1. Kết luận
Từ việc nghiên cứu biện pháp nâng cao kỹ năng giao tiếp của SV khoa Du lịch, trường ĐHHL và kết quả nghiên cứu thu được, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
Ngay từ lúc mới ra đời, nhờ có tiếp xúc với người khác, với xã hội mà nhân cách con người được hình thành và phát triển. Khi con người đã trưởng thành, vai trò của giao tiếp trong sự phát triển nhân cách không hề giảm đi. Thông qua giao tiếp con người có thê điều chỉnh hành vi của mình cũng như hành ví người khác theo mục tiêu nhất định.
Những KNGT có thể hình thành một cách tự phát nhưng những KN đó không thế phát triển cao nếu không có những tác động tự giác. KNGT của mỗi người rất khác nhau, chúng phụ thuộc vào môi trường sống: đặc điểm giới tính, nghề nghiệp, văn hoá vùng miền.
Tác động môi trường xã hội có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành và phát trién KNGT của con người. Muốn có được KNGT tốt, mỗi người phải học tập, rèn luyện tích cực.
KNGT của SV khoa Du lịch trường ĐHHL đạt mức trung bình khá. Kết quả này phù hợp với giả thuyết đưa ra, những con số thống kê nêu trong kết quả về KNGT của SV cho thấy những SV chưa đáp ứng được yêu cầu học tập và công tác sau này của họ. Chúng tôi đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp của sinh viên như sau:
- Hình thành nhận thức, nhu cầu, động cơ rèn luyện KNGT.
- Trang bị tri thức lý thuyết về giao tiếp.
- Cung cấp những bài tập rèn luyện KNGT.
- Tổ chức các hoạt động dạy học tích cực.
- Tổ chức hướng dẫn cho SV tập xử lý tình huống du lich.
- Bồi dưỡng khả năng tự đánh giá kỹ năng giao tiếp trong SV.
37
- Xây dựng mối quan hệ bình đắng, đoàn kết giữa các SV, tạo sự tự tin trong giao tiếp cho SV.
2. Khuyến nghị
2.1. Về phía nhà trường
Nhà trường cần mạnh đạn yêu cầu cao hơn nữa về việc GV đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của người học. Đồng thời nên ủng hộ và tạo điều kiện hơn nữa cho những hoạt động tổ chức để rèn luyện KNGT cho SV.
Nha trường cần đưa ra những quy định chung về văn hoá giao tiếp trong trường học, tạo ra môi trường giao tiếp lịch thiệp giữa con người với nhau. Chính điều này giúp SV có ý thức hơn trong việc tự rèn luyện KNGT.
2.2. Về phía giảng viên của trường ĐHHL,
- Đối với giảng viên dạy môn Giao tiếp kinh doanh
+ GV cần khai thác sâu và mở rộng hơn nữa kiến thức về KNGT cho §V.
+ Cân xây dựng lại đê cương chi tiết môn học sao cho đi sát với yêu câu của cuộc sông hơn.
+ GV nên bỏ đi phương pháp thầy đọc, trò ghi; hướng các em vào hoạt động
tự học, tự nghiên cứu trên cơ sở hướng dẫn của thầy. Chính lỗi học này các em mới
có thê tích luỹ được nhiều kiến thức về KNGT. Đề tích luỹ kiến thức về KNGT GV cần giới thiệu nhiều sách đề SV tự đọc, tự nghiên cứu.
+ Trong quá trình giảng dạy, GV nên cố gắng đưa ra những tình huống có thực để minh hoạ cho việc vận dụng KNGT mang lại thành công trong cuộc sống, đồng thời SV lây hứng thú học tập về giao tiếp từ thành công và kinh nghiệm sống dày dặn của người thây.
- Đối với GỮ toàn trường nói chung
GV nên xoá bỏ hoàn toàn phương pháp dạy học truyền thụ một chiều. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học. Học theo phương pháp này SV có nhiều cơ hội được rèn luyện KNGT. Sự tương tác giữa thầy và trò, giữa bạn bè với nhau... là điều kiện tốt đề SV thực hành KNGT. Kết hợp với học tr1 thức SV học được kỹ năng sống.
2.3. Về phía gia đình
Các bậc phụ huynh cần có sự quan tâm theo dõi, kiếm soát về thời gian rèn luện kỹ năng giao tiếp của SV một cách thường xuyên, tíchcực và có hiệu quả.
38
2.4. Về phía bản thân sinh viên SV
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, không được nghĩ rằng việc giao tiếp có kỹ năng khi ra trường đi làm mới cần thiết và lúc
ấy sẽ rèn luyện.
Cần phải chủ động trong giao tiếp. Có nghĩa là chủ động thiết lập mối quan
hệ, gợi chuyện, bắt chuyện, làm quen.
Trong quá trình giao tiếp luôn ý thức rút ra những bài học thực tiễn về giao tiếp đề hoàn thiện KNGT của bản thân.
39