở đình, đầu năm vào ngày mồng một Tết cũng tổ chức cúng đầu năm, người dân những ngày này đem lễ vật đến cúng tế và cầu xin cho một năm mới tốt đẹp hơn. Ngày hội làng nhằm vào ngày 16 tháng 6 âm lịch hay còn gọi là lễ Kỳ Yên, những văn bản ấn chỉ vua ban để thờ tự được đặt vào kiệu để cung nghinh đi khắp xóm, chủ tế phó tể mặc áo rộng màu xanh, các bậc cao niên thì mặc áo dài khăn đóng, thanh niên tham gia rước kiệu thì mặc áo tiều phu, đội nón dấu, người cầm cờ cầm lọng rất linh đình, ngoài ra, dân làng còn tổ chức ăn uống, ca hát để người làng có dịp vui chơi, giao lưu cùng nhau.

Bài văn cúng tiền hiền vào dịp hội làng như sau:

“... Cảm cáo vu

Hoàng Thiên Hậu thổ vận phước nguyên quân. tiền hiền khai khẩn, hậu hiền khai canh.

Chư tiên linh đồng thuỳ chứng giám. Phục duy cẩn cáo:

Viết: Cung duy tiền hiền chi tiên linh. Càn khôn hữu cương viết.

Nhựt nguyệt hữu hối minh.

Mộc chi hữu bổn, thuỷ chi hữu nguyên. Nhân sinh hổi tổ, nhất nhất tùng tiền.

Duy ngã xã chi, tiền hiền đại công vị tần báo đáp. ...

Để xướng quy dân lập ấp. Cổ suý khẩn hoá khai hoang. Thành lập xã hiệu:

Lấy phương danh là xã Mỹ Thạch. Mỹ giả: Tân Mỹ, Tân Thiện, Chi Phong. Thạch giả: Như thiết, như thạch, chi nhân. Mỹ: Mọi việc làm điều tốt, thuần phong mỹ tục. Thạch: Lòng người thật thà như thiết, sắt, như đá. Cổ xưng là Mỹ Thạch.

Cho nên xưng là Mỹ Thạch. Từ ấy đến nay gần tròn 600 năm. Trải qua nhiều thế hệ.

Nhân khương, vật phụ, hoà lạc điền viên. Nhật khương phát đạt, trù mật dân cư...”

Với những giá trị trên, đình đã được công nhận là Di tích Kiến trúc văn hoá nghệ thuật cấp tỉnh, là một ngôi đình có kiến trúc nghệ thuật độc đáo trên

địa bàn thành phố Tam Kỳ và được công nhận theo quyết định số : 2387/ QĐUB ngày 9/8/1999.

Một phần của tài liệu Đề tài khái quát lịch sử hình thành phát triển của cư dân Tam Kỳ pptx (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w