Về cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích ABC

Một phần của tài liệu phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế thị xã bình long bình phước năm 2022 (Trang 64 - 74)

4.2. Về phân tích danh mục sử dụng tại TTYT Thị xã Bình Long – Bình Phước và ma trận ABC/VEN

4.2.1. Về cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích ABC

Nhóm thuốc hạng A có 29 khoản mục chiếm 10,32% tổng số khoản mục (nằm trong khoảng 10 – 20%) tương ứng với 79,98% GTSD. Nhóm thuốc hạng

B 55 khoản chiếm 19,57% tổng số khoản mục (nằm trong khoảng 10 – 20%) tương ứng với 14,81% GTSD. Nhóm thuốc hạng C có 197 khoản chiếm 70,11% tổng số khoản mục (nằm trong khoảng 60 – 80%) tương ứng với 5,22% GTSD. Theo kết quả trên, số thuốc hạng A khá thấp nhưng vẫn nằm trong khoảng cho phép theo Thông tư số 21/2013/TT-BYT là từ 10 – 20% tổng số sản phẩm [2]. Phân tích ABC tại TTYT huyện Đức Huệ, tỉnh Long An năm 2019 chỉ ra thuốc hạng A tại đây có kết quả là 19,26% SLKM [12], gần bằng giới hạn trên của Thông tư số 21/2013/TT-BYT. Trong khi đó ở TTYT huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang năm 2019 thì vượt qua giới hạn này với 20,13% SLKM [11].

Nhóm thuốc hạng A là nhóm thuốc chiếm GTSD cao nhất trong danh mục thuốc, nên việc giảm các thuốc Vitamin và thuốc đông y, thuốc dược liệu trong nhóm thuốc này sẽ giúp TTYT tiết kiệm nguồn chi phí cho nhóm thuốc không quan trọng nhưng giá tiền cao. Trong danh mục thuốc hạng A thì Khoáng chất và vitamin chiếm 1 KM với GTSD 40.137.000 VNĐ, tương ứng 0,82% nhóm thuốc hạng A, Thuốc đông y, thuốc dược liệu chiếm 2 KM với GTSD 141.092.413

55 VNĐ, tương ứng 2,88%. TTYT nên xem xét các thuốc trên và điều chỉnh nhóm thuốc hạng A.

4.2.2. Về cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích VEN

Kết quả phân tích theo phương pháp VEN tại TTYT cho thấy: các thuốc nhóm E chiếm tỷ lệ lớn nhất có 193 khoản mục tương ứng 68,68% SLKM và giá trị sử dụng là 4.727.889.623 VNĐ tương ứng 77,24% GTSD; thuốc nhóm N có

70 khoản mục với giá trị sử dụng là 514.336.951 VNĐ, tương ứng 24,91% SLKM

và 8,40% GTSD; thuốc nhóm V gồm 18 khoản mục với giá trị sử dụng là 878.947.701 VNĐ, tương ứng 6,41% SLKM và 14,36% GTSD.

Thuốc nhóm E của TTYT thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước có tỷ lệ SLKM thấp hơn so với các TTYT huyện Gò Dầu tỉnh Tây Ninh năm 2019 (75,6%) [8], TTYT huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên năm 2020 (75,43%) [9], TTYT thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh năm 2020 (81,91%) [10], gần xấp xỉ TTYT huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang năm 2019 (69,9%) [11]. Về GTSD thì kết quả tại TTYT thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước chênh lệch không quá nhiều với TTYT huyện Gò Dầu tỉnh Tây Ninh năm 2019 (78,9%) [10] TTYT huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên năm 2020 (77,03%) [9], TTYT thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh năm 2020 (76,02%) [12], cao hơn so với TTYT huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang năm 2019 (65,55%) [11] và TTYT huyện Đức Huệ, tỉnh Long An năm

2019 (52,09%) [12].

Thuốc nhóm N có SLKM cao hơn so TTYT huyện Gò Dầu tỉnh Tây Ninh năm 2019 (11,2%) [10], TTYT huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên năm 2020 (8,77%)

[11], TTYT thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh năm 2020 (14,38%) [10], TTYT huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang năm 2019 (19,7%) [11] và TTYT huyện Đức Huệ, tỉnh Long An năm 2019 (23,7%) [12]. Xét GTSD nhóm N thì gần bằng với TTYT huyện Gò Dầu tỉnh Tây Ninh năm 2019 [8] là 8,3%, thấp hơn TTYT huyện Gò Dầu tỉnh Tây Ninh năm 2019 (78,9%) [10] TTYT huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên năm 2020 (13,3%) [9], TTYT thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh năm

56

2020 (16,59%) [12], TTYT huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang năm 2019 (27,58%) [11] và TTYT huyện Đức Huệ, tỉnh Long An năm 2019 (36,9%) [12]. Nhóm thuốc V TTYT có 6,41% SLKM, cao hơn TTYT thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh năm 2020 (3,7%) [10] và 14,36% GTSD cao hơn 5 TTYT trên với TTYT huyện Đức Huệ, tỉnh Long An năm 2019 (13,33%) [12].

TTYT cần đưa ra những tiêu chí để lựa chọn và loại bỏ thuốc trong danh mục N đi nhằm hạn chế các chi phí không thiết thực mà bệnh viện phải chi trả, đồng thời TTYT cũng dễ dàng tập trung quản lý các thuốc thuộc danh mục thuốc

V và E.

4.2.3. Về cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích ma trận ABC/VEN

Kết hợp hai phương pháp phân tích ABC và VEN trong ma trận ABC/VEN cho thấy: TTYT đã phân bổ lượng lớn ngân sách cho 2 nhóm thuốc chính là AE (chiếm 63,60% GTSD), và nhóm AV (chiếm 13,42% GTSD). Hai nhóm thuốc này cần được quan tâm đặc biệt và quản lý chặt chẽ không để thiếu thuốc nhưng cũng không nên để tồn kho quá nhiều.

Thuốc nhóm BV gồm 2 khoản mục, GTSD nhóm này thấp cụ thể là 43.620.587 VNĐ, chỉ chiếm 0,71% GTSD toàn danh mục thuốc. Nhóm CV gồm

14 khoản mục, với GTSD thấp nhất 13.938.364 VNĐ, chiếm 0,23%. Trong nhóm thuốc V, nhóm thuốc BV và nhóm CV cũng cần phải cân nhắc và chú ý thêm. Ngoài ra, ở cả 3 hạng A, B, C thì nhóm E chiếm SLKM và GTSD cao nhất. Trong phân tích ma trận ABC/VEN, các nghiên cứu chủ yếu quan tâm đến nhóm thuốc AN, đây là nhóm không thiết yếu nhưng lại thường chiếm giá trị sử dụng cao trong danh mục thuốc sử dụng tại các đơn vị. Nhóm AN gồm 3 khoản mục với GTSD 181.229.413 VNĐ, chiếm 2,96%. Tỷ lệ về giá trị sử dụng nhóm

AN tại các TTYT khảo sát nhau như sau: TTYT huyện Gò Dầu tỉnh Tây Ninh năm 2019 là 4,8% GTSD [8]; TTYT huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên năm 2020 có 11,41% GTSD [9]; TTYT thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh năm 2020 có

57 13,31% GTSD [10]. Từ kết quả đó thì TTYT thị xã Bình Long – Bình Phước năm

2022 có tỷ lệ GTSD nhóm AN nhỏ nhất, tối ưu hóa nguồn vốn hơn các TTYT đang khảo sát.

Qua phân tích ma trận ABC/VEN việc xây dựng danh mục thuốc tại TTYT khá tốt, không để xảy ra nhiều trường hợp thuốc có hiệu quả điều trị thấp lại chiếm quá nhiều ngân sách. Kết quả phân tích nhóm thuốc AN là nhóm thuốc có thể hạn chế sử dụng để dành nguồn ngân sách cho các nhóm thuốc quan trọng hơn như nhóm AV và AE.

58

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

1. Mô tả cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm y tế thị xã Bình Long năm 2022 theo một số chỉ tiêu

DMT được sử dụng tại TTYT năm 2022 có tất cả 281 SLKM thuốc với GTSD là 6.121.174.276 VNĐ. Trong đó, thuốc hóa dược có 245 KM chiếm 87,19%, GTSD 5.789.214.751 VNĐ (94,58%); Thuốc đông y, thuốc dược liệu với 36 KM (12,81%), GTSD 331.959.525 VNĐ (5,42%).

Nhóm thuốc tác dụng đối với máu chiếm GTSD cao nhất là 38,40%, tương ứng 2.350.776.680 VNĐ. Tuy nhiên SLKM của nhóm thuốc này không cao, chỉ 2,85%. Đứng thứ hai về GTSD là nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn với 16,58% GTSD và 13,88% SLKM. Nhóm này có SLKM cao nhất trong

21 nhóm thuốc hoá dược.

Thuốc Generic được TTYT ưu tiên sử dụng, chiếm tỷ lệ rất cao với 240 khoản mục (97,96%) và GTSD 5.613.198.278 VNĐ (96,96%). Thuốc generic nhóm 3 theo 15/2019/TT-BYT được sử dụng nhiều nhất về SLKM và GTSD. Thuốc sản xuất trong nước được ưu tiên theo khuyến cáo của Bộ Y tế chiếm 64,77% SLKM và chiếm 81,27% GTSD.

Thuốc đơn thành phần chiếm tỷ lệ vượt trôi hơn so với thuốc đa thành phần

về SLKM (90,20% so với 9,80%) và GTSD (94,35% so với 5,65%).

Thuốc đường uống chiếm 60,50% SLKM và 26,71% GTSD. TTYT vẫn còn chi rất nhiều ngân sách vào các thuốc đường tiêm, tiêm truyền chiếm 34,88% SLKM và 67,82% GTSD. Trong đó chủ yếu là thuốc tác dụng đối với máu để phục vụ điều trị cho bệnh nhân suy thận mạn.

2. Phân tích DMT sử dụng tại Trung tâm Y tế năm 2022 theo phương pháp ABC, VEN và ma trận ABC/VEN

Tỷ lệ các thuốc hạng A, B, C nằm trong khoảng cho phép theo quy định Bộ

59

Y tế. Thuốc hạng A gồm 29 KM (10,32%), GTSD 79,98%, thuốc hạng B với 55

KM (19,57%) và GTSD 14,81%; thuốc hạng C với 197 KM (70,11%) và GTSD 5,22%.

Thuốc tác dụng đối với máu chiếm tỷ lệ cao nhất, 46,96% GTSD thuốc hạng

A, tiếp đó là nhóm thuốc Dung dịch lọc màng bụng, lọc máu chiếm 16,78% GTSD. Đây không phải là nhóm thuốc điều trị chủ yếu trong mô hình bệnh tật của TTYT.

Kết quả phân tích VEN thể hiện thuốc nhóm E chiếm tỷ lệ cao nhất về SLKM (68,68%) và GTSD (77,24%) kế đến là nhóm thuốc V chiếm 14,36% GTSD và cuối cùng là nhóm thuốc N với 8,40% GTSD.

Nhóm thuốc AN có 3 thuốc khoáng chất và vitamin, nhóm thuốc đông y, thuốc dược liệu chiếm 181.229.413 VNĐ tương đương 2,96% GTSD DMT. Nhóm thuốc AV chỉ gồm 2 loại thuốc thuộc dung dịch lọc màng bụng, lọc máu. Đây là thuốc tối cần thiết và chiếm chi phí cao của TTYT.

KIẾN NGHỊ

Từ kết quả nghiên cứu trên, để góp phần nâng cao chất lượng xây dựng DMTSD tại Trung tâm Y tế thị xã Bình Long – Bình Phước trong những năm tiếp theo, đồng thời tiết kiệm chi phí sử dụng cho người bệnh, tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau:

1. Kiểm soát việc sử dụng các thuốc đông y, thuốc dược liệu, giám sát việc thực hành kê đơn đối với các loại thuốc này.

2. TTYT nên tiếp tục giữ vững tỷ lệ GTSD thuốc sản xuất trong nước để tiết kiệm ngân sách, phù hợp với khả năng chi trả của người bệnh.

3. Xem xét kiểm soát sử dụng đối với 03 thuốc trong nhóm AN để tránh lãng phí nguồn kinh phí.

4. Rà soát lại các phác đồ điều trị, kiểm soát, giảm tỷ lệ sử dụng đường tiêm, tiêm truyền trong điều kiện cho phép.

60

5. HĐT&ĐT cần tiến hành phân tích DMT sử dụng hàng năm bằng phương pháp ABC, VEN và ma trận ABC/VEN để đánh giá tính hợp lý và làm rõ những bất cập trong danh mục thuốc sử dụng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Minh Anh (2022), Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên làm việc tại thị xã

Bình Long, truy cập ngày 17/01/2024, tại trang web https://tinhuybinhphuoc.vn/Van-hoa-Xa-hoi/thu-truong-bo-y-te-lam-viec- tai-thi-xa-binh-long-2905.html.

2. Bộ Y tế (2013), "Thông tư số 21/2013/TT-BYT của Bộ Y tế: Quy định về

tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và điều trị trong bệnh viện".

3. Bộ Y tế (2011), "Thông tư 23/2011/TT-BYT hướng dẫn sử dụng thuốc

trong cơ sở y tế có giường bệnh mới nhất".

4. Bộ Y tế (2018), "Thông tư 30/2018/TT-BYT thanh toán thuốc hóa dược

sinh phẩm của người tham gia bảo hiểm y tế".

5. Bộ Y tế (2015), "Thông tư số 05/2015/TT-BYT của Bộ Y tế: Ban hành

Danh mục thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế".

6. Bộ Y tế (2019), "Thông tư số 15/2019/TT-BYT ngày 11/7/2019 của Bộ Y

tế quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập".

7. Thủ tướng Chính phủ (2019), Quyết định số 1893/QĐ-TTg ngày

25/12/2019 ban hành Chương trình phát triển y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại đến năm 2030.

8. Phan Hải Đăng (2020), Phân tích danh mục thuốc đã sử dụng tại TTYT

huyện Gò Dầu tỉnh Tây Ninh năm 2019, Trường đại học Dược Hà Nội.

9. Phạm Xuân Lộc Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm Y tế

huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên năm 2020, Trường Đại học Dược Hà Nội.

10. Nguyễn Thị Thương (2022), Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Trung

tâm Y tế thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh năm 2020, Trường Đại học

Dược Hà Nội.

11. Nguyễn Hồng Châu (2020), Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Trung

tâm Y tế huyện Gò Công Tây tỉnh Tiền Giang năm 2019, Luận văn dược sĩ

chuyên khoa cấp I, Trường Đại học Dược Hà Nội.

12. Nguyễn Thế Hùng (2020), Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Trung

tâm y tế huyện Đức Huệ tỉnh Long An năm 2019, Luận văn dược sĩ chuyên

khoa cấp I, Trường Đại học Dược Hà Nội.

13. Bộ Y tế (2014), "Thông tư số 40/2014/TT-BYT của Bộ Y tế: Ban hành và

hướng dẫn thực hiện danh mục thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế".

14. Trần Thị Thuận và các cộng sự. (2023), "Phân tích danh mục thuốc sử dụng

tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam năm 2021", Tạp chí Y dược lâm

sàng 108.

15. Nguyễn Tuấn Quang và các cộng sự. (2022), "Phân tích danh mục thuốc sử

dụng tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Quảng Ninh năm 2021", Tạp chí Y Dược

học Quân sự. 47(9), tr. 13-25.

16. Lã Thị Quỳnh Liên và Nguyễn Mai Anh (2022), "Phân tích danh mục thuốc

sử dụng tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Thái Bình giai đoạn 2018-2019", Tạp

Chí Y học Việt Nam. 514(2), tr. 293-297.

17. Vũ Đình Phóng và Hoàng Thị Thanh Tú (2023), "Phân tích danh mục thuốc

sử dụng tại Trung tâm T tế Huyện Sông Lô, Tỉnh Vĩnh Phúc năm 2022",

Tạp chí KH&CN Trường Đại học Hòa Bình(09), tr. 133-142.

18. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 10/01/2014

phê duyệt Chiến lược Quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

19. Bộ Y tế (2015), "Công văn số 3968/BHXH-NVGĐ1 ngày 09 tháng 12 năm

2015 của Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh về việc điều chỉnh giờ khám chữa bệnh của cơ sở đăng ký khám chữa bệnh ban đầu".

20. Bộ Y tế (2012), Quyết định số 4824/QĐ-BYT ngày 03/12/2012 phê duyệt

đề án "Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam".

21. Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế (2019), Thông cáo báo chí tại Hội nghị tổng

kết đề án "Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam", truy cập ngày

22/12/2023, tại trang web https://dav.gov.vn/thong-cao-bao-chi-tai-hoi- nghi-tong-ket-de-annguoi-viet-nam-uu-tien-dung-thuoc-viet-nam--

n2530.html.

22. UBND thị xã Bình Long (2022), Đoàn giám sát HĐND tỉnh khảo sát hoạt

động y tế tại Bình Long, truy cập ngày 2024-01-16 13:09:34, tại trang web

https://binhlong.binhphuoc.gov.vn/vi/news/Chinh-tri-Xa-hoi/doan-giam- sat-hdnd-tinh-khao-sat-hoat-dong-y-te-tai-binh-long-8554.html.

Một phần của tài liệu phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế thị xã bình long bình phước năm 2022 (Trang 64 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)