CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG CẤP QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1. Khái quát về điều kiện phát triển và di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
3.1.1. Khái quát về điều kiện phát triển Thành phố Hồ Chí Minh
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Nằm trong vùng nhiệt đới, nhiệt độ cao với 2 mùa rõ rệt. Bình quân độ ẩm không khí đạt 79,5%/ năm. Thời tiết và khí hậu là hai yếu tố có tác động, ảnh hưởng đến hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn theo thời gian. Ngoài ra, sự ổn định địa chất của vùng quanh di tích có thể ảnh hưởng đến bảo tồn di tích. Các yếu tố như động đất, sụt lún, và lũ lụt có thể gây tổn thất nghiêm trọng cho di tích lịch sử nếu không được quản lý hiệu quả. Bên cạnh đó, tài nguyên tự nhiên như đá, gỗ, và đất có thể được sử dụng để xây dựng, duy trì, và phục hồi di tích lịch sử. Do đó, tài nguyên này cần được quản lý bền vững để đảm bảo sự bảo tồn của di tích.
Đặc thù điều kiện tự nhiên có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của di tích lịch sử
và môi trường xung quanh như các hiện tượng thiên nhiên như bão táp, cháy rừng, sạt lỡ có thể đe dọa di tích lịch sử và cần được quản lý để đảm bảo an toàn. Cũng cần chú trọng về các loài động vật và sinh thái học trong khu vực quanh di tích có thể cần được bảo vệ và quản lý để đảm bảo rằng họ không gây tổn hại cho di tích hoặc rút ngắn tuổi thọ của nó. Sự biến đổi khí hậu, môi trường tự nhiên và thảm thực vật có thể ảnh hưởng đến ảnh hưởng đến di tích lịch sử theo thời gian và khả năng bảo tồn và phục hồi di tích lịch sử. Môi trường, biến đổi khí hậu có thể gây hủy hoại, gây xuống cấp cho cấu trúc của di tích lịch sử. Do đặc thù của nước ta, di tích lịch sử cách mạng rất đa dạng, phong phú, tài liệu ghi chép về di tích thường rất
ít, dễ biến dạng theo mục đích sử dụng, theo thời gian và theo thời tiết. Vì vậy, các
di tích này vừa khó bảo tồn vừa khó phát huy tác dụng nếu không được quan tâm
đặc biệt. Các biện pháp quản lý cần phải điều chỉnh để đảm bảo bảo tồn và duy trì
di tích trong bối cảnh biến đổi này.
3.1.1.2. Điều kiện chính trị - hành chính
Ở Việt Nam, mối quan hệ giữa chính trị và hành chính được đặt trong cơ chế vận hành của hệ thống chính trị là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và xác định vai trò, vị trí quan trọng của văn hóa trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc với tinh thần trân trọng, kế thừa, phát huy giá trị di sản văn hóa của thế hệ cha ông nhằm giáo dục các thế hệ mai sau trong xây dựng, phát triển đất nước. Chính trị và hệ thống pháp lý của quốc gia có ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử. Việt Nam, môi trường chính trị ổn định và khung pháp lý rõ ràng tạo ra môi trường thuận lợi cho công tác bảo tồn và quản lý di tích. Sự ổn định chính trị trong một quốc gia có thể ảnh hưởng đến khả năng thực hiện quản lý di tích. Sự bất ổn chính trị có thể dẫn đến thay đổi trong quy định và tài trợ cho di tích, gây rủi ro cho bảo tồn các di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia.
Hành chính nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý nguồn lực tài chính cho di tích. Hiện nay, Chính phủ nói chung cũng như Thành phố Hồ Chí Minh luôn quan tâm nguồn chi ngân sách nhà nước, xã hội hóa trong hoạt động quản lý di tích nhằm đảm bảo có nguồn vốn kịp để bảo tồn, trùng tu các di tích lịch
sử cách mạng cấp quốc gia quan trọng. Quy định về quản lý và áp dụng luật pháp liên quan đến quản lý di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia, bao gồm việc xác định khu vực bảo vệ, quyền sở hữu đất đai và quản lý du lịch. Công tác quản lý nhà nước tham gia vào các hoạt động hợp tác quốc tế, làm việc với các cấp chính quyền địa phương để đảm bảo công tác quản lý di tích hiệu quả tại cơ sở.
3.1.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương giữ vai trò đầu tàu kinh tế cả nước, tổng sản phẩm GRDP năm 2022 đạt 1.479.227 tỷ đồng, so với năm 2010 đạt 1.021.894 tỷ đồng, tăng 9,03 . Tình hình kinh tế của Thành phố có thể ảnh hưởng đến nguồn lực mà Thành phố có sẵn để chi đầu tư vào hoạt động trùng tu di tích.
Khi nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, Thành phố có thể dễ dàng cung cấp kinh phí
để duy trì, bảo tồn và khôi phục di tích.
Ngành du lịch có thể tạo ra cơ hội kinh tế lớn cho Thành phố Hồ Chí Minh thông qua việc thu hút khách du lịch đến tham quan các di tích. Tuy nhiên, tăng cường du lịch cũng có thể gây áp lực lên cho hoạt động bảo tồn di tích và yêu cầu quản lý chặt chẽ để đảm bảo công tác bảo tồn được hiệu quả hơn.
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố có mật độ và có số dân đông nhất so với các tỉnh, thành phố trên cả nước. Di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia nằm trong khu vực quy hoạch đô thị, khi ưu tiên mục đích phát triển kinh tế xã hội của Thành phố sẽ làm ảnh hưởng đến bản sắc văn hóa của đô thị Sài Gòn-TP. Hồ Chí Minh nói chung và di tích lịch sử cách mạng quốc gia nói riêng. Di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia giúp người dân trong nước và khách du lịch nước ngoài tăng thêm nhận thức về lịch sử và văn hóa của một quốc gia, một địa phương, về nét đặc trưng, tiêu biểu của Thành phố mang tên Bác, có giá trị về mặt lịch sử và văn hóa được sử dụng để giáo dục cộng đồng.
Quản lý di tích cũng liên quan đến hoạt động quy hoạch đô thị và xây dựng, đặc biệt trong các khu vực có ý nghĩa và giá trị về mặt lịch sử. Thành phố Hồ Chí Minh cần đảm bảo rằng việc phát triển và xây dựng mới không ảnh hưởng đến tính nguyên thủy và vẻ đẹp của di tích. Quản lý di tích là nhiệm vụ quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa của di tích. Sự tác động kinh tế
và xã hội làm ảnh hưởng đến việc bảo tồn, trùng tu di tích nên đòi hỏi chính quyền Thành phố cần quan tâm và quản lý chặt chẽ hơn đối với công tác quản lý di tích.
3.1.2. Khái quát về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
3.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Di tích lịch sử cách mạng ở Thành phố Hồ Chí Minh được hình thành qua các thời kì lịch sử và công cuộc đấu tranh giành quyền tự do, độc lập, thống nhất tổ quốc của nhân dân Thành phố và cả nước trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp
và chống Mĩ. Những di tích ở Thành phố Hồ Chí Minh là những dấu ấn về lịch sử -
văn hóa. Di tích lịch sử cách mạng ở Thành phố Hồ Chí Minh có đặc điểm khá đặc thù riêng, ở chỗ hầu hết là công trình, địa điểm đều gắn liền với nhân vật, sự kiện lịch tiêu biểu của hai thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ; nhiều di tích lịch sử trong nội thành là cơ sở bí mật của cách mạng, do tổ chức cá nhân tự đứng ra thuê hoặc mua để sử dụng hoặc người dân có lòng yêu nước tự nguyện đóng góp, hiện nay nằm rải rác trong khu vực khu dân cư, có nhiều khó khăn trong việc phục hồi yếu tố gốc và bảo vệ di tích. Các di tích lịch sử được phân bố ở các huyện ngoại thành đa phần là căn cứ kháng chiến, do tác động môi trường và thời gian nên nhiều di tích không còn nguyên trạng, khó phục hồi về nguyên gốc nên phần lớn chỉ bảo tồn dưới dạng bia kỉ niệm. Và trong thời kì hiện nay, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng diễn ra trên cả nước nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, nhiều cơ sở hạ tầng phát triển, dân số tăng nhanh, đòi hỏi nơi ở cũng tăng lên. Do đó, cũng có phần ảnh hưởng đến các cơ sở di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia, đặc biệt là các di tích
do tư nhân quản lý. Vì vậy, Thành phố cần có chủ trương để gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích trên địa bàn.
Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành danh mục kiểm kê di tích trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh với số lượng các công trình, địa điểm đã được quyết định xếp hạng di tích trên địa bàn (đến tháng 10/2022) với 185 di tích đã quyết định xếp hạng. Trong đó có 02 di tích được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt; 58 được xếp hạng di tích quốc gia (02 di tích khảo cổ học, 32 di tích kiến trúc nghệ thuật, 24 di tích lịch sử) và 125 di tích được xếp hạng di tích cấp thành phố (75 di tích kiến trúc nghệ thuật, 50 di tích lịch sử).
Nhiều di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là địa chỉ đỏ, được xem như bằng chứng sống, gắn liền những năm tháng đấu tranh dựng nước, giữ nước, hào hùng, bất khuất của thế hệ cha ông ta qua nhiều giai đoạn lịch sử cách mạng. Các di tích lịch sử ghi dấu những chiến công oanh liệt, hiển hách qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. Các di tích lịch sử là địa chỉ hoạt động cách mạng không chỉ là cơ quan đầu não trong trận kháng chiến chống Mỹ ở khu vực đô thị mà nơi đây còn chứa đựng những tình cảm thiêng liêng quý báu giữa quân và dân. Trong thời gian qua, Đảng,
Nhà nước cũng như chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh luôn quan tâm, chú trọng thực hiện công tác công giữ gìn, tu bổ các di tích lịch sử, đặc biệt là di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia, mang ý nghĩa giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau, đó là cách hiệu quả để giáo dục, tuyên truyền về truyền thống yêu nước, anh hùng, bất khuất của dân tộc cho các thế hệ người Việt Nam. Các di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia có giá trị lịch sử quan trọng và có thể được xem như biểu tượng của cách mạng. Các di tích cách mạng cấp quốc gia
có thể đòi hỏi các biện pháp đặc biệt để bảo tồn và phục hồi bao gồm việc bảo vệ các cấu trúc lịch sử, bảo dưỡng các hiện vật cách mạng, và khôi phục những di tích
bị hỏng. Di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố thường được sử dụng cho mục đích giáo dục và tôn vinh và được kể lại câu chuyện về cách mạng và giáo dục khách du lịch và thế hệ trẻ khi đến tham quan. Do vậy, di tích lịch
sử cách mạng có giá trị lịch sử và ý nghĩa quan trọng trong hợp tác quốc tế nhằm bảo tồn và quản lý di tích hiệu quả hơn. Quản lý di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia chú trọng đến giá trị lịch sử, giáo dục và tôn vinh giá trị của di tích.
3.1.2.2. Di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia tiêu biểu
*Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt:
1. Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Dinh Độc Lập. Dinh Độc Lập không những
là một di tích lịch sử với nét kiến trúc độc đáo kết hợp sự hài hoà giữa lối kiến trúc hiện đại với lối kiến trúc truyền thống phương Ðông. Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Dinh Độc Lập là bảo chứng lịch sử, là di tích của những cuộc chiến khốc liệt để dành được độc lập. Dinh Độc Lập không chỉ mang nét đẹp văn hóa mà còn có ý nghĩa to lớn về giá trị lịch sử được lưu truyền cho thế hệ mai sau. Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Dinh Độc Lập là một trong những địa điểm tham quan du lịch hấp dẫn nhất Sài Gòn, đã thu hút số lượng lớn khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan. Dinh Độc Lập có những giá trị đặc biệt, do đó vào ngày 25/6/1976
đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin đặc cách xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia theo Quyết định số 77A/VH-QĐ. Đến 12/8/2009, di tích lịch sử quốc gia Dinh Độc Lập đã được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 1272/QĐ-TTG về công nhận xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.
2. Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Địa đạo Củ Chi
Khu Di tích Lịch sử Địa đạo Củ Chi là công trình quân sự, chứng tích lịch sử cách mạng quốc gia đặc biệt và được thế giới biết đến. Địa đạo Củ Chi được hình thành và tiếp nối phát triển thành hệ thống địa đạo hoàn chỉnh có đường xương sống
đi khắp các làng, xã, cùng với hệ thống bãi tử địa, hầm chông…tạo thế trận liên hoàn, hiểm hóc, phát huy sức mạnh đại đoàn kết của quân và dân ta trong hai cuộc trường kỳ kháng chiến với sự chiến đấu kiên cường, bất khuất, đánh trả quyết liệt để bảo vệ được căn cứ, Bộ Chỉ huy và bảo vệ các đồng chí lãnh đạo Khu ủy. Khu Địa Đạo Củ Chi được đánh giá là công trình đánh giặc vĩ đại và độc đáo của bậc nhất Việt Nam trong thời kháng chiến. Địa đạo Củ Chi được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt bao gồm Địa đạo Bến Dược (Căn cứ Bộ Tư lệnh Quân khu Sài Gòn - Gia Định (Khu A), Căn cứ Khu ủy Sài Gòn - Gia Định (Khu B) và Địa đạo Bến Đình (Căn cứ Huyện ủy Củ Chi) theo Quyết định số 2367/QĐ-TTg ngày 23/12/2015. Di tích lịch sử cách mạng đặc biệt Địa đạo Củ Chi trở thành địa điểm
về nguồn, tham quan du lịch hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước. Năm 2022, Khu di tích Địa Đạo Củ Chi đón hơn 300.00 lượt khách du lịch đến tham quan.
*Một số di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia tiêu biểu:
1. Di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia Căn cứ Rừng Sác thuộc địa bàn huyện Cần giờ, ngày ấy được xem là căn cứ nổi, sát nách Sài Gòn – Gia Định về hướng đông nam, nơi có con sông Lòng Tàu là đường huyết mạch vận chuyển, tiếp
tế hậu cần cho bộ máy chiến tranh khổng lồ với hàng triệu quân Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Khu căn cứ Rừng Sác được nhiều du khách biết đến với quá khứ hào hùng của Đội Đặc công Rừng Sác. Chiến khu rừng Sác được phục dựng thành một điểm tham quan hấp dẫn có giá trị lịch sử và giáo dục truyền thống tinh thần chiến đấu anh dũng của quân dân Nam Bộ. Năm 2004, Căn cứ Rừng Sác được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia.
2. Dinh Quận Hóc Môn là nơi để lại nhiều sự kiện đấu tranh nổi bật suốt chặng đường dài lịch sử từ năm 1885 đến ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước của nhân dân 18 thôn vườn trầu. Sau khi hạ được Đại đồn Chí Hòa, thực dân Pháp xây dựng tại nơi đây một ngôi nhà gỗ cao ba tầng dùng làm đồn
binh. Ngày nay, Dinh Quận Hóc Môn được chọn làm Bảo tàng huyện, nơi đây tập trung nhiều tư liệu trưng bày, minh họa các giai đoạn lịch sử thăng trầm cũng như khí thế đấu tranh cách mạng của quân và dân trong huyện Hóc Môn qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Một tượng đài đặt trước di tích Dinh Quận Hóc Môn thể hiện gương hy sinh bất khuất của quân và dân 18 thôn vườn trầu. Đến năm 1993, Dinh Quận Hóc Môn được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia [187].
3. Ngã Ba Giồng tọa lạc trên địa phận thôn Xuân Thới Tây thuộc 18 thôn vườn trầu xưa được hình thành từ những năm 1698 đến năm 1731. Di tích Ngã Ba Giồng có ý nghĩa thiêng liêng, là nơi ghi lại tội ác man rợ của thực dân Pháp và đó cũng là nơi mà đồng bào ta đã thể hiện tinh thần chiến đấu anh dũng, kiên cường và
sự hy sinh cao cả trong cuộc khởi nghĩa Nam kỳ (23/11/1940). Khi đất nước thống nhất, chính quyền địa phương huyện Hóc Môn đã khôi phục và tôn tạo khu di tích lịch sử Ngã Ba Giồng với mục đích giáo dục truyền thống cho người dân và nhất là giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ. Đến năm 2002, Ngã Ba Giồng được Bộ Trưởng Bộ Văn hóa ký quyết định số 39/2002/QĐ-BVHTT ngày 30/12/2002 công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia và chịu sự quản lý của Ban Quản lý khu tưởng niệm Liệt sĩ Ngã Ba Giồng (trực thuộc UBND huyện Hóc Môn).
4. Cơ sở in ấn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn nằm trên đường Ngô Gia Tự. Phường 9, Quận 10, là một căn hầm bí mật mang mật danh “Hầm B” và đưa vào sử dụng từ tháng 7 năm 1952, được đánh giá là căn hầm thiết kế khéo léo nhất trong nội thành sài gòn thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn đào dưới nền căn nhà ở địa chỉ nói trên; nguyên thủy là một căn nhà gỗ, ván vách, diện tích 62m2 (6,2m x 10m); Nhà được ngăn đôi: một bên để ở và đào hầm bí mật để in
ấn tài liệu của Hội ủng hộ vệ quốc đoàn; một bên là cơ sở làm đàn để ngụy trang; toàn bộ khuôn viên được rào bởi hàng rào tre. Hầm Bí mật B được đào vào ngày 03/02/1952, hoàn tất vào ngày 19/5/1952, trước tháng 8/1954 là văn phòng Hội Ủng
hộ vệ quốc đoàn [188].
5. Hầm biệt động Sài Gòn hiện nay là căn nhà số 287/70 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 5, Quận 3. Hầm biệt động Sài Gòn là căn hầm bí mật, là nơi cất giấu gần 2