CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG CẤP QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Di tích lịch sử - văn hóa được công nhận
Năm công nhận Quận
1 03 1976, 1988 Quận 1
2 01 1988 Quận 10
3 01 1988 Quận 3
4 01 1994 Gò Vấp
5 01 1994 Tân Bình
Tổng 07
(Nguồn: Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022 [133])
Chủ sở hữu tư nhân các di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia có quyền chiếm hữu, sử dụng và khai thác tài sản hiện có của di tích, tuy nhiên các chủ sở hữu không có toàn quyền định đoạt di tích. Cụ thể, chủ sở hữu không được tự tiện sửa chữa làm thay đổi nguyên trạng của di tích, nếu thấy di tích bị xuống cấp thì không được tự ý sữa chửa mà phải báo cáo đến cơ quan chức năng có thêm quyền để xem xét. Do đó, sự phối kết hợp giữa chủ sở hữu tư nhân và Nhà nước trong quá trình quản lý, sử dụng, khai thác và bảo tồn di tích lịch sử cách mạng quốc gia vô cùng cần thiết. Chủ sở hữu tư nhân có quyền lợi là được hưởng nguồn lợi từ di tích mang lại qua hoạt động du lịch, tham quan, đo đó chủ tư nhân phải tuân thủ quy định trong quá trình hoạt động khai thác sử dụng để bảo đảm mục đích bảo tồn và phát huy giá trị của di tích cách mạng cấp quốc gia.
3.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
3.2.1. Thực trạng xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
*Về xây dựng chiến lược:
Ủy ban nhân dân Thành phố đã xây dựng chiến lược về Chương trình hành động cho hoạt động bảo tồn cảnh quan kiến trúc đô thị trên địa bàn Thành phố năm
2013 [162], với các nhiệm vụ chiến lược cụ thể: Một là, lập danh mục các công trình quần thể kiến trúc, kiến trúc nghệ thuật và các công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu. Hai là, chú trọng hoạt động bảo tồn các di sản đô thị. Ba là, xây dựng các quy chế bảo tồn hệ thống di tích cũng như chế độ chính sách hỗ trợ cho hoạt động bảo tồn, trùng tu di tích cho các cá nhân, đơn vị có liên quan tham gia công tác quản lý di tích.
Trong chiến lược phát triển ngành văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn
2020 – 2025, xác định nhiệm vụ thực hiện quan trọng về bảo tồn và phát huy giá trị
di sản văn hóa kết hợp phát triển kinh tế du lịch địa phương cũng như lập kế hoạch trùng tu, tôn tạo, tu sửa các di tích lịch sử văn hóa cấp thiết.
*Về xây dựng quy hoạch:
Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng quy hoạch chung với mục tiêu kinh tế bền vững, cân bằng sự hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo tồn di tích theo hướng thúc đẩy liên kết vùng để đóng góp cho sự phát triển của khu vực phía Nam và cả nước. Bên cạnh đó, Thành phố được quy hoạch để trở thành một địa phương dẫn đầu cả nước trên các lĩnh vực và phát triển nguồn lực văn hóa. Tăng cường đầu tư trùng tu, tôn tạo hệ thống di tích trong gia đoạn từ nay đến năm 2025, để tạo ra sản phẩm liên kết vùng trong phát triển du lịch của địa phương, khai thác sản phẩm du lịch đối với di tích cấp quốc gia, di tích quốc gia đặc.
Ngoài ra, Thành phố Hồ Chí Minh chú trọng đến hoạt động phát triển kinh tế
du lịch gắn với di sản văn hóa các vùng miền làm đa dạng phong phú các loại hình sản phẩm du lịch. Các địa điểm phát triển di tích lịch sử cách mạng quốc gia gắn với phát triển du lịch như Khu du lịch Rừng Sác, hay sản phẩm du lịch hướng về tâm linh như Đình Bình Đông, Đình Phong Phú.
Từ năm 2015 đến năm 2017, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành hai Quyết định số 4741/QĐ-UBND ngày 23/92015 và Quyết định số 2192/QĐ-UBND ngày 08/5/2017 đồng ý phê duyệt về tái hiện, tôn tạo khu di tích lịch sử chiến khu Rừng Sác, đồ án quy hoạch theo tỷ lệ 1/500 với diện tích 6,09 ha
và quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 với diện tích 37,0139 ha. Khu Di tích được quy hoạch tái hiện, tôn tạo nhằm tri ân những thế hệ cha ông đã chiến đấu anh dũng, đồng thời để giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống cách mạng. Bên cạnh đó việc tái hiện, tôn tạo khu di tích Rừng Sác gắn với bảo tồn, phát triển khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ.
Tu bổ, phục dựng cảnh quan di tích địa đạo Phú Thọ Hòa, điều chỉnh thời gian thực hiện dự án đến hết năm 2021 theo phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư tu bổ, phục dựng cảnh quan di tích địa đạo Phú Thọ Hòa của Ủy ban nhân dân Thành phố
Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 571/QĐ-UBND ngày 23/02/2021 [149].
Để nắm được tình hình thực tiễn công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể hệ thống di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến 02 đối tượng là những người quản lý trực tiếp (nhận được 183 phiếu trong đó có 179 ý kiến trả lời) và đối tượng
là người dân (thu được 160 phiếu trong có 159 ý kiến trả lời).
Kết quả khảo sát những người quản lý trực tiếp (công chức, viên chức, chủ sở hữu di tích có liên quan trực tiếp đến hoạt động quản lý về di tích) đối với hoạt động xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể hệ thống di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia có 179 ý kiến trả lời, trong đó có 19 ý kiến đánh giá ở mức độ rất tốt, 70,9% ý kiến đánh giá mức độ tốt, còn lại 10,1 ý kiến đánh giá mức độ chưa tốt (PL6, tr.201.). Còn đối với người dân, kết quả khảo sát thu được 159 ý kiến trả lời, trong đó có 14,5 ý kiến đánh giá ở mức độ rất tốt, 68,6 ý kiến đánh giá mức độ tốt, còn lại 16,9% ý kiến đánh giá mức độ chưa tốt (PL7, tr.214). Qua kết quả khảo sát cho thấy sự nhìn nhận khác nhau của 02 đối tượng, đặc biệt ở mức độ chưa tốt (10,1%/16,9 ). Chúng ta biết khi xây dựng một chiến lược, quy hoạch tổng thể về
di tích thì Nhà nước phải có sự bảo đảm kỹ về nghiên cứu, khảo sát hiện trạng di tích, các hoạt động sinh sống của cộng đồng dân cư có tác động đến hoạt động du lịch và xác định giá trị đặc trưng của di tích nhằm phát triển du lịch bền vững, liên kết vùng giúp phát triển kinh tế địa phương, chứ không phải xây dựng chiến lược rồi để hoang mà không khai thác làm lãng phí nguồn ngân sách và nguồn vốn huy động đầu tư. Bên cạnh đó, hoạt động khảo sát, phân tích, đánh giá hiện trạng quy
hoạch cảnh quan kiến trúc, điều chỉnh các khu vực bảo vệ di tích cũng như các dự
án có liên quan hỗ trợ bảo tồn, phát huy giá trị di tích là các yếu tố quan trọng khi xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể hệ thống di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia. Các chiến lược quy hoạch tổng thể trên địa bàn Thành phố trong những năm vừa qua vẫn chưa chú trọng về quy hoạch hệ thống di tích nói chung và di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia nói riêng. Do vậy, các di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia vẫn chưa thể sử dụng, khai thác hết tiềm năng để góp phần thúc đẩy phát triển ngành du lịch địa phương.
*Về xây dựng kế hoạch:
Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh đã có kế hoạch tu bổ, phục hồi di tích trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021-2025 đối với 93 di tích [111], trong đó có 11 di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia được đề xuất chủ trương tu
bổ, phục hồi di tích giai đoạn 2021-2015.
Bảng 3.6. Di tích lịch sử cách mạng cấp cấp gia được đề xuất chủ trương tu bổ,
phục hồi giai đoạn 2021-2025
Stt Tên công trình, dự án Nguồn vốn
1 Tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Địa điểm lưu niệm Chủ
tịch Tôn Đức Thắng tại khu vực Ba son Ngân sách Thành phố
2 Cơ sở giấu vũ khí của Biệt động Thành đánh dinh
Độc Lập năm 1968, Quận 3 Ngân sách Thành phố
3 Cơ sở Ban tuyên huấn Xứ ủy Nam Bộ, Quận 3 Ngân sách Thành phố
4 Tu bổ Khu trại giam bệnh viện Chợ Quán, nơi đồng
chí Trần Phú hy sinh Ngân sách Thành phố
5 Tu bổ Khu di tích Ngã Ba Giồng Ngân sách Thành phố
6 Di tích Bót Dây Thép Ngân sách thành phố
Thủ Đức
7 Hầm in bí mật tài liệu của Ban Tuyên huấn Hoa vận
thời kỳ chống Mỹ cứu nước, Quận 6 Ngân sách Quận 6
8 Tu bổ di tích cấp quốc gia Cơ sở in ấn của Hội ủng
hộ Vệ quốc đoàn Ngân sách Quận 10
9 Tu bổ di tích đình Phong Phú, Quận 8 Nguồn vốn khác
10 Tu bổ, tôn tạo Tịnh xá Ngọc Phương, quận Gò Vấp Nguồn vốn khác
11 Di tích lịch sử mộ Phân Châu Trinh, quận Tân Binh Nguồn vốn khác
(Nguồn: Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 [111])
Trên cơ sở đó, Sở Văn hóa và Thể thao và các địa phương đã lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư trình các cấp thẩm quyền với 8 dự án ưu tiên mức 1, tổng mức đầu tư ước tính 440 tỉ đồng. Đối với dự án tu bổ, tôn tạo di tích tại xí nghiệp
Ba Son dự kiến hoàn thành trong quý 1 năm 2025, với quy mô thực hiện khoảng 6.000m2, tổng kinh phí 230 tỉ đồng. Đề án này nhằm tu bổ, tôn tạo di tích xứng tầm
di tích cấp quốc gia, là địa điểm ghi dấu sự kiện lịch sử gắn liền với thân thế, sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Khi công trình hoàn thành có thể đáp ứng nhu cầu về tham quan, nghiên cứu và tìm hiểu về lịch sử của người dân địa phương, du khách trong và ngoài nước.
Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất văn bản gửi Ủy ban nhân dân Thành phố về việc phục dựng Trại Davis nằm trên địa bàn quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Theo công văn chỉ đạo của Thành phố thì Trung tâm Bảo tồn và phát huy di tích lịch sử - văn hóa đã tổ chức tọa đàm Hội thảo khoa học trên
cơ sở các tài liệu khoa học, lý lịch di tích và ý kiến của các nhân chứng lịch sử để có căn cứ Sở Văn hóa và Thể thao giao cho Trung tâm Bảo tồn Di tích, Bảo tàng Thành phố phối hợp với Bộ Tư lệnh Quân khu 7 tiếp tục lập đề án phục dựng Di tích Lịch sử quốc gia Trại Davis theo trình tự các bước gồm: Lập đề cương tổng quát; Lập đề cương trưng bày; Lập dự án, thiết kế phục dựng và trưng bày. Các quy trình thực hiện tuần tự theo đúng quy định và có ý kiến thẩm định của các nhà khoa học. Thành phố cũng đã thống nhất với Bộ Quốc phòng giao Quân khu 7 thực hiện, hoàn thiện xây dựng đề án. Cơ quan quản lý văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh cùng
hỗ trợ về chuyên môn lập hồ sơ phục dựng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ kiểm tra và thẩm định nội dung liên quan theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo giữ gìn giá trị gốc của di tích, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa. Thành phố thường xuyên chỉ đạo Sở Văn hóa và Thể thao có kế hoạch kiểm
kê di tích hàng năm, trong đó bao gồm các công trình di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia, thống kê và tổng hợp từ các phòng văn hóa thông tin từ các quận/huyện. Trên cơ sở đó, Thành phố Hồ Chí Minh lên kế hoạch bảo tồn các di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia đã và đang xuống cấp, trong đó ưu tiên cho các di tích đang xuống cấp trầm trọng nhằm phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia
để thúc đẩy hoạt động du lịch trên địa bàn. Thành phố cũng đã tiến hành tu sửa cấp thiết công trình di tích lịch sử Bót Dây Thép theo Quyết định số 5185/QĐ-UBND ngày 19/11/2018 và hoàn thành kế hoạch kiện toàn nhân sự Ban Chỉ đạo tái hiện, tôn tạo Di tích lịch sử chiến khu Rừng Sác, huyện Cần Giờ theo Quyết định số 3969/QĐ-UBND ngày 19/9/2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Để nắm được tình hình thực tiễn công tác xây dựng kế hoạch kiểm kê di tích
và bảo tồn, trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến 02 đối tượng là những người quản lý trực tiếp (nhận được 183 phiếu trong đó có 179 ý kiến trả lời)
và đối tượng là người dân (thu được 160 phiếu trong có 160 ý kiến trả lời).
Kết quả khảo sát những người quản lý trực tiếp (công chức, viên chức, chủ sở hữu di tích có liên quan trực tiếp đến hoạt động quản lý về di tích) hoạt động xây dựng kế hoạch kiểm kê di tích và bảo tồn, trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia có 179 ý kiến trả lời, trong đó có 19 ý kiến đánh giá ở mức độ rất tốt, 68,2 ý kiến đánh giá mức độ tốt, còn lại 17 ý kiến đánh giá mức độ chưa tốt (PL6, tr.202). Còn đối với người dân thu được có 160 ý kiến trả lời, trong đó có 11,9 ý kiến đánh giá ở mức độ rất tốt, 68,1 ý kiến đánh giá mức độ tốt, còn lại
20 ý kiến đánh giá mức độ chưa tốt (PL7, tr.214). Qua kết quả khảo sát cho thấy
sự nhìn nhận khác nhau nhưng không quá chênh lệch của 02 đối tượng, đặc biệt ở mức độ chưa tốt (17%/20%). Chúng ta biết khi xây dựng kế hoạch kiểm kê di tích
và bảo tồn, trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia luôn đảm bảo sự phối hợp của Sở Văn hóa và Thể thao với các cấp chính quyền địa phương
cơ sở cũng như các Ban quản lý di tích ở địa phương tiến hành rà soát, kiểm kê, đánh giá tình hình hiện trạng của di tích còn đủ tiêu chuẩn để tiếp tục xếp hạng cấp quốc gia hay không. Trường hợp, di tích bị xuống cấp cần nhanh chóng làm thủ tục
đề xuất, báo cáo để trùng tu kịp thời tránh tình trạng xây dựng kế hoạch qua loa, không có sự phối kết hợp nhịp nhàng. Hiện nay, công tác xây dựng kế hoạch kiểm
kê di tích theo định kỳ chứ chưa chú trọng xây dựng kế hoạch kiểm kê, kiểm tra đột xuất, thường xuyên nhằm phát hiện những vấn đề phát sinh để giúp công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích kịp thời.
Có thể thấy rằng, các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản nói chung và di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
3.2.2. Thực trạng ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động quản lý và bảo tồn di sản văn hóa nói chung và di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia ngày càng hoàn thiện. Từ khi Luật Di sản văn hóa năm 2001 được sửa đổi, bổ sung và có hiệu lực năm 2009 thì các văn bản hướng dẫn Luật thi hành tiếp tục được nghiên cứu, xây dựng. Hầu hết, các văn bản được cụ thể hóa và giải quyết được những vấn đề còn vướng mắc, đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong công tác bảo tồn di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia góp phần phát triển kinh tế du lịch của địa phương. Trên cơ sơ các văn bản pháp luật quy định về di sản thì Ủy ban Thành phố Hồ Chí Minh đã kịp thời ban hành, triển khai thực hiện phù hợp với điều kiện của địa phương cụ thể Quyết định số 923/QĐ-UBND ngày 07/03/2017 về phê duyệt Danh mục kiểm kê di tích lịch sử - văn hóa danh lam thắng cảnh giai đoạn 2016 – 2020 và Quyết định số 2751/QĐ-UBND về Chương trình hành động trong công tác bảo tồn cảnh quan kiến trúc đô thị với mục tiêu xác định các yêu cầu, đối tượng và quan điểm định hướng trong công tác bảo tồn cảnh quan kiến trúc trên địa bàn Thành phố liên quan đến bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn giai đoạn 2010-2020. Bên cạnh đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo tổ chức triển khai và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của chính phủ và Bộ đến các địa phương trên địa bàn nhanh chóng và kịp thời trong công tác quản lý về di tích. Thành phố đã kịp thời xây dựng cụ thể hóa các văn bản pháp luật quy định đối với hoạt động quản lý nhà nước về di tích phù hợp địa phương, tuy nhiên vẫn chưa có văn bản quy định hoạt động quản lý về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia và các văn bản quy định vẫn còn mang tính chung chung, do đó vẫn còn khó khăn trong quá trình thực hiện quản
lý đối với loại hình di tích này.