CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
3.1. Mô tả cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm y tế thị xã Bình Long năm 2022 theo một số chỉ tiêu
3.1.2. Cơ cấu thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý
Căn cứ Danh mục thuốc hóa dược, sinh phẩm thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT tại Thông tư số 30/2018/TT-BYT [4] và Danh mục thuốc đông y, thuốc từ dược liệu thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT tại Thông tư số 05/2015/TT-BYT [5], DMT sử dụng tại Trung tâm Y tế thị xã Bình
33 Long năm 2022 được chia thành các nhóm dược lý với số khoản mục và giá trị sử dụng được trình bày cụ thể tại bảng 3.2.
Bảng 3.2: Cơ cấu DMT sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý
STT Nhóm thuốc SLKM %
SLKM
GTSD (VNĐ)
% GTSD
I. Phân nhóm thuốc hóa dược 245 87,19% 5.789.214.751 94,58%
1 Thuốc tác dụng đối với
máu
8 2,85 2.350.776.680 38,40
2
Thuốc điều trị ký sinh
trùng, chống nhiễm
khuẩn
39 13,88 1.014.830.789 16,58
3 Dung dịch lọc màng
bụng, lọc máu
2 0,71 821.388.750 13,42
4 Thuốc đường tiêu hóa 26 9,25 371.949.263 6,08
5 Thuốc tác dụng trên
đường hô hấp
15 5,34 363.889.595 5,94
6
Dung dịch điều chỉnh
nước, điện giải, cân
bằng acid-base và các
dung dịch tiêm truyền
khác
9 3,20 152.281.337 2,49
7
Thuốc có tác dụng thúc
đẻ, cầm máu sau đẻ và
chống đẻ non
4 1,42 137.699.427 2,25
8 Thuốc tim mạch 36 12,81 111.073.055 1,81
34
STT Nhóm thuốc SLKM %
SLKM
GTSD (VNĐ)
% GTSD
9 Khoáng chất và vitamin 14 4,98 102.210.964 1,67
10
Thuốc giảm đau, hạ sốt;
chống viêm không
steroid; thuốc điều trị
gút và các bệnh xương
khớp
22 7,83 101.536.795 1,66
11 Thuốc tẩy trùng và sát
khuẩn
4 1,42 92.373.976 1,51
12
Thuốc gây tê, gây mê,
thuốc giãn cơ, giải giãn
cơ
18 6,41 65.104.119 1,06
13
Hocmon và các thuốc
tác động vào hệ thống
nội tiết
16 5,69 53.839.814 0,88
14
Thuốc giải độc và các
thuốc dùng trong trường
hợp ngộ độc
5 1,78 18.137.896 0,30
15 Thuốc chống co giật,
chống động kinh
3 1,07 10.185.578 0,17
16
Thuốc chống rối loạn
tâm thần và thuốc tác
động lên hệ thần kinh
4 1,42 8.052.601 0,13
35
STT Nhóm thuốc SLKM %
SLKM
GTSD (VNĐ)
% GTSD
17
Thuốc chống dị ứng và
dùng trong các trường
hợp quá mẫn
11 3,91 7.369.575 0,12
18 Thuốc lợi tiểu 5 1,78 4.469.429 0,07
19 Thuốc điều trị bệnh
đường tiết niệu
1 0,36 1.162.114 0,02
20 Thuốc điều trị bệnh
mắt, tai mũi họng
2 0,71 692.000 0,01
21 Thuốc điều trị đau nửa
đầu
1 0,36 190.995 0,00
II. Phân nhóm thuốc đông y,
thuốc từ dược liệu
36 12,81 331.959.525 5,42
1 Nhóm thuốc khu phong
trừ thấp
6 2,14 129.373.286 2,11
2 Nhóm thuốc chữa các
bệnh về phế
2 0,71 96.414.413 1,58
3 Nhóm thuốc an thần,
định chí, dưỡng tâm
7 2,49 55.198.680 0,90
4
Nhóm thuốc thanh
nhiệt, giải độc, tiêu ban,
lợi thủy
7 2,49 19.828.752 0,32
36
STT Nhóm thuốc SLKM %
SLKM
GTSD (VNĐ)
% GTSD
5
Nhóm thuốc nhuận
tràng, tả hạ, tiêu thực,
bình vị, kiện tì
5 1,78 9.559.680 0,16
6 Nhóm thuốc dùng ngoài 1 0,36 6.714.000 0,11
7 Nhóm thuốc chữa bệnh
về ngũ quan
4 1,42 5.750.474 0,09
8 Nhóm thuốc chữa các
bệnh về Dương, về Khí
2 0,71 5.436.000 0,09
9 Nhóm thuốc chữa các
bệnh về Âm, về Huyết
2 0,71 3.684.240 0,06
Tổng cộng: 281 100 6.121.174.276 100
Kết quả thu được qua bảng trên cho thấy các thuốc hóa dược sử dụng tại Trung tâm được phân chia vào 21 nhóm tác dụng dược lý; và 09 nhóm đối với các thuốc đông y, thuốc từ dược liệu với tổng cộng 281 khoản mục.
Trong 21 nhóm thuốc hóa dược, có 3 nhóm thuốc có giá trị sử dụng chiếm
tỷ lệ lớn nhất. Bao gồm:
- Nhóm thuốc tác dụng đối với máu chiếm 38,40% tổng GTSD, tương ứng 2.350.776.680 VNĐ. Tuy nhiên SLKM của nhóm thuốc này không cao, chỉ 2,85%.
- Đứng thứ hai về GTSD là nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn với 16,58% tổng GTSD và 13,88% tổng SLKM. Nhóm thuốc này có SLKM cao nhất trong 21 nhóm thuốc hoá dược.
37
- Đứng thứ ba về GTSD là nhóm dung dịch lọc màng bụng, lọc máu chiếm 13,42%, tương ứng 821.388.750 VNĐ. Nhóm này có SLKM thấp, cụ thể là 2, chiếm 0,71% tổng SLKM.
Trong 11 nhóm thuốc đông y, thuốc từ dược liệu, nhóm chiếm tỷ lệ về giá trị sử dụng cao nhất là nhóm thuốc khu phong trừ thấp với 2,11% (tương ứng với 129.373.286 đồng) và 6 khoản mục. Nhóm có tỷ lệ GTSD thấp nhất là nhóm thuốc chữa các bệnh về Âm, về Huyết với 0,06% GTSD, tương ứng 3.684.240, chỉ với 2 khoản mục.
3.1.2.1. Cơ cấu thuốc tác dụng đối với máu
Bảng 3.3: Cơ cấu thuốc tác dụng đối với máu
STT Nhóm thuốc SL
KM
% SLKM
GTSD (VNĐ) % GTSD
1 Thuốc khác 1 12,50 1.888.520.000 80,34
2 Thuốc tác dụng lên quá
trình đông máu
4 50,00 432.530.139 18,40
3 Thuốc chống thiếu máu 2 25,00 28.798.541 1,23
4 Dung dịch cao phân tử 1 12,50 928.000 0,04
Tổng cộng: 8 100,00 2.350.776.680 100,00
Trong thuốc tác dụng với máu, thuốc ở nhóm khác, cụ thể là thuốc Nanokine 4000IU có GTSD cao nhất, tương ứng 1.888.520.000 VNĐ (80,34%). Nhóm thuốc có giá trị sử dụng cao thứ hai là Thuốc tác dụng lên quá trình đông máu (4 KM), tương ứng 432.530.139 VNĐ (18,40%).
Nhóm thuốc tác dụng đối với máu chỉ bao gồm 8 khoản mục nhưng lại có giá trị sử dụng chiếm 38,40% danh mục thuốc năm 2022. Từ số liệu liệt kê cho thấy TTYT có nguồn thuốc tác dụng với máu đa dạng, phù hợp với mô hình bệnh
38 tật của TTYT về các bệnh của hệ tuần hoàn (tần suất đứng thứ 2, tương ứng (22.074 lượt, 15,69%)).
3.1.2.2. Cơ cấu dung dịch lọc màng bụng, lọc máu
STT Tên thuốc SL
KM
% SLKM
GTSD (VNĐ) % GTSD
1 Kydheamo - 2B 1 50,00 486.438.750 59,22
2 Kydheamo - 3A 1 50,00 334.950.000 40,78
Tổng cộng: 2 100,00 821.388.750 100,00
Nhóm dung dịch lọc màng bụng, lọc máu chỉ bao gồm 2 khoản mục nhưng GTSD lại đứng thứ 2 trong danh mục thuốc TTYT năm 2022. Nhóm này bào gồm Kydheamo - 2B với GTSD là 486.438.750 VNĐ, Kydheamo - 3A với GTSD là 334.950.000 VNĐ.