Những vấn đề chung của quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 42 - 52)

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG CẤP QUỐC GIA

2.1. Những vấn đề chung của quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia

2.1.1. Một số khái niệm liên quan

2.1.1.1. Khái niệm di sản văn hóa

Di sản được hiểu là tất cả những gì mà chúng ta muốn giữ lại của tự nhiên và

xã hội loài người còn lại, hiện hữu đến nay. Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học thì định nghĩa “Di sản là cái của thời trước để lại” (182, tr.254]. Còn theo Công ước Bảo vệ Di sản văn hóa và Thiên nhiên thế giới năm 1972 của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) [139] thì Di sản văn hóa được quy định tại điều 1: “Vì mục đích của Công ước này, những thứ sau đây

sẽ được coi là "di sản văn hóa" bao gồm:

“Di tích kiến trúc: công trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc và hội họa hoành tráng, các yếu tố hoặc cấu trúc có tính chất khảo cổ học, bia ký, nhà ở trong hang động và sự kết hợp của các đặc điểm, có giá trị phổ quát nổi tiếng toàn cầu theo quan điểm của lịch sử, nghệ thuật hoặc khoa học;

Nhóm các tòa nhà: các nhóm tòa nhà riêng biệt hoặc liên kết với nhau, vì kiến trúc, tính đồng nhất của chúng hoặc vị trí của chúng trong cảnh quan, có giá trị phổ quát nổi tiếng toàn cầu theo quan điểm của lịch sử, nghệ thuật hoặc khoa học;

Di chỉ, di chỉ tác phẩm của con người hoặc tác phẩm kết hợp của thiên nhiên

và con người, và các khu vực bao gồm các địa điểm khảo cổ có giá trị phổ quát nổi tiếng toàn cầu theo quan điểm lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc học hoặc nhân học” [139]. Còn trong Nguyên tắc lập hồ sơ di tích, cụm di tích và di chỉ năm 1996 đã được Hội đồng Di tích và Di chỉ Quốc tế lần thứ 11 ở Sofia, tháng 10, năm 1996 phê chuẩn thì định nghĩa “Di sản văn hóa là để chỉ những di tích, những cụm kiến trúc và những di chỉ có giá trị di sản, tạo thành môi trường lịch sử hoặc môi trường xây dựng” [75]. Tại Hiến chương BuRRa (Hiến chương Hội đồng Di tích và Di chỉ Quốc tế Australia về bảo vệ các địa điểm di sản có giá trị văn hóa năm 1979 được

sửa đổi năm 1981, năm 1988, năm 1999 thì định nghĩa “Địa điểm bao gồm di chỉ, vùng đất, cảnh quan, công trình xây dựng và công trình khác, nhóm công trình xây dựng và công trình khác, và có thể bao gồm cả các phần hợp thành, nội dung, không gian và cả thị giới của địa điểm” [177]. Về ý nghĩa văn hóa của địa điểm “Có giá trị thẩm mỹ, lịch sử, khoa học, xã hội và tinh thần đối với các thế hệ quá khứ, hiện tại

và tương lai; có ý nghĩa văn hóa hiện thân ngay chính trong địa điểm, qua kết cấu, khung cảnh, cách sử dụng, các mối kết hợp, ý nghĩa, tư liệu và các nơi, các vật có liên quan” [177].

Trong Công ước Quốc tế về Du lịch Văn hóa, Việc quản lý du lịch ở những nơi có di sản quan trọng năm 1999 đã khẳng định “Di sản là một khái niệm rộng lớn gồm cả môi trường thiên nhiên lẫn văn hóa: Bao gồm cảnh quan, các tổng thể lịch

sử, các di chỉ tự nhiên và do con người xây dựng, và cả tính đa dạng sinh học, các sưu tập, các tập tục truyền thống và hiện hành, tri thức và kinh nghiệm sống. Di sản

là một bộ phận hữu cơ của đời sống hiện đại”[74].

Di sản văn hóa quy định tại Luật Di sản văn hóa năm 2001 định nghĩa: “Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác” [106]. Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất còn di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.

Những gì trình bày trên cho thấy, di sản là một khái niệm rộng, bao gồm môi trường thiên nhiên lẫn văn hóa, bao gồm cảnh quan, các tổng thể di tích lịch sử, các

di chỉ tự nhiên và di tích do con người xây dựng và cả tính đa dạng sinh học, các sưu tập các tập tục truyền thống và hiện hành, tri thức và kinh nghiệm sống.

2.1.1.2. Khái niệm di tích

Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học do Nhà xuất bản Đà Nẵng năm 2003 thì định nghĩa “Di tích là dấu vết còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất, có ý nghĩa về mặt lịch sử, văn hóa” [182].

Còn theo Công ước Bảo vệ Di sản văn hóa và Thiên nhiên thế giới năm 1972 thì Di tích được quy định tại điều 1: “di tích là công trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc và hội họa hoành tráng, các yếu tố hoặc cấu trúc có tính chất khảo cổ học, bia

ký, nhà ở trong hang động và sự kết hợp của các đặc điểm, có giá trị phổ quát nổi bật theo quan điểm của lịch sử, nghệ thuật hoặc khoa học” [139].

Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa lại đồng nhất di tích với di sản văn hóa vật thể khi phân loại di sản văn hóa. “… Di sản văn hóa vật thể bao gồm: Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh (sau đây gọi là di tích), di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia” [41]. Quan điểm này thống nhất với quan điểm của Uỷ ban quốc tế về Hoa viên lịch sử thuộc ICOMOS – IFLA. Hiến chương Florence (do Uỷ ban này ban hành năm 1981) ghi nhận một số cấu tạo kiến trúc có giá trị về mặt lịch sử, mỹ thuật là di tích. Trong luận án, thuật ngữ di tích được sử dụng theo định nghĩa của Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học do Nhà xuất bản Đà Nẵng năm 2003.

2.1.1.3. Khái niệm di tích lịch sử - văn hóa

Di tích lịch sử - văn hóa là những di sản văn hóa vật thể bất động, đó là nơi, địa điểm diễn ra, chứng kiến những sự kiện lịch sử, chính trị, khoa học và văn hóa. Tại đây có lưu giữ được nhiều lưu niệm về sự kiện đó như hiện tượng tự nhiên, bối cảnh, các công trình xây dựng và những di vật liên quan đến sự kiện đó. Di tích lịch

sử - văn hóa là sản phẩm kết tinh qua các thế hệ người trải theo thời gian mà tồn tại cho đến ngày nay và đó cũng là sự kết tinh của một quá trình sáng tạo của con người. Như vậy, di tích lịch sử - văn hóa là minh chứng tiêu biểu về quá trình phát triển lịch sử của mỗi cộng đồng dân tộc và nhân loại. Bên cạnh đó, di tích lịch sử - văn hóa được xem như không gian vật chất cụ thể, khách quan có chứa đựng các điển hình lịch sử nổi bật được tạo ra từ tập thể hoặc cá nhân con người trong lịch sử. Còn Pháp lệnh số 14 LCT/HĐNN, ngày 04/4/1984 của Hội đồng nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa

và danh lam, thắng cảnh thì định nghĩa: “Di tích lịch sử - văn hóa là những công trình xây dựng, địa điểm, đồ vật, tài liệu và tác phẩm có giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật cũng như có giá trị văn hóa khác hoặc có liên quan đến những sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hóa, xã hội” [77].

Như vậy, ở một mức độ hẹp hơn có thể thấy rằng di tích lịch sử - văn hóa là những dấu tích, dấu vết hoạt động của con người trong quá trình lịch sử còn sót lại, được phân chia thành các loại như di tích khảo cổ, di tích lịch sử, di tích văn hóa - nghệ thuật.

2.1.1.4. Khái niệm di tích lịch sử cách mạng

Di tích lịch sử cách mạng là một bộ phận cấu thành hệ thống các di tích. Khác với các di tích tôn giáo tín ngưỡng như đình, đền, chùa, miếu là những địa điểm cụ thể, công trình kiến trúc có sẵn (nhà ở, đường phố), di tích lịch sử cách mạng là những công trình do con người tạo ra để phù hợp với mục đích sử dụng (địa đạo, hầm bí mật) gắn liền với những sự kiện nhân vật lịch sử cụ thể. Di tích lịch sử cách mạng là những bằng chứng sống động, được hình thành và gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời kỳ cách mạng, kháng chiến của quân, dân ta.

Như vậy, có thể hiểu: Di tích lịch sử cách mạng là những công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời kỳ cách mạng, kháng chiến

có ý nghĩa về mặt lịch sử, văn hóa, khoa học và giá trị tinh thần cho cộng đồng.

Từ khái niệm khoa học trên, có thể rút ra một số đặc điểm cơ bản về di tích lịch sử cách mạng như sau:

Một là, di tích lịch sử cách mạng mang giá trị lịch sử, lưu niệm, tưởng niệm (gắn với những sự kiện lịch sử, giai đoạn lịch sử, nhân vật lịch sử và danh nhân của đất nước trong thời kỳ cách mạng, kháng chiến).

Hai là, di tích lịch sử cách mạng là bằng chứng của một giai đoạn lịch sử, gắn liền với phong trào cách mạng của nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập (1930). Đây là một giai đoạn lịch sử làm thay đổi diện mạo và nâng cao vị thế của đất nước, dân tộc với nhiều cái mới được ra đời, thay thế cái cũ mà các giai đoạn lịch sử khác chưa từng có.

Ba là, di tích lịch sử cách mạng gắn với các sự kiện và nhân vật cách mạng trong các thời kỳ khó khăn nên hầu hết không được bảo quản ngay từ đầu. Các di tích gắn với khu kháng chiến thường ở trong rừng sâu, hẻo lánh với công trình kiến trúc tạm thời, lán trại, hầm hào, làm bằng các vật liệu dễ hư hỏng nên hầu hết đã bị

hư hỏng, biến đổi; các di tích là các bãi chiến trường thường bị biến dạng sau khi sự kiện diễn ra.

Bốn là, phần lớn các di tích gắn với sự kiện, nhân vật cách mạng, không mang đậm màu sắc tâm linh do đó chưa thu hút sự quan tâm của cộng cư dân địa phương

2.1.1.5. Khái niệm về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia

Di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia gắn với các sự kiện và nhân vật cách mạng qua các thời kỳ, là các công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu sự kiện, mốc lịch sử quan trọng của dân tộc hoặc gắn với anh hùng dân tộc, danh nhân, nhà hoạt động chính trị nổi tiếng có ảnh hưởng quan trọng đến tiến trình lịch sử của dân tộc.

Về phân loại, căn cứ vào lĩnh vực thì di tích được chia thành 04 loại: di tích lịch sử (di tích lưu niệm sự kiện, di tích lưu niệm danh nhân), di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích khảo cổ, danh lam thắng cảnh. Căn cứ vào giá trị tiêu biểu mà di tích phân thành 04 loại: di tích cấp tỉnh là di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương; di tích cấp quốc gia là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia; di tích quốc gia đặc biệt

là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia”.

Về thẩm quyền xếp hạng thì Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được

“quyết định xếp hạng di tích quốc gia, cấp bằng xếp hạng di tích quốc gia” [107].

“Trong trường hợp di tích đã được xếp hạng mà sau đó có đủ căn cứ xác định là không đủ tiêu chuẩn hoặc bị huỷ hoại không có khả năng phục hồi thì người có thẩm quyền quyết định xếp hạng di tích nào có quyền ra quyết định huỷ bỏ xếp hạng đối với di tích đó” [106].

Thủ tục xếp hạng di tích được quy định tại khoản 12, điều 1 của Luật Sửa đổi,

Bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009: “Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức kiểm kê di tích ở địa phương và lựa chọn, lập hồ sơ khoa học

để quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh; trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và

Du lịch quyết định xếp hạng di tích quốc gia” [107].

Như vậy, từ các khái niệm phân tích ở trên có thể hiểu: Di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia là công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu sự kiện, mốc lịch sử quan trọng của dân tộc hoặc gắn với anh hùng dân tộc, danh nhân, nhà hoạt động chính trị, văn hóa nổi tiếng có ảnh hưởng quan trọng đối với tiến trình lịch sử của

dân tộc trải qua 02 cuộc cách mạng, kháng chiến trường kỳ có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, giáo dục truyền thống cách mạng và giá trị tinh thần cho cộng đồng.

2.1.1.5. Khái niệm quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia

Thuật ngữ quản lý có nhiều cách diễn đạt khác nhau. Với nghĩa thông thường, phổ biến thì quản lý có thể hiểu là hoạt động nhằm tác động một cách có tổ chức và định hướng của chủ thể quản lý vào một đối tượng nhất định để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của con người. Tác động quản lý nhà nước đến đối tượng quản lý để đảm bảo các mục tiêu đề ra, chính vì thế quản lý nhà nước mang tính quyền lực. Vì vậy, quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước, được thực hiện bởi cơ quan nhà nước để duy trì, xác lập trật tự xã hội ổn định từ đó phát triển xã hội theo mục tiêu đã đề ra. Nội hàm của quản lý nhà nước thay đổi phụ thuộc vào chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia qua các giai đoạn lịch sử.

Quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia chính là sự định hướng, tạo điều kiện tổ chức, điều hành hoạt động bảo vệ, gìn giữ các di tích, làm cho các giá trị của di tích được phát huy tối đa theo chiều hướng tích cực. Quản

lý đối với di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia không chỉ đơn thuần là quản lý những giá trị vật thể của di tích mà quan trọng hơn là biết khai thác tối đa những giá trị văn hóa tinh thần để có tác động tích cực đến đời sống cộng đồng. Quản lý di tích lịch sử lịch sử cách mạng cấp quốc gia là một quá trình theo dõi, định hướng và điều tiết quá trình tồn tại và phát triển của các di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên một địa bàn cụ thể nhằm bảo tồn và phát huy tốt nhất giá trị của chúng và mang lại lợi ích to lớn, lâu dài cho cộng đồng dân cư.

Như vậy, quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia là hoạt động chấp hành, điều hành của các cơ quan nhà nước được tiến hành trên cơ sở pháp luật và thi hành luật pháp để điều chỉnh hành vi hoạt động của tổ chức, cá nhân trong quá trình tác động quản lý di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị di tích, lích sử, văn hóa góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục truyền thống cách mạng và tạo ra giá trị tinh thần cho cộng đồng.

Từ khái niệm quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia, có thể rút ra một số đặc điểm cơ bản về quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia như sau:

Một là, bảo quản di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia là hoạt động nhằm phòng ngừa và hạn chế những nguy cơ làm xuống cấp, hư hỏng mà không làm thay đổi những giá trị, yếu tố nguyên gốc vốn có của di tích lịch sử cách mạng.

Hai là, phục hồi di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia là hoạt động nhằm phục dựng lại di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia đã bị huỷ hoại do tác thời gian, môi trường, tác động ngoại cảnh trên cơ sở có được từ các cứ liệu khoa học về di tích lịch sử cách mạng đó.

Ba là, tu bổ di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia là hoạt động nhằm sửa chữa, gia cố, tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử cách mạng với mục đích đưa công trình đã xuống cấp, hư hỏng về nguyên trạng ban đầu, đảm bảo tính bền vững và thẩm mỹ toàn công trình nhằm phát huy giá trị lịch sử-văn hóa của di tích lịch sử cách mạng.

2.1.2. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia

2.1.2.1. Yếu tố chính trị

Yếu tố chính trị có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu quả của hoạt động của toàn

bộ hệ thống thể chế nhà nước, ảnh hưởng đến hoạt động quản lý xã hội nói chung

và ảnh hưởng về quản lý di sản nói riêng trong đó có di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia. Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia không những có giá trị văn hóa, lịch sử mà còn quảng bá hình ảnh đất nước chúng ta đến bạn bè quốc tế. Di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia là địa điểm lưu lại, ghi lại những sự kiện, dấu ấn lịch sử trọng đại của dân tộc trải qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Đến hôm nay, những di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia này không chỉ trở thành địa chỉ đỏ có ý nghĩa giáo dục tinh thần truyền thống cách mạng và lòng yêu nước đối với người dân, nhất là thế hệ đoàn viên thanh niên mà còn gắn với hoạt động phát triển kinh tế du lịch địa phương. Ngoài ra, hoạt động quy hoạch tổng thể hệ thống di tích không những có ý

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 42 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(252 trang)