4.1.1. Về thuốc sử dụng theo nguồn gốc thuốc hóa dược, thuốc đông y, thuốc dược liệu
Phân tích danh mục thuốc sử dụng TTYT Thị xã Bình Long – Bình Phước năm 2022 có tổng cộng 281 khoản mục trong đó, 245 khoản mục thuốc hóa dược chia làm 21 nhóm tác dụng dược lý và 36 khoản mục thuốc đông y, thuốc từ dược liệu chia thành 9 nhóm.
Số lượng khoản mục thuốc hóa dược chiếm 87,19% với GTSD 5.789.214.751 VNĐ tương ứng 94,58% DMT. Số lượng khoản mục thuốc đông
y, thuốc từ dược liệu chiếm 12,81% và GTSD nhóm thuốc này là 331.959.525 VNĐ tương ứng 5,42% GTSD toàn DMT của TTYT. Việc sử dụng nhiều nhóm thuốc có TDDL khác nhau phù hợp với quy mô của TTYT, đảm bảo nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân trong khu vực.
So với danh mục thuốc của một số TTYT khảo sát thì TTYT thị xã Bình Long – Bình Phước có sự tương đồng với các cơ sở y tế đó, cụ thể là TTYT huyện
Gò Dầu tỉnh Tây Ninh năm 2019 có 94.69% SLKM và 95.82% GTSD thuốc hóa dược, 5.32% SLKM và 4.18% GTSD thuốc đông y, thuốc dược liệu [8]; TTYT huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên năm 2020 có 93,68% SLKM và 88,77% GTSD thuốc hóa dược, 6,32% SLKM và 11,23% GTSD thuốc đông y, thuốc dược liệu [9]; TTYT thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh năm 2020 có 91,29% SLKM và 85,41% GTSD thuốc hóa dược, 8,71% SLKM và 14,59% GTSD thuốc đông y, thuốc dược liệu [10]; TTYT huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang năm 2019 có 88,47% SLKM và 83,46% GTSD thuốc hóa dược, 11,53% SLKM và 16,54% GTSD thuốc đông y, thuốc dược liệu [11]; TTYT huyện Đức Huệ, tỉnh Long An năm 2019 có 79,63% SLKM và 66,44% GTSD thuốc hóa dược, 20,37% SLKM
và 33,56% GTSD thuốc đông y, thuốc dược liệu [12];
50 Hiện nay TTYT đang sử dụng thuốc đông y, thuốc dược liệu với mục đích thứ nhất là phối hợp cùng hoặc thay thế các thuốc hóa dược nhằm hỗ trợ và nâng cao hiệu quả điều trị cho người bệnh; thứ hai là sử dụng thuốc đông y, thuốc dược liệu nhằm nâng cao hiệu suất sản xuất thuốc và phát triển nền y học dân tộc.
4.1.2. Về cơ cấu DMT sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý
Kinh phí sử dụng thuốc trong năm 2022 của TTYT chủ yếu tập trung ở 03 nhóm thuốc có giá trị sử dụng lớn nhất, đó là: Thuốc tác dụng đối với máu với 2,85% SLKM và 38,40% GTSD danh mục thuốc; Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn có 13,88% SLKM và 16,58% GTSD và 2 khoản mục trong nhóm Dung dịch lọc màng bụng, lọc máu chiếm tận 13,42% GTSD danh mục thuốc.
Kết quả này khác với các nghiên cứu trước đó ở TTYT huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh năm 2019, TTYT thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh năm 2020, TTYT huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang năm 2019 và TTYT huyện Đức Huệ, tỉnh Long An năm 2019 thì nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn đều đạt tỷ lệ giá trị sử dụng cao nhất [8, 10-12]. Trong khí đó, nhóm thuốc này chỉ cao thứ hai trong các nhóm tác dụng dược lý tại TTYT thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước năm 2022. Còn ở TTYT huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên năm 2020 nhóm thuốc có tỷ lệ cao nhất là Hocmon và các loại thuốc tác động lên hệ nội tiết, chiếm
tỷ lệ cao nhất về giá trị sử dụng, tiếp theo là nhóm thuốc Tim mạch [9].
Theo mô hình bệnh tật của TTYT năm 2022 các bệnh về hệ hô hấp và hệ tuần hoàn chiếm tỷ lệ cao nhất, lần lượt là 15,70% và 15,69%. Tuy nhiên trong 3 nhóm GTSD cao nhất không có nhóm thuốc điều trị bệnh hô hấp và các bệnh hệ tuần hoàn, nhóm dung dịch lọc màng bụng, lọc máu lại chiếm tỷ lệ giá trị sử dụng cao. Nguyên nhân được đưa ra là để đáp ứng nhu cầu điều trị của bệnh nhân. TTYT thị xã Bình Long là địa chỉ thực hiện kỹ thuật lọc màng bụng, chạy thận nhân tạo định kỳ cho lượng lớn người dân địa phương và lân cận. Các bệnh nhân suy thận mạn được chỉ định sử dụng các thuốc tác dụng lên quá trình đông máu,
51 chống thiếu máu hay thuốc khác như Erythropoietin chủ yếu theo đường tiêm truyền. Các thuốc này có giá thành cao, được sử dụng nhiều nên dẫn tới giá trị sử dụng lớn. Vì vậy kết quả trên là hợp lý.
4.1.3. Cơ cấu thuốc Biệt dược gốc (BDG) và thuốc Generic
Thuốc Generic với ưu điểm giá thành rẻ hơn các thuốc biệt dược nên việc sử dụng các thuốc generic được xem là một trong những cách giảm chi phí điều trị. Đây cũng là tiêu chí mà BHXH khuyến cáo các cơ sở y tế thực hiện theo, được nhắc đến trong TT 21/2013/TT-BYT: quy định ưu tiên lựa chọn thuốc generic hoặc thuốc mang tên chung quốc tế (INN), hạn chế sử dụng tên biệt dược hoặc nhà sản xuất cụ thể [2].
Theo danh mục thuốc năm 2022 của TTYT, thuốc generic được sử dụng chủ yếu tại TTYT với 97,96% tổng số khoản mục và chiếm hầu hết nguồn ngân sách, tương ứng 96,96% giá trị tiền thuốc năm 2022. Thuốc biệt dược gốc chiếm 2,04%
số lượng khoản mục và giá trị sử dụng tương ứng là 3,04%. TTYT đã ưu tiên dùng thuốc generic như khuyến nghị của Bộ Y tế, tiết kiệm ngân sách chi cho khoa dược thay vì nhập thuốc biệt dược gốc.
Thuốc Generic chiếm chủ yếu là tương đồng với nghiên cứu tại một số TTYT đang khảo sát như TTYT huyện Gò Dầu tỉnh Tây Ninh năm 2019, TTYT huyện
Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên năm 2020, TTYT thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh năm 2020, TTYT huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang năm 2019 và TTYT huyện Đức Huệ, tỉnh Long An năm 2019 đều có tỷ lệ SLKM hơn 85% và tỷ lệ GTSD hơn 80% [8, 10-12]. Bên cạnh đó, tỷ lệ giá trị sử dụng thuốc biệt dược gốc tại
TTYT thấp hơn và nằm trong ngưỡng cho phép là 4% đối với bệnh viện hạng 3 theo quy định tại Công văn 3968/BHXH-DVT thống nhất tỷ lệ sử dụng BDG tại các cơ sở KCB theo chỉ đạo của Chính phủ [19].
Các nhóm thuốc generic được chia thành tiêu chuẩn kỹ thuật từ N1 tới N5. Nhóm thuốc 3 chiếm tỷ lệ cao nhất với 102 khoản mục và giá trị sử dụng là
52 2.527.680.589, tương đương 42,50% SLKM và 45,03% GTSD. Giá trị sử dụng chiếm gần 50% tỷ lệ so với các nhóm tiêu chuẩn kỹ thuật khác.
Tỷ lệ sử dụng lớn của thuốc nhóm 3, tức là các thuốc đáp ứng tiêu chuẩn GMP và có nghiên cứu tương đương sinh học được cơ quan quản lý dược Việt Nam công bố, cho thấy TTYT tăng cường sử dụng các loại thuốc đã được kiểm chứng chất lượng và có hiệu quả trong điều trị mà vẫn đảm bảo về mặt giá thành vừa phải. Điều này có thể mang lại sự tin tưởng và an toàn, đáp ứng khả năng chi trả của bệnh nhân.
Nhóm 5 ít được sử dụng, chỉ có 1 KM duy nhất. Các thuốc nhóm 5 thường
bị đánh giá là giá thành rẻ nhất do xuất xứ kém uy tín, không đáp ứng được các tiêu chuẩn ở các nhóm 1,2,3,4. Điều này một lần nữa khẳng định TTYT đề cao chất lượng thuốc trong việc lựa chọn và xây dựng danh mục.
4.1.4. Cơ cấu thuốc sử dụng theo nguồn gốc, xuất xứ
Năm 2022, TTYT có 182 khoản mục thuốc sản xuất trong nước tương ứng với 64,77% SLKM thuốc và GTSD 4.974.590.117 VNĐ tương ứng 81,27% của tổng GTSD toàn danh mục thuốc. Thuốc nhập khẩu gồm 99 khoản mục tương ứng 35,23% và 1.146.584.159 VNĐ tương ứng 18,73% GTSD.
TTYT đã ưu tiên sử dụng thuốc trong nước, giúp tiết kiệm ngân sách, đồng thời hạn chế sự phụ thuộc vào thuốc nhập khẩu, góp phần phát triển doanh nghiệp dược trong nước theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước của TTYT khác cũng đạt được sự đồng thuận như TTYT huyện Gò Dầu tỉnh Tây Ninh năm 2019 với 69% SLKM và 59% GTSD [8] TTYT huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang năm 2019 với 80,76% SLKM và 80,11% GTSD [11] và TTYT huyện Đức Huệ, tỉnh Long An năm 2019 với 88,89% SLKM và 82,93% GTSD [12]. Các TTYT còn lại có GTSD thuốc sản xuất trong nước thấp hơn là TTYT huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên năm 2020 với 41,71% GTSD [9], TTYT thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh năm 2020 với 38,87% GTSD [10].
53
4.1.5. Cơ cấu thuốc đơn thành phần/ đa thành phần
Kết quả cho thấy thuốc sử dụng tại TTYT chủ yếu là thuốc đơn thành phần, chiếm tỷ lệ rất lớn với 221 khoản mục (90,20%) và 5.462.138.606 VNĐ GTSD (94,35%). Bên cạnh đó thuốc đa thành phần bao gồm 24 khoản mục (9,80%) và 327.076.145 VNĐ GTSD (5,65%). Kết quả này tương đồng với các khảo sát tại TTYT huyện Gò Dầu tỉnh Tây Ninh năm 2019, TTYT huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên năm 2020, TTYT thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh năm 2020, TTYT huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang năm 2019 và TTYT huyện Đức Huệ, tỉnh Long An năm 2019 với SLKM lớn hơn 77% và GTSD lớn hơn 59% đối với thuốc đơn thành phần [8, 10-12]. TTYT Thị xã Bình Long – Bình Phước đã ưu tiên sử dụng thuốc đơn thành phần đúng theo TT 21/2013/TT-BYT, ưu tiên sử dụng thuốc dạng đơn chất, với những thuốc dạng phối hợp nhiều thành phần phải có đủ tài liệu chứng minh liều lượng của từng hoạt chất đáp ứng yêu cầu điều trị trên một quần thể đối tượng người bệnh đặc biệt và có lợi thế vượt trội về hiệu quả, tính an toàn hoặc tiện dụng so với thuốc ở dạng đơn chất [2].
4.1.6. Cơ cấu thuốc theo đường dùng
Đường uống chiếm tỷ lệ khoản mục cao nhất với 170 khoản mục, tương ứng 60,50%, tuy nhiên giá trị sử dụng chỉ đứng thứ 2 với 1.634.762.859 VNĐ (26,71%). Thuốc dùng theo đường tiêm, tiêm truyền chiếm giá trị sử dụng cao nhất với 4.151.585.759 VNĐ, tương ứng 67,82% tỷ lệ trong danh mục thuốc. Trong đường dùng tiêm, tiêm truyền thì nhóm thuốc tác dụng đối với máu chiếm tới 2.317.674.281, tương ứng 55,83% GTSD thuốc đường tiêm, tiêm truyền. Các thuốc này bao gồm nhóm thuốc tác dụng đối với máu được chỉ định điều trị các bệnh nhân suy thận mạn. Trong khi đó, đường uống chiếm GTSD cao nhất ở các TTYT như TTYT huyện Gò Dầu tỉnh Tây Ninh năm 2019, TTYT huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên năm 2020, TTYT thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh năm 2020, TTYT huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang năm 2019 và TTYT huyện Đức Huệ, tỉnh Long An năm 2019 [8, 10-12].
54 Kết quả này là hợp lý vì thuốc đường tiêm truyền được sử dụng nhiều trong điều trị đối với bệnh nhân suy thận mạn, họ cần được thực hiện kỹ thuật lọc màng bụng, chạy thận nhân tạo định kỳ. Tuy nhiên ngân sách được chi vào các thuốc đường tiêm, tiêm truyền là quá cao. TTYT có thể xem xét lại phương pháp điều trị và cập nhật lại danh mục thuốc để ưu tiên dùng thuốc theo đường uống, chỉ sử dụng đường tiêm khi người bệnh không uống được thuốc hoặc khi sử dụng thuốc theo đường uống không đáp ứng yêu cầu điều trị như Thông tư số 23/2011/TT- BYT Bộ Y tế đã ban hành [3].